Phát huy tiếng nói có trọng lượng của những nông dân uy tín
Ngày 16.8, Sở tư pháp TP.Hải Phòng phối hợp với UBND quận Kiến An và Hội Nông dân thành phố tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật Tố tụng hành chính và Luật Đất đai năm 2013 cho các cán bộ Hội Nông dân trên địa bàn quận, những người tham gia trong tổ hòa giải cấp cơ sở thuộc câu lạc bộ (CLB) nông dân với pháp luật.
Cũng nội dung trên, ngành tư pháp và Hội Nông dân thành phố cũng sẽ tổ chức hội nghị tại 3 địa phương gồm quận Kiến An, các huyện Thủy Nguyên và An Lão.
Lãnh đạo Sở Tư pháp và lãnh đạo Hội Nông dân thành phố Hải Phòng ký kết chương trình phối hợp.
ụ trách phổ biến Luật Tố tụng hành chính và Luật Đất đai là cán bộ tư pháp cấp thành phố và trưởng phòng tư pháp cấp quận, huyện. Có mặt tham gia hội nghị tuyên truyền tổ chức tại quận Kiến An, bà Bùi Thị Thiện, tổ trưởng tổ dân phố số 15, phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An chia sẻ: “Thời gian qua, tại tổ dân phố của chúng tôi có trường hợp mua bán đất với nhau chỉ có giấy viết tay, không qua chính quyền địa phương cũng như văn phòng công chứng nên khi có đền bù đã xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, khi tổ dân phố trực tiếp xuống lắng nghe, tìm hiểu sự việc, làm công tác tuyên truyền, giải thích bằng Luật Đất đai, quy định về giải phóng mặt bằng,chính sách bồi thường và làm công tác hòa giải thì đã thành công đối với trường hợp này…”.
Trong tuyên truyền chủ trương, chính sách, các cấp Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tranh thủ tiếng nói có trọng lượng của những nông dân có uy tín, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.
Video đang HOT
Bà Thiện cho biết thêm, qua hội nghị, cách phổ biến của cán bộ tư pháp về lĩnh vực Luật Tố tụng hành chính và Luật Đất đai dễ hiểu và cụ thể, đưa ra những ví dụ cũng rất thực tế. Qua đây, những người làm công tác hòa giải cấp cấp cơ sở như bà Thiện tích lũy và nắm chắc hơn kiến thức về 2 lĩnh vực về thủ tục hành chính, quy định về quản lý đất đai để giúp địa phương ổn định, giảm và hạn chế tình trạng tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.
Được biết, hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nông dân là một trong những nội dung hoạt động của Chương trình phối hợp giữa Sở tư pháp TP.Hải Phòng với Hội Nông dân thành phố nhằm tập huấn cho cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân; tiếp tục phát huy tiếng nói có trọng lượng của những hội viên, nông dân có uy tín, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong dòng họ, làng xóm để tham gia tổ chức hòa giải đối với những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ có liên quan đến nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới…
Theo Danviet
"Bỏ túi" 20 triệu/tháng từ trồng hoa trên đất dự án treo
Anh Trần Thiệt (37 tuổi, ở phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) là nông dân điển hình vươn lên làm giàu, thu nhập 20 triệu đồng/tháng từ trồng hoa. Điểm thú vị, hoa anh trồng trên đất mượn từ các dự án treo trên địa bàn. Mô hình trồng hoa đã làm "mát mắt" người dân mỗi khi nhìn vào các khu đất dự án treo.
Bén duyên nghề hoa
Tay thoăn thoắt đúc chậu để trồng hoa, anh Thiệt cho hay, trước đây, anh làm nghề pha chế rượu, công việc bán thời gian, không ổn định. Vốn yêu thích hoa nhưng chưa có cơ hội được học, đào tạo bài bản. Năm 2003, một lần tình cờ gặp những người bạn vườn, anh lân la học hỏi và quyết đầu tư trồng hoa.
"Ban đầu mới làm, mình chủ yếu làm tại nhà quy mô nhỏ khoảng 200m2. Hoa nào dễ trồng thì làm trước, như vạn thọ, cúc, mãn đình hồng, hướng dương,... Dần dà có bạn hàng, mình tận dụng đất của các dự án chưa triển khai, xin phép sử dụng sản xuất, gầy thêm các giống hoa ngắn ngày...", anh Thiệt chia sẻ.
Sau đó, được Hội Nông dân hỗ trợ giới thiệu học nghề bài bản, anh Thiệt chuyển sang thâm canh một số giống hoa cao cấp. Từ nguồn lãi tích lũy, anh mạnh dạn tiếp tục vay vốn mở rộng diện tích, đầu tư nguồn lực sản xuất. Mỗi vụ hoa khoảng 4 tháng, anh thu lãi khoảng 60 triệu đồng.
Theo anh Thiệt, làm nghề này phải chịu khó, tự rút ra kinh nghiệm, trồng cái cây mà thành công "liền liền" thì rất khó. Muốn khởi nghiệp làm hoa, cần có kiến thức về nghề để thực hành, nếu không học hỏi là "quăng tiền ra cửa sổ". Bởi của cải "để ra ngoài trời", trong khi thời tiết thì luôn bất lợi.
Trong vườn, anh Thiệt hiện trồng hơn 30 loại hoa, cây cảnh các loại.
"Ví như khi trời mưa, nếu không biết xử lý thì hoa sẽ hư, nát. Phải chọn trồng giống nào phù hợp từng mùa nắng, mưa để phòng tránh bệnh cây, thu hoạch hiệu quả. Như hoa đồng tiền thì nhiệt độ dưới 28oC mới trồng được, còn nhiệt độ miền Trung khắc nghiệt; nắng không ưa, mưa không chịu. Nên ở đây, hoa đồng tiền buộc phải trồng trong nhà bạt, trên có lưới che để hãm nhiệt độ...", anh Thiệt bày tỏ.
"Bỏ túi" 20 triệu đồng/tháng
Vườn sản xuất của anh Thiệt hiện có hơn 30 loại hoa đang khoe sắc, như: hồng, lan, mười giờ, mắt nai, cúc sao băng, dạ yến thảo, đồng tiền, kim man đông, xử quân tử,... Cung cấp ổn định cho các cửa hàng hoa trên địa bàn Đà Nẵng, với giá từ 10.000 - 200.000 đồng/chậu. Sau khi trừ chi phí, anh thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng.
Anh Thiệt đang bán hoa, cây cảnh cho khách trực tiếp tới vườn mua.
Hiện anh Thiệt được UBND phường Khuê Mỹ và Hội Nông dân phường tạo điều kiện hỗ trợ cho mượn 7.000m2 đất dự án tại phường quản lý để mở rộng cơ sở sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch Hội Nông dân phường Khuê Mỹ cho biết: "Địa bàn phường có hơn 20 hộ nông dân trồng hoa cây cảnh. Trong đó, anh Thiệt được đánh giá là một nông dân tiêu biểu giỏi của phường. Từ một hộ nông dân khó khăn, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ nghề trồng hoa. Với hiệu quả kinh tế từ mô hình, trên tinh thần hỗ trợ cho hội viên nông dân phát triển sản xuất, UBND và Hội ND phường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho anh Thiệt mượn đất dự án phát triển kinh tế".
Theo Danviet
Nuôi, trồng vẻ như "ôm đồm" mà từ hộ nghèo thành gia đình tỷ phú Bằng mô hình đa cây, đa con, vẻ như "ôm đồm" mà hộ ông Trần Minh Phong, huyện Ea H'leo, tỉnh Đăk Lăk thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Chỉ sau 3 năm áp dụng mô hình này, ông đã có vốn tích lũy mở rộng sản xuất. Đến nay, sau gần 15 năm, từ một hộ nghèo, ông Phong đã...