Phát huy sức trẻ trong phòng, chống dịch COVID-19
Khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, phát huy sức trẻ, Tỉnh đoàn Lâm Đồng đã có nhiều chương trình và hoạt động thiết thực, sáng tạo để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong địa bàn tỉnh, cũng như các địa phương trong cả nước.
ĐVTN tỉnh Lâm Đồng tham gia hỗ trợ lấy thông tin tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Kim Anh)
Gần 2.000 ĐVTN tham gia phòng, chống dịch tại các chốt kiểm dịch
Sáng 21/7, Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng Trần Thị Chúc Quỳnh cho biết 1.927 đoàn viên, thanh niên đã lên đường thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch, các vùng cách ly, phong tỏa, những khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, 58 sinh viên các trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng và Đại học Yersin Đà Lạt cũng chuẩn bị lên đường chi viện hỗ trợ chống dịch tại tỉnh Bình Dương. Đây là những sinh viên thuộc chuyên ngành điều dưỡng, có nhiệm vụ hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu tại tỉnh Bình Dương về công tác chuyên môn, hỗ trợ khám sàng lọc, phục vụ công tác bảo đảm y tế tại các khu cách ly…
Hiện toàn bộ 58 sinh viên đã được tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 và có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đội hình được tập huấn trước khi xuất phát vào ngày 22/7, từ TP Đà Lạt xuống Bình Dương.
Những ngày này không khó để bắt gặp những hình ảnh tình nguyện viên cắt rau, đóng gói để gửi đến các tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. (Ảnh: Tỉnh đoàn cung cấp)
Video đang HOT
Nhân lên những “ Chuyến xe yêu thương”
Tiếp nối thành công của 2 đợt đầu phát động Chương trình “Chuyến xe yêu thương” trong tháng 6, ngày 20/7, “Chuyến xe yêu thương” hỗ trợ người dân tỉnh Phú Yên đã xuất phát từ TP Đà Lạt, mang theo 27 tấn nông sản và nhu yếu phẩm tiếp sức cho tuyến đầu phòng chống dịch, các khu cách ly, cũng như bà con tỉnh Phú Yên đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng Trần Thị Chúc Quỳnh cho biết: 200 tấn rau, củ, quả, lương thực, thực phẩm trong 2 “Chuyến xe yêu thương” đợt đầu đã được gởi đến Nhân dân TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang tiếp tục tổ chức các chuyến xe nhỏ lẻ để đi đến với các vùng dịch khó khăn. Những món quà đầy ý nghĩa ấy đã được gửi đến lực lượng tuyến đầu, bệnh nhân tại các khu cách ly, đồng bào khó khăn tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh, thành phố khác trong nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng chia sẻ: Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến căng thẳng, Ban tổ chức chương trình “Chuyến xe yêu thương” sẽ tiếp tục đưa nông sản chia sẻ với nhiều tỉnh, thành khác đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, như Phú Yên, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…
Đến nay Chương trình “Chuyến xe yêu thương” đã vận chuyển hơn 200 tấn rau, củ, quả từ tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Phú Yên…
Thiết thực lời kêu gọi chung tay phòng chống dịch, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Lâm Đồng và tổ chức Đoàn các cấp đã kêu gọi, hỗ trợ 5.000 khẩu trang, 3.500 kính chống giọt bắn, 300 lít nước sát khuẩn, 1.000 nón tai bèo cho các chốt kiểm dịch; tiếp nhận từ Tập đoàn Tôn Hoa Sen 6.000 suất ăn miễn phí hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, thanh niên tham gia phòng chống dịch.
Những chuyến xe nghĩa tình góp sức cho TP.HCM
Nhiều chuyến xe chở rau củ, cá, trứng từ các tỉnh, thành đến TP.HCM để hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch ở TP.HCM.
Từ cuối tháng 6 đã có nhiều chuyến xe nghĩa tình của các tỉnh, thành đã lần lượt chuyên chở rau củ, cá, trứng... về TP.HCM để hỗ trợ người dân TP đang gặp khó khăn trong mùa dịch. Từng ngọn rau, con cá tươi ngon... được người dân các nơi gom góp, chắt chiu với mong muốn bà con ở vùng dịch có bữa cơm no đủ, ấm lòng.
Các bà, các chị ở xã Tân Lân, huyện Cần Đước góp ít rau vườn ủng hộ người dân TP.HCM. (Ảnh do Hội LHPN huyện Cần Đước cung cấp)
Cắt rau vườn gửi "người TP"
Mấy ngày qua, người dân xã Tân Lân, huyện Cần Đước, Long An gọi nhau ra vườn cắt rau gửi "người TP". Dì Tám (ở xã Tân Lập) có mấy chục năm trồng rau, sả mang ra chợ bán. Nhưng gần đây dì tạm nghỉ bán, thường xuyên cắt rau gửi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Lân, góp chút rau vườn gửi lên cho bà con ở TP.HCM.
Từng ký cá tươi vừa cập bến ở Quảng Bình được cấp đông, sau đó chuyển về TP.HCM. Ảnh: THÙY DUNG
Theo bà Phạm Ngọc Mai, Chủ tịch Hội LHPN huyện Cần Đước, xuất phát từ nghĩa tình tương thân tương ái, bà con nông dân trong huyện rất nhiệt tình tham gia hoạt động góp rau gửi TP.HCM. Hoạt động này do các cơ quan đoàn thể tỉnh Long An phát động. Hiện tại, tính riêng huyện Cần Đước đã gửi hai chuyến hàng cho TP.HCM với tổng cộng gần 7 tấn rau, trứng gà, gạo...
"Tùy tấm lòng của bà con, có gì góp nấy, nếu thiếu chúng tôi mua thêm để chuyến xe đầy đủ các loại nhu yếu phẩm. Các cô có mấy ký chanh, vài bó sả hay rau, bầu bí ở vườn nhà... cũng mang đến góp chung. Một số chị em còn xào mắm ruốc, mua thêm trứng gà góp vào chuyến xe. Ngoài ra, trên mỗi chuyến xe, mọi người cẩn thận dán lên những khẩu hiệu chia sẻ yêu thương, động viên người dân TP.HCM cố gắng chiến thắng đại dịch" - bà Mai cho biết.
Ông Huỳnh Văn Quang Hùng, Chủ tịch UBND huyện Cần Đước, cho biết huyện Cần Đước là vùng chuyên sản xuất rau, gạo và trứng, nông dân địa phương có rau gì cắt rau nấy, có trứng, có gạo thì cùng góp lại hỗ trợ bà con TP.HCM. Huyện vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động này để tiếp sức cho TP.HCM chống dịch.
Chị Trần Thị Chúc Quỳnh, Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng, cho biết các cơ quan đoàn thể và người dân tỉnh Lâm Đồng rất ủng hộ chương trình hỗ trợ thực phẩm cho TP.HCM. Trong đợt đầu tiên, Tỉnh đoàn Lâm Đồng dự kiến thực hiện một chuyến xe với 15 tấn rau củ gửi TP.HCM. Thế nhưng, cuối ngày phải huy động đến bốn chuyến xe mới chở hết hàng hóa vì số lượng thực phẩm bà con gửi tăng liên tục. Các anh tài xế chở hàng đi TP.HCM cũng rất sẵn sàng ủng hộ chương trình, không nhận chi phí gì.
Được biết đến nay tỉnh Lâm Đồng cũng đã gửi về TP.HCM gần 200 tấn rau củ quả, gạo... Số thực phẩm trên được phân phối về các điểm chống dịch, khu phong tỏa, cách ly, hộ dân khó khăn tại TP.HCM.
Cá đến tay bà con đều phải còn tươi ngon
Sau 3 tấn cá nục đầu tiên gửi vào TP.HCM, Câu lạc bộ Du lịch tỉnh Quảng Bình (CLB) đang tiếp tục thực hiện đợt 2 của hoạt động "Người Quảng Bình góp cá sẻ chia với TP.HCM".
Chị Trần Thị Thùy Dung, đại diện CLB, cho biết nhóm chị đang chia nhau gom cá nục để hoàn thành các chuyến xe, chuẩn bị gửi vào TP.HCM dịp cuối tuần. Mỗi ngày các tình nguyện viên thu mua khoảng 3 tấn cá nục rồi làm sạch, đóng gói, cấp đông cẩn thận. Mục tiêu của đợt này là 15 tấn cá. Hiện tại, nhóm đã gom được 6 tấn, một cơ sở khác đang gom 5 tấn cá. Tuy nhiên, tình hình áp thấp nhiệt đới khiến nhiều tàu thuyền chưa thể ra khơi. Do vậy, nếu thời tiết không thuận lợi, nhóm sẽ gửi trước 10 tấn cá nục cho TP.HCM.
"Chuyến cá nục đầu tiên được bà con TP.HCM khen và gửi lời cám ơn. Anh chị em trong nhóm rất vui và có thêm động lực để cố gắng vận động thêm thực phẩm gửi bà con" - chị Dung nói.
Cũng theo chị Dung, người dân Quảng Bình sống rất thật thà, tương thân tương ái. Đợt lũ năm 2020, đồng bào cả nước, trong đó có TP.HCM rất tích cực hỗ trợ, chăm lo Quảng Bình nói riêng, miền Trung nói chung. Do đó, khi nghe TP.HCM bùng phát dịch, người Quảng Bình đã nghĩ phải làm gì đó để hỗ trợ TP.HCM. Khi biết các thành viên trong CLB mua cá ủng hộ người dân TP.HCM, bà con không những bán cá tươi ngon, giá rẻ mà còn tặng thêm mấy chục ký cá. Các chủ kho đông lạnh cũng hỗ trợ, chỉ lấy tiền điện vận hành máy móc chứ không tính phí gì thêm.
Ở TP.HCM, cũng có mấy anh chị em chịu trách nhiệm kêu gọi, liên hệ các cơ quan đoàn thể ở TP.HCM để nắm nhu cầu của từng khu vực. Sau đó Công ty CP Vận chuyển Á Châu nhận vận chuyển bằng xe lạnh miễn phí khắp TP. Tất cả chung tay để cá đến tay bà con đều phải còn tươi ngon.
Theo chị Dung, mục tiêu của hoạt động góp cá là 20 tấn. Khi hoàn thành mục tiêu này, CLB sẽ phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình kêu gọi để thực hiện chương trình khác, góp thêm nhiều loại hải sản, đặc sản khác của Quảng Bình.
"Chúng tôi đang tìm hiểu về mặt hàng tôm biển. Trong trường hợp không có tôm biển, chúng tôi sẽ thay bằng tôm thẻ. Tôm thẻ Quảng Bình cũng ngon lắm. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thêm các loại đồ khô, cá khô... giàu chất dinh dưỡng khác. Những loại thực phẩm này phải thực sự hữu ích cho người dân ở các khu phong tỏa, cách ly và các tình nguyện viên chống dịch..." - chị Dung nói.
2 bệnh nhân COVID-19 không tuân thủ quy định cách ly, khai báo y tế: Xem xét xử lý hình sự Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa giao công an tỉnh chỉ đạo làm rõ vụ việc, nếu có đủ cơ sở sẽ tiến hành khởi tố 2 trường hợp BN 4694 và BN 5046 để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Trước đó, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành khởi tố...