Phát huy sức mạnh tập thể để biến nguy thành cơ, vượt qua đại dịch
Năm 2006, bà Caroline Pam cùng chồng là Tim Wilcox bắt đầu xây dựng trang trại Kitchen Garden Farm trên diện tích đất chỉ vỏn vẹn 0,4 ha ở vùng Western Massachusetts, bang Massachusetts của Mỹ.
Kể từ đó đến nay, “tâm huyết” của ông bà đã được nâng lên thành 20 ha và biện pháp canh tác trước đây cũng đã chuyển sang thành canh tác hữu cơ được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chứng nhận. Ngoài phát triển canh tác hữu cơ, cặp vợ chồng này còn chú trọng tới vấn đề tái sinh như tăng đa dạng sinh học, luân canh và trồng cây để bảo vệ và cải tạo nguồn đất canh tác. Năm 2013, Kitchen Garden Farm bắt đầu chế biến các sản phẩm được trồng tại trang trại thành thực phẩm mang thương hiệu riêng, như sốt cà chua, sốt tiêu Sriracha, sốt Giardiniera từ cần tây và cà rốt, để bán cho các nhà hàng địa phương. Câu chuyện kinh doanh của Kitchen Garden Farm có lẽ sẽ vẫn diễn ra êm ả nếu không có sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2, khiến chính phủ nhiều nước, trong đó có Mỹ, buộc phải phong tỏa để khống chế đại dịch.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ đầu năm ngoái, việc kinh doanh của Kitchen Garden Farm bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các “khách hàng ruột” buộc phải ngừng hoạt động, kéo theo doanh thu của trang trại “không cánh mà bay”. Trước tình thế trên, bà Pam đã buộc phải hành động, bởi hơn ai hết bà hiểu nếu chấp nhận “khoanh tay đứng nhìn”, không chỉ bà mà còn nhiều gia đình khác sẽ rơi vào cảnh khốn khó. Chính vì vậy, bà đã kết nối với các trang trại lân cận, thành lập Sunderland Farm Collaborative – bán trực tuyến nông sản, thịt, sữa, bánh mì từ hơn 75 nhà sản xuất trong khu vực. Sự ra đời của Sunderland Farm Collaborative mang lại lợi ích không chỉ cho các trang trại mà còn cho người dân trong khu vực. Như bà Pam chia sẻ: “Ban đầu, chúng tôi đã rơi vào tình trạng quá tải các đơn hàng đến nỗi phải tạm ngừng nhận đơn chỉ vài giờ sau khi mở cửa”. Chính nhờ ý tưởng thành lập Sunderland Farm Collaborative, mà lượng sản phẩm bán ra từ trang trại của bà Pam hiện đã tăng cao gấp 3 lần so với thời điểm nước Mỹ áp đặt các biện pháp phong tỏa năm 2020. Không chỉ vậy, Kitchen Garden Farm còn có thể thuê thêm và đảm bảo cuộc sống cho 20 lao động làm việc toàn thời gian, cao hơn gấp 3 lần so với chỉ 6 lao động trước khi COVID-19 bùng phát.
Video đang HOT
Mô hình tập hợp các trang trại trong khu vực, như của Sunderland Farm Collaborative, không phải là mới. Mô hình này đã được biết đến với tên gọi Cộng đồng hỗ trợ nông nghiệp (CSA), phân phối lương thực, thực phẩm dựa trên địa phương, trực tiếp liên kết nông dân và người tiêu dùng. CSA được khởi phát vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi một cộng đồng phụ nữ ở Nhật Bản, vì lo ngại trước thực trạng lương thực thực phẩm nhập khẩu gia tăng cũng như việc sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp, đã nảy sinh ý tưởng thực hiện các dự án gọi là “teikei” (theo tiếng Nhật) nhằm liên kết giữa nông dân canh tác hữu cơ và các hộ gia đình. Vào những năm 80, ý tưởng này đã lan rộng tới Mỹ, với tên gọi CSA và ngày càng trở nên phổ biến, số lượng CSA ngày một tăng. Thực tế, kể từ khi ra đời, CSA cho thấy trao đổi tập thể chính là chìa khóa tạo nên thành công, khi người nông dân không phải cạnh tranh, mà là kết nối, còn người tiêu dùng cũng tự giúp chính mình trong việc lựa chọn các mặt hàng.
Khảo sát của Hiệp hội quản lý Carolina đối với các trang trại quy mô vừa và nhỏ cho thấy trong thời kỳ đại dịch, 87% số trang trại được khảo sát sụt giảm doanh số bán hàng cho các nhà hàng, song 51% số trang trại thông báo doanh số bán trực tiếp cho khách hàng (như đặt hàng trực tuyến) tăng. Đáng chú ý, có tới 66% số trang trại thông báo doanh số bán hàng tăng thông qua CSA. Thống kê cũng cho thấy đại dịch COVID-19 đã góp phần tạo ra sự chuyển đổi trong mô hình kinh doanh của nhiều trang trại, từ chỗ chủ yếu kinh doanh đơn lẻ, phụ thuộc vào các khách hàng truyền thống như nhà hàng và tổ chức sang mô hình CSA, mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng hơn. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, các trang trại này còn cung cấp cả việc bán hàng trực tuyến cũng như dịch vụ giao và nhận hàng tại nhà không tiếp xúc. Ông Anu Rangarajan, người đứng đầu Chương trình trang trại nhỏ thuộc Đại học Cornell (Mỹ), khẳng định đại dịch góp phần cho thấy “sự công nhận tầm quan trọng của hệ thống thực phẩm địa phương cũng như việc gây dựng lại mối quan tâm của người dân đến việc mua thực phẩm tại địa phương”.
Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cũng làm bộc lộ nhiều thách thức đối với CSA. Chẳng hạn việc tăng nhu cầu về thịt bò, lợn và gà sạch làm lộ ra một rào cản lớn đối với các trang trại nhỏ là thiếu năng lực chế biến. Khảo sát của Chương trình trang trại nhỏ cho thấy 80% số nông dân New York có đơn đặt hàng gia tăng, song 80% trong số này không thể chế biến toàn bộ đàn vật nuôi của mình. Như tại bang Iowa, trang trại thực phẩm Joia của bà Wendy Johnson chăn, thả lợn, gà và cừu trên đồng cỏ và bán trực tiếp cho người dân địa phương thông qua CSA và cửa hàng trang trại trực tuyến. Do lượng khách hàng mới tăng cao trong đại dịch, bà cũng đã từ từ tăng đàn và quy mô chăn, thả cho mùa vụ hiện nay. Tuy nhiên, do các lò mổ trong khu vực đã kín lịch đến năm 2021 và vẫn chưa nhận đăng ký cho năm 2022, nên bà rất lo ngại cho đầu ra của mình khi phải phụ thuộc quá nhiều vào các lò mổ.
Không chỉ vậy, nhiều trang trại nhỏ còn phải đối mặt với nhiều loại chi phí phát sinh trong đại dịch, như chi phí thuê nhân công hay vận chuyển gia tăng, mua thiết bị bảo hộ cho nhân viên, đóng gói hàng hóa hay thiết lập các kênh mua bán trực tuyến và logistic. Điều này đồng nghĩa với việc dù nhu cầu tăng lên, song các kênh bán hàng khác mất đi, chi phí tăng lên và tỷ suất lợi nhuận thấp vẫn đang đẩy nhiều trang trại rơi vào cảnh khó khăn.
Dẫu vậy, những khó khăn này không phải không có hướng giải quyết. Trước hết, việc có sẵn nền tảng trực tuyến như Kitchen Garden Farm đã giúp bà Pam có thể nhanh chóng thành lập Sunderland Farm Collaborative mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán. Không chỉ vậy, việc các trang trại cùng hợp tác với nhau trong khủng hoảng cũng đã và đang tạo nên sức mạnh để đối phó với các thách thức tài chính và logistic hiệu quả hơn. Như trường hợp của bà Pam, bà đã đầu tư các xe tải đông lạnh cũng như xây dựng 1 nhà kho mới để vận chuyển và lưu trữ nông sản. Tất cả chi phí này đều sẽ được chia đều cho các trang trại thành viên Sunderland Farm Collaborative. Bên cạnh đó, Sunderland Farm Collaborative còn đang tích cực tìm kiếm những hướng đi mới để nông sản của mình có thể tiếp cận những cộng đồng có thu nhập thấp hơn trong khu vực.
Rõ ràng, việc thành lập CSA đã giúp những người nông dân như bà Pam phát huy sức mạnh tập thể để có thể biến nguy thành cơ, cùng nhau vượt qua khủng hoảng, trong đó có đại dịch COVID-19. Đúng như mô tả của URGENCI – mạng lưới cộng đồng hỗ trợ nông nghiệp trên toàn thế giới, CSA giúp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và người dân địa phương, là sự đổi mới xã hội và là mô hình kinh tế bền vững cho các trang trại.
Dịch vụ vận tải phà ở bang Massachusetts (Mỹ) bị tấn công mạng
Ngày 2/6, một dịch vụ vận hành khai thác bến phà ở bang Massachusetts của Mỹ đã trở thành mục tiêu của một vụ tấn công mạng, khiến dịch vụ vận tải phà giữa các cộng đồng ven biển ở Đông Bắc nước này bị gián đoạn.
Một phà chở khách di chuyển tại Vineyard Haven, bang Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan quản lý tàu thủy của Massachusetts cho biết đã xảy ra một vụ tấn công mạng bằng mã độc tống tiền (ransomware) làm gián đoạn dịch vụ phà nối giữa bán đảo Cape Cod với các đảo Nantucket và Marthas Vineyard. Trên trang mạng Twitter, cơ quan trên nêu rõ vụ việc không gây nguy hiểm cho các tàu, thuyền hoạt động trên biển do không ảnh hưởng đến hệ thống radar hay định vị GPS. Tuy nhiên, vụ tấn công mạng đã làm gián đoạn một phần hệ thống thanh toán của dịch vụ phà, cụ thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý thẻ tín dụng.
Cơ quan trên cho biết sẽ tiếp tục làm việc với các quan chức địa phương và liên bang để giải quyết vụ việc.
Vụ tấn công mạng nhằm vào dịch vụ phà ở Massachusetts xảy ra chỉ vài ngày sau khi tin tăc "hỏi thăm" tâp đoàn chế biến thịt hàng đâu thê giơi JBS SA chi nhánh tại Mỹ khiến một số hoạt động của công ty bị tê liệt và ảnh hưởng đến hàng nghìn công nhân ở Australia. Vụ việc ảnh hưởng đến một số máy chủ hỗ trợ các hệ thống công nghê thông tin của tập đoàn tại các cơ sở ở Bắc Mỹ và Australia.
Trươc đó, đầu tháng 5 vừa qua, công ty Colonial Pipeline, nhà vận hành đường ống dẫn xăng dầu lớn nhất nước Mỹ, thông báo bị tấn công mạng bằng mã độc tống tiền và buộc phải đóng một số hệ thống. Sự cố này đã làm gián đoạn nguồn cung quy mô lớn, khiến hàng nghìn trạm xăng ở Bờ Đông nước Mỹ rơi vào cảnh khan hiếm hàng và giá xăng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2017.
Sau hơn một tuần bị ảnh hưởng, đường ống dẫn dầu Colonial Pipeline đã hoạt động bình thường trở lại. Colonial Pipeline đã công khai xác nhận việc trả khoản tiền chuộc lên tới 4,4 triệu USD để có thể khôi phục mạng máy tính. Trong khi đó, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) xác định DarkSide là nhóm tin tặc đứng sau vụ tấn công trên. Vụ viêc cũng khiên ông Joseph Blount, Giám đốc điều hành Colonial Pipeline, phải ra điêu trân trươc Ủy ban An ninh nôi địa Hạ viện Mỹ.
Vì sao giới khoa học quan tâm giả thuyết COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm Giới khoa học đang quan tâm hơn đến giả thuyết virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm và lên tiếng yêu cầu có thêm những cuộc điều tra. Đại dịch COVID-19 bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images Mỹ và một số quốc gia đang tiến gần đến việc...