Phát huy lợi thế phát triển lâm nghiệp, khai thác bền vững rừng trồng
Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã đề ra nhiều giải pháp mang tính đột phá, thông qua các phương án, đề án, kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực tiễn, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội ở địa phương phát triển.
Người dân xã Xuân Hòa (Như Xuân) chăm sóc cây keo.
Điển hình như huyện Như Xuân đã có nhiều giải pháp đưa kinh tế lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, huyện khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ thực hiện các đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp mang lại hiệu quả, như: Đề án cải tạo vườn tạp; trồng rừng gỗ lớn; chuyển đổi đất trồng sắn, mía có độ dốc cao sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; phát triển trang trại; hỗ trợ gạo cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa bảo đảm được lương thực, giai đoạn 2017-2023. Ngoài ra, huyện Như Xuân cũng bố trí kinh phí khuyến khích phát triển nông nghiệp để hỗ trợ cho hộ gia đình phát triển mới diện tích trồng cam 20 triệu đồng/ha; 25 triệu đồng/trang trại chăn nuôi trâu bò; 15 triệu đồng/trang trại chăn nuôi hỗn hợp và 10 triệu đồng/trang trại chăn nuôi dê… Đến nay, huyện Như Xuân đã phát triển được gần 1.000 ha cây ăn quả, trong đó 300 ha cây ăn quả tập trung cho giá trị kinh tế cao, như: cam đạt 550 triệu đồng/ha, dưa hấu 210 triệu đồng/ha, bưởi 575 triệu đồng/ha, ổi đạt 400 triệu đồng/ha…
Video đang HOT
Tại huyện Lang Chánh, giải pháp để đưa kinh tế lâm nghiệp phát triển lại được gắn với việc triển khai phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng; cải tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản; triển khai Đề án Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến… Cùng với đó, huyện Lang Chánh còn đẩy mạnh thu hút đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư gắn sản xuất với chế biến lâm sản. Đến nay, huyện Lang Chánh đã thu hút được 6 doanh nghiệp chế biến lâm sản vào hoạt động ở Cụm Công nghiệp Bãi Bùi, xã Quang Hiến. Huyện Lang Chánh cũng đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng. Đã trồng mới được khoảng 100.000 cây phân tán, hơn 1.500 ha rừng tập trung; khoanh nuôi, tái sinh được gần 20 ha; bón phân phục tráng năm thứ hai cho 500 ha rừng luồng, nâng tổng số rừng luồng được phục tráng lên 1.350 ha; khoanh nuôi, tái sinh thêm 1.000 ha luồng, nâng tổng số diện tích rừng luồng được khoanh nuôi, tái sinh lên 2.000 ha…
Có thể thấy, trong chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững, giải pháp quan trọng hàng đầu được ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh triển khai là phát triển rừng gắn liền với sinh kế của người dân, chủ thể là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, hoạt động giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư mang lại nhiều lợi ích như bảo vệ được vốn rừng hiện có, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích được giao, hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy, nâng cao đời sống của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nhiều chính sách đã đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao đời sống đồng bào, cụ thể như: chính sách giao đất, giao rừng; tích tụ đất đai, phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với các chủ rừng để đầu tư trồng rừng thâm canh gỗ lớn, gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC; hỗ trợ phát triển vùng luồng thâm canh; bảo tồn và phát triển bền vững cây quế Ngọc; khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng và bảo vệ rừng; quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu… Trong 5 năm qua đã cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho trên 25.000 ha; diện tích rừng gỗ lớn 56.000 ha; luồng thâm canh 30.000 ha; quế 1.000 ha; khai thác dược liệu dưới tán rừng tự nhiên 94.550 ha… nâng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2020 ước đạt 1.866 tỷ đồng…
Chủ động bảo vệ rừng thông trong mùa khô hanh
Theo rà soát của Chi cục Kiểm lâm, vào thời điểm đầu năm 2021, toàn tỉnh có hơn 48.000 ha rừng có nguy cơ cháy cao trong mùa khô hanh.
Ngoài nguyên nhân khách quan như thời tiết khô hanh, cháy lan từ Lào sang (khu vực huyện Mường Lát là chủ yếu), thì yếu tố chủ quan do con người tác động đã và đang gây nhiều khó khăn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Cán bộ, công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn và chủ rừng kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Nguyên Bình.
Trong đó, với gần 10.000 ha rừng thông, tập trung chủ yếu ở thị xã Nghi Sơn, các huyện Như Thanh, Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Đông Sơn và TP Thanh Hóa. Riêng 5.000 ha rừng thông do các chủ rừng Nhà nước quản lý đã được quan tâm phát dọn thực bì và đốt cháy trước dưới tán rừng thông để giảm vật liệu cháy. Gần 5.000 ha còn lại do UBND các xã quản lý, giao cho các hộ bảo vệ, chăm sóc nhưng do chưa đủ điều kiện khai thác nhựa, không có nguồn thu và không có tiền công chăm sóc, bảo vệ nên các hộ chưa quan tâm phát dọn thực bì dưới tán rừng. Điển hình như nhiều khu rừng thông ở các xã: Yến Sơn (Hà Trung), Triệu Lộc, Tiến Lộc, Thành Lộc (Hậu Lộc); phường Đông Lĩnh (TP Thanh Hóa)... lớp thảm thực bì, cành khô, lá rụng dưới tán rừng có nơi dày từ 1,3m đến 1,5m nếu người dân dùng lửa bất cẩn, cháy rừng sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào... Ngoài ra, do lá thông rụng phân hủy chậm dẫn đến thảm thực bì dày, lượng nước trong lá thông ít, thân cây lại có dầu kết hợp với ràng ràng, sim mua, lau lách đang là mối lo cháy rừng trong những ngày thời tiết khô hanh, nắng nóng.
Để bảo vệ rừng (BVR), các cấp, các ngành chức năng, chủ rừng đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động PCCCR. Từ tháng 1-2020 đến tháng 2-2021, toàn tỉnh thực hiện kế hoạch phát dọn đốt trước vật liệu cháy có điều khiển dưới tán rừng thông khu vực có nguy cơ cháy cao với diện tích 936,5 ha, trong đó đốt lần đầu 280 ha, đốt lại diện tích đã thực hiện các năm trước 656,5 ha, nhằm hạn chế nguy cơ gây cháy rừng. Từ hiệu quả thực tế của việc xử lý vật liệu cháy dưới tán rừng thông bằng biện pháp đốt trước có điều khiển, hiện nay, các huyện có diện tích rừng thông đã xây dựng phương án và triển khai thực hiện đốt trước vật liệu cháy có điều khiển dưới tán rừng thông trong thời gian tới.
Điển hình tại Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Nghi Sơn là chủ rừng Nhà nước được giao quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với diện tích 6.116,8 ha, trong đó diện tích rừng thông thuần loài và thông hỗn giao 4.767 ha. Riêng 1.977,43 ha rừng thông trên địa bàn được xác định có nguy cơ cháy cao. Trong 3 năm (2018-2020), BQL rừng phòng hộ Nghi Sơn đã triển khai thực hiện xử lý vật liệu cháy dưới tán rừng thông bằng biện pháp đốt cháy trước có điều khiển được gần 1.000 ha. Trong đó, riêng năm 2020 đốt cháy trước có điều khiển được 354,94 ha. Thực hiện phương pháp đốt cháy trước có điều khiển không những chi phí thấp mà hiệu quả lại cao.
BQL rừng phòng hộ Nghi Sơn đã hướng dẫn, chỉ đạo các hộ nhận khoán phát dọn thực bì làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng thông diện tích hơn 900 ha. Tuyên truyền, vận động các hộ nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, người dân trên địa bàn chủ động thực hiện các quy định về BVR và PCCCR. Xây dựng mới và sửa chữa 16,1 km đường băng cản lửa kết hợp đường tuần tra, tác chiến chữa cháy rừng tại các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy. Bổ sung nhiều trang thiết bị như máy thổi gió, dao phát thực bì, phục vụ PCCCR.
Ông Nguyễn Hữu Thường, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Nghi Sơn, cho biết: Thực hiện phương pháp đốt cháy trước có điều khiển không những chi phí thấp mà hiệu quả lại cao. Qua kiểm tra đánh giá, sau khi đốt trước đã làm giảm từ 3,5 - 5 tấn vật liệu khô dễ cháy/ha rừng, tương đương giảm từ 70 - 85% vật liệu cháy, từ đó giảm từ 2 - 3 cấp nguy cơ cháy trong mùa khô hanh và nắng nóng. Năm 2021, ban chủ động triển khai xử lý vật liệu cháy dưới tán rừng thông theo kế hoạch 170,9 ha bằng biện pháp đốt trước có điều khiển. Trong tháng 1 và các ngày đầu tháng 2-2021, ban đã đốt trước có điều khiển vật liệu cháy dưới tán rừng thông được 110 ha. Trong những ngày thời tiết khô hanh, nắng nóng BQL rừng phòng hộ Nghi Sơn đã xây dựng kế hoạch, có phương án thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ trong ngày phối hợp với hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương kiểm tra các khu rừng trọng điểm, kiểm soát nghiêm nguồn lửa đem vào rừng, kịp thông báo tình hình thời tiết, cấp cháy rừng đến các phòng, ban chuyên môn, các trạm BVR trực thuộc và các hộ tham gia nhận khoán để chủ động bố trí lực lượng, dụng cụ, phương tiện tác chiến BVR.
Hiện nay, Chi cục Kiểm lâm đã tiếp tục chỉ đạo các hạt kiểm lâm phối hợp với các đơn vị liên quan, chủ rừng Nhà nước, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động PCCCR; tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ PCCCR, tổ chức diễn tập thực hành thành thạo các nội dung chữa cháy rừng theo phương án đã lập để khi xảy ra cháy rừng, các địa phương, chủ rừng sẽ chủ động chữa cháy kịp thời, hiệu quả theo phương châm "4 tại chỗ". Trong đó, đặc biệt chú trọng làm giảm vật liệu cháy bằng phương pháp đốt trước có kiểm soát nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hanh và nắng nóng sắp tới.
Kon Tum huy động tối đa lực lượng tăng cường phòng cháy rừng Nắng nóng, khô hanh kéo dài nhiều tháng qua đang khiến các cánh rừng ở tỉnh Kon Tum có thể xảy cháy bất cứ lúc nào. Trước tình hình trên các đơn vị chủ rừng và ngành lâm nghiệp của tỉnh đang huy động tối đa lực lượng canh trực lửa rừng. Tại các địa bàn trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng...