Phát huy lợi thế ngành điều Việt Nam
Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, lợi thế lớn nhất của ngành điều Việt Nam chính là công nghệ chế biến tiên tiến do người Việt sản xuất. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ…
Từ một quốc gia xuất khẩu điều thô với số lượng ít ỏi, ngành điều Việt Nam đã chuyển mình phát triển và giữ vững vị trí số 1 thế giới suốt 15 năm liền (2006 – 2020). Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu nhân điều đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 80% lượng điều nhân xuất khẩu trên thế giới.
Theo thông tin từ Bộ Công thương, ước tính xuất khẩu hạt điều tháng 3/2021 đạt 41 nghìn tấn, trị giá 240 triệu USD, tăng 86,5% về lượng và 88,2% về trị giá so với tháng 2/2021. Tính chung quý I/2021, xuất khẩu hạt điều ước đạt 108 nghìn tấn, trị giá 634 triệu USD, tăng 13,2% về lượng, nhưng giảm 5,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Video đang HOT
Quý I/2021 ngành điều vẫn xuất khẩu tốt, tăng mạnh về khối lượng nhưng giá xuất khẩu thấp hơn so với quý I/2020. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, quý I/2021 ngành điều vẫn xuất khẩu tốt, tăng mạnh về khối lượng nhưng giá xuất khẩu thấp hơn so với quý I/2020, vì vậy kim ngạch xuất khẩu tăng không tương xứng với mức tăng khối lượng. Ngành điều Việt Nam đang có một mâu thuẫn lớn cần được giải quyết là: khâu chế biến phát triển mạnh mẽ, thị trường rộng mở toàn cầu, hạt điều Việt Nam có chất lượng tốt vào tốp đầu thế giới nhưng chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ cho chế biến và đời sống nông dân trồng điều còn nhiều khó khăn.
Cùng với đó, ngành chế biến điều nhân xuất khẩu của nước ta chịu sức ép rất lớn từ chính sách hỗ trợ người trồng điều, hạn chế xuất khẩu điều thô của các quốc gia châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania… Trong khi ấy, các thị trường tiêu thụ nhân điều lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc cũng đang áp dụng các chính sách hạn chế sản lượng điều nhân nhập khẩu từ Việt Nam. Mặt khác, trong chuỗi giá trị hạt điều toàn cầu, Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu điều nhân sơ chế giá trị thấp, khoảng 10 USD/kg, trong khi nhân điều thành phẩm đến tay người tiêu dùng ở các nước khoảng 30 USD/kg.
Theo ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, lợi thế lớn nhất của ngành điều Việt Nam chính là công nghệ chế biến tiên tiến do người Việt sản xuất. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ. Để khắc phục những khó khăn, thách thức trên, ngành điều cần có chiến lược bài bản làm tăng giá trị hạt điều, chuyển từ sơ chế nhân điều và xuất khẩu bán thành phẩm sang thành phẩm chế biến tinh, đi trực tiếp vào siêu thị.
Hiệp hội Điều Việt Nam cũng mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành có chiến lược xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh truyền thông qua các kênh ngoại giao, xúc tiến thương mại để nâng cao vị thế cho sản phẩm hạt điều chế biến của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá thép mạ nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo này của Cơ quan điều tra, nhà sản xuất trong nước có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 7/5/2021.
Theo Quyết định số 1105/QĐ-BCT, biện pháp chống bán phá giá chính thức được áp dụng đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu thuộc mã HS: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.11; 7212.30.12; 7212.30.13; 7212.30.14; 7212.30.19; 7212.30.90; 7212.50.13; 7212.50.14; 7212.50.19; 7212.50.23; 7212.50.24; 7212.50.29; 7212.50.93; 7212.50.94; 7212.50.99; 7212.60.11; 7212.60.12; 7212.60.19; 7212.60.91; 7212.60.99; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Được biết, ngày 30/3/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, một năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Nội dung rà soát cuối kỳ được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 63 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước đó, ngày 20/10/2020, Bộ Công Thương chính thức ban hành Quyết định số 2717/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo kết quả rà soát, các nhà sản xuất, xuất khẩu thép mạ của Trung Quốc sẽ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ 3,17 - 38,34%, còn các nhà sản xuất, xuất khẩu của Hàn Quốc là từ 7,02 - 19%.
Hai năm thực thi CPTPP, xuất khẩu Việt Nam ở đâu? Lơi ich tư CPTPP con khiem tôn. Tang truơng kim ngach xuât khâu đi cac thi truơng CPTPP ở mức 7,2% - thâp hon so vơi mưc 8,4% tang truơng kim ngach xuât khâu đi toan thê giơi... Mặt hàng thuỷ sản được kỳ vọng tăng xuất khẩu nhờ CPTPP CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình...