Phát huy hiệu quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã
Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng – Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại buổi làm việc với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam diễn ra ngày 26/6, tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
Thành lập mới 3.762 HTX, liên hiệp HTX, THT
Thay mặt cho Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) và hoạt động của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù bị tác động xấu do đại dịch COVID-19, giãn cách xã hội, cả nước thành lập mới 752 hợp tác xã (HTX), 10 liên hiệp HTX, 3.000 tổ hợp tác (THT), đạt 30% kế hoạch.
Tính đến tháng 6/2020, cả nước có 25.282 HTX, tăng 2.002 HTX so với cùng kỳ năm 2019; thu hút 7,2 triệu thành viên và 2,5 triệu lao động.HTX, liên hiệp HTX nâng cao năng lực quản trị, thu hút lao động trẻ, nhân rộng mô hình HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao; các THT, HTX, liên hiệp HTX cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra, mang lại lợi ích cho các thành viên. Nhiều HTX bị thiệt hại do đại dịch COVID-19 tự huy động nguồn lực để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam đã thực hiện tham mưu, triển khai thực hiện kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chủ trương của cấp ủy và chính quyền địa phương về phát triển kinh tế tập thể, HTX. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và hệ thống chính trị về kinh tế tập thể, HTX; Xây dựng, trình Ban Bí thư phê duyệt và tổ chức triển khai Đề án tổ chức Đại hội Liên minh HTX Việt Nam và cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025; Ban hành quy chế, huy động nguồn lực để xây dựng 63 mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị ở các tỉnh, thành phố; tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố Sách trắng hợp tác xã Việt Nam năm 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 – 2030, Chương trình hỗ trợ HTX giai đoạn 2021 – 2025 và Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 của Liên minh HTX Việt Nam; tiếp tục thực hiện các dịch vụ công về tín dụng, đào tạo, xúc tiến thương mại; khánh thành công trình HTX với Bác Hồ tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An…
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam đã gửi tới Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng 11 đề xuất, kiến nghị về phát triển khu vực KTTT, HTX. Trong đó, Liên minh HTX Việt Nam đề nghị được cử cán bộ lãnh đạo tham gia Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án ” Phát triển kinh tế tập thể, HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030″.
Liên minh HTX Việt Nam đề nghị được tham gia đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại gắn với kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2030 theo phương thức hợp tác công – tư; đề nghị xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận Điều lệ thay thế Điều lệ hiện nay, sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh HTX Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 thông qua…
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho KTTT, HTX
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, KTTT luôn được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích phát triển, trong đó đặc biệt là kinh tế hợp tác xã, coi đây là 1 thành phần kinh tế quan trọng, cùng với kinh tế nhà nước là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Video đang HOT
Phát triển KTTT đã trở thành chủ trương liên tục, xuyên suốt và nhất quán của Đảng và Nhà nước, từ đó có nhiều chủ chương, chính sách để phát triển kinh tế tập thể, trong đó có kinh tế hợp tác xã phát triển bền vững.
Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/03/2002, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể khẳng định rõ vai trò, vị trí quan trọng nòng cốt của kinh tế hợp tác xã trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Sau 18 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, hàng loạt cơ chế, chính sách đối với kinh tế HTX đã được ban hành, tạo động lực cho HTX phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Luật Hợp tác xã năm 2003 và năm 2012 được Quốc hội thông qua đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của khu vực HTX, Liên hiệp HTX.
Cùng với việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, bộ máy và hoạt động quản lý nhà nước đối với KTTT ngày càng được kiện toàn, Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, HTX các cấp được xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam báo cáo tại cuộc họp
Phó Thủ tướng cho biết: Thời gian qua, KTTT, HTX có những đổi mới hết sức quan trọng không chỉ trong phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia, người nông dân, nâng cao đời sống, bộ mặt của nông thôn và người dân; còn mang tính chính trị, xã hội, đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Bên cạnh đó, xây dựng nông thôn mới đồng hành, phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế nông thôn, trong đó có vai trò quan trọng của kinh tế tập thể, hợp tác xã.
KTHTX phát triển đa dạng trong các lĩnh vực, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Đã xuất hiện nhiều mô hình HTX hoạt động có hiệu quả. Khu vực KTHTX đã hoạt động từng bước có kết quả từ đó tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên và người lao động; có đóng góp cho ngân sách nhà nước và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Trong đó, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các thành viên tự nguyện tham gia, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng và phát triển kinh tế tập thể ngày càng vững mạnh, góp phần cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của kinh tế quốc dân.
Hệ thống Liên minh HTX Việt Nam (Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX cấp tỉnh) được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, HTX; liên kết, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Theo Phó Thủ tướng, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phải là ngôi nhà chung, vừa đại diện, vừa bảo vệ quyền lợi cho người dân, thành viên tham gia. Liên minh vừa là cầu nối để truyền tải chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân để Đảng, Nhà nước có quyết sách phù hợp với thực tiễn.
Phát huy tốt vai trò, vị thế của mình, thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, qua đó đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Nhiều HTX đã làm được nhiều chức năng từ cung ứng dịch vụ, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…
Ghi nhận vai trò của LMHTX từ trung ương đến cơ sở đặc biệt quan trọng, Phó Thủ tướng mong muốn và tin tưởng LMHTX tiếp tục nâng cao chất lượng tư vấn, hỗ trợ, vận động thành lập mới và cơ cấu lại hoạt động của các HTX; Huy động các nguồn lực để xây dựng mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị sản xuất; Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm hợp tác kinh nghiệm và khai thác các nguồn lực hỗ trợ phát triển KTTT, HTX; Kiện toàn tổ chức, đổi mới lề lối làm việc; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tăng cường liên kết hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị Liên minh HTX Việt Nam và các Bộ, ngành tăng cường tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức về về bản chất, vai trò của tổ chức KTTT, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung các giải pháp giáo dục, đào tạo, tuyên truyền, tập huấn sâu rộng về Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” và các văn bản pháp luật về HTX nhằm thống nhất nhận thức cho toàn bộ hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên. Phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung pháp luật và chính sách hỗ trợ phát triển KTTT phù hợp, gắn với thực tiễn nhằm khuyến khích, thúc đẩy khu vực KTTT, HTX phát triển mạnh mẽ và rộng khắp.
Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định trong Luật hợp tác xã; nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục những bất cập trong các quy định tại Luật hợp tác xã năm 2012; tạo điều kiện, phối hợp, hỗ trợ hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện vai trò nòng cốt phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; ổn định tổ chức bộ máy, cơ chế, chính sách tương đương như các Bộ, ngành kinh tế có liên quan.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về HTX; xác định rõ chức năng và nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp của các bộ, ngành trung ương và địa phương…./.
Xây dựng dự thảo Chỉ thị đẩy nhanh thu phí tự động không dừng
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ GTVT xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Ảnh minh họa.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 4954/VPCP về việc triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Văn bản nêu rõ, để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7/2020.
Trước đó, ngày 17/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Hoàn thành thu phí không dừng trước 31/12/2020
Trước khi ra Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, Thủ tướng đã nhiều lần chỉ đạo đẩy nhanh việc triển khai hệ thống này.
Đặc biệt, sau khi Bộ GTVT không thực hiện được cam kết sẽ hoàn thành hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng vào 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có yêu cầu Bộ GTVT nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để chậm tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động.
Đến nay, theo Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg, các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang hoạt động, chưa lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng sẽ được "gia hạn" thêm 1 năm, chậm nhất đến ngày 31/12/2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng.
Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng phải vận hành ngay việc thu phí điện tử không dừng.
Đối với các trạm thu phí do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý, tiến độ hoàn thành do Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện nguồn vốn của dự án.
Ngoài ra, căn cứ điều kiện cụ thể đối với từng trạm thu phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc duy trì mỗi trạm thu phí có 1 làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều lưu thông và việc tạm dừng thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các trạm thu phí chưa thực hiện việc thu phí điện tử không dừng do lỗi của nhà đầu tư.
Việc thực hiện thu phí điện tử không dừng đối với các trạm thu phí có thời gian hoàn vốn còn lại dưới 3 năm đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch.
Dâng hương kỷ niệm 90 năm Ngày mất của Nhà yêu nước Nguyễn Thái Học Sáng 16/6, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, TP Yên Bái do đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm 90 năm ngày mất của Nhà yêu nước Nguyễn Thái Học cùng các nghĩa...