Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam
Trong bài viết Chuẩn bị và tiến hành thật tốt ại hội XIII của ảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định: “ộng lực và nguồn lực cho phát triển đất nước trong giai đoạn mới là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.
Chúng tôi rất xúc động với nhận định này, bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc đã được ảng ta vận dụng sáng tạo trong suốt 90 năm qua, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới, từng bước đưa đất nước phát triển ngày càng toàn diện, có vị thế và uy tín trên trường quốc tế.
ất nước có những lúc đứng trước vô vàn khó khăn, thử thách nhưng dưới sự lãnh đạo của ảng Cộng sản Việt Nam, toàn thể quân và dân ta đã đoàn kết một lòng, phát huy cao độ ý chí, nghị lực, trí tuệ của mọi cá nhân, tập thể, tạo nên sức mạnh vô địch, lập nên những chiến công vang dội. Những chặng đường đã qua của dân tộc ta đã minh chứng cho điều đó và gần đây nhất là khi Việt Nam phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Bất cứ khi nào đất nước đối mặt với hiểm nguy, truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, tình nhân ái và ý chí kiên cường của dân tộc và nhân dân ta lại được khơi dậy mạnh mẽ. Vì vậy, để đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn được nhận định rằng chúng ta sẽ tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách, thì phẩm chất và truyền thống đó càng phải được phát huy, càng phải được nhân lên gấp bội.
Tuy nhiên, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn, lơ là. Trong những năm tới, bối cảnh quốc tế, khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi phức tạp, nhanh chóng, khó lường. Vì vậy, chúng ta phải phát huy cao độ tinh thần chủ động, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, đồng thời nắm bắt thời cơ, cơ hội để phát triển. ể làm được điều đó cần khơi dậy mạnh mẽ trí tuệ, sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, ở mọi cấp, ngành, lĩnh vực. Trong hệ thống chính trị, phải nêu cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần trách nhiệm đối với công việc, nêu gương trong hành động, quyết tâm thực hiện có chất lượng, chiều sâu.
Quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho chúng tôi thêm nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân và của một người đảng viên trước giai đoạn phát triển mới của đất nước. Chúng tôi cũng tin tưởng, toàn ảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nước ta quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt hơn nữa, nhất là ảng ta thật sự vững vàng, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêu mến, thì chúng ta nhất định vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đất nước phát triển toàn diện, bền vững, ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Triển khai đưa Luật Thanh niên vào cuộc sống
Sáng 10-9, Bộ Nội vụ phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Luật Thanh niên.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Dự Hội nghị có lãnh đạo Bộ Nội vụ, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, đại diện một số Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, thanh niên Việt Nam hiện chiếm 24,6% dân số, là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của thanh niên. Thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thanh niên 2020 thay thế Luật Thanh niên năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Việc ban hành Luật Thanh niên có ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc trong điều kiện mới; bảo đảm tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của thanh niên; quy định trách nhiệm của thanh niên, các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên. Đồng thời, Luật quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với thanh niên nhằm xây dựng thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức, ý thức công dân và sống có lý tưởng; có học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.
Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, để tổ chức triển khai thực hiện Luật Thanh niên có hiệu quả, rất cần có sự tham gia của các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương. Thông qua Hội nghị, Bộ Nội vụ mong muốn các cơ quan, tổ chức, đại biểu nắm được các nội dung chính và các chính sách đối với thanh niên quy định trong Luật Thanh niên, từ đó thấy rõ trách nhiệm để cùng nhau chung tay đưa Luật Thanh niên vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của thanh niên, khẳng định và phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Văn Tuyết cho rằng, Luật Thanh niên là sự kết tinh của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan có liên quan, nhiều tập thể, cá nhân nhiệt huyết với thế hệ trẻ. Luật có 7 chương, 41 điều, thể chế các quan điểm, đường lối của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về thanh niên và công tác thanh niên; nhấn mạnh vai trò, sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Hoan nghênh sáng kiến của Bộ Nội vụ trong việc sớm tổ chức hội nghị triển khai Luật Thanh niên, ông Nguyễn Văn Tuyết cho biết, để Luật Thanh niên thực sự có hiệu lực, hiệu quả, đi vào cuộc sống, đòi hỏi các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan nhanh chóng hướng dẫn triển khai thực hiện luật. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng sẽ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, HĐND tăng cường giám sát Luật Thanh niên. Ông cũng đề nghị Bộ Nội vụ sớm tham mưu Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thực hiện Luật Thanh niên, trong đó có việc cụ thể hóa các chính sách của nhà nước đối với thanh niên, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức được quy định trong luật. Các điều giao cho Chính phủ quy định chi tiết cần sớm có nghị định hướng dẫn để thực hiện.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) bày tỏ tin tưởng Luật Thanh niên sẽ đem lại khuôn khổ pháp lý có giá trị trong việc hướng dẫn hoạch định và thực hiện các chương trình, chính sách thanh niên của Chính phủ cho thanh niên Việt Nam, những nhân tố thay đổi chính giúp Việt Nam đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2030. Các nhóm thanh niên khác nhau phải được tôn trọng đầy đủ trong giai đoạn thực thi Luật Thanh niên mới.
"Chúng ta phải nhận ra nhu cầu đặc biệt của các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương như trẻ em gái, thanh niên khuyết tật, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên đồng tính và thanh niên công nhân di cư. Việc bảo vệ họ và quyền của họ cần được đưa vào và thúc đẩy thực hiện trong các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thanh niên 2020 ở các cấp", bà Naomi Kitahara nói.
Trưởng đại diện UNFPA cũng cho rằng, cần nỗ lực hơn nữa để tạo ra một môi trường thuận lợi và các cơ chế linh hoạt cho phép thanh niên tham gia, đặc biệt trong việc đưa Luật Thanh niên trở thành các hành động cụ thể. Hoan nghênh việc chính sách đối thoại với thanh niên được đưa vào Luật, song theo bà Naomi Kitahara, cần có các diễn đàn thân thiện với thanh niên để khuyến khích thanh niên, đặc biệt là các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương tham gia đối thoại thường xuyên với các lãnh đạo nhà nước và các nhà hoạch định chính sách về nhu cầu và mối quan tâm của họ, đặc biệt là trong bối cảnh Mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. UNFPA và các cơ quan khác của Liên hợp quốc tại Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ, tăng cường hơn nữa sự tham gia hiệu quả của thanh niên trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách khác nhau có ảnh hưởng đến đời sống của thanh niên.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe giới thiệu một số nội dung mới của Luật Thanh niên năm 2020, vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên; những tư tưởng đổi mới trong Luật về vị thế của Đoàn Thanh niên, các tổ chức hội thanh niên; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên; trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong thực hiện chính sách thanh niên và trách nhiệm phối hợp của các bộ, ngành, chính quyền các cấp trong triển khai Luật Thanh niên.
Luật nêu rõ, thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên. Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương...
Thông tin về những việc Trung ương Đoàn sẽ thực hiện để triển khai Luật Thanh niên 2020, Bí thư Nguyễn Ngọc Lương cho biết, Trung ương Đoàn sẽ lựa chọn một số vấn đề trọng tâm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là đề án về khởi nghiệp; tăng cường vai trò giám sát của tổ chức đoàn, rà soát các chính sách liên quan đến thanh niên tình nguyện, thanh niên xung phong, nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Thanh niên. Các công việc này sẽ được triển khai trong quý IV/2020.
Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Venezuela, Anh , Ba Lan và Mexico Ngày 14/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela, Ba Lan, Mexico đã tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu theo nghi thức truyền thống tại trụ sở Đại sứ quán tại mỗi nước. Linh cữu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia. Đại sứ...