Phạt hơn 100 cơ sở quảng cáo “thần thánh” hóa thực phẩm chức năng
Vi phạm phổ biến nhất về thực phẩm chức năng đó là kinh doanh không đúng chất lượng như đã công bố, quảng cáo TPCN sai sự thật, cường điệu hóa, thần thánh hóa công dụng…
Đó là thông tin được TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết tại Hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chức năng” do báo Lao Động phối hợp với Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) và Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Theo TS Phong, TPCN được đưa vào Việt Nam từ năm 2000 (13 công ty với 63 sản phẩm chủ yếu kinh doanh, nhập khẩu) với tên gọi là Thực phẩm Thuốc. Sản phẩm này đã nhanh chóng phát triển tại thị trường Việt Nam. Đến năm 2015, Việt Nam có hơn 3.000 cơ sở sản xuất và kinh doanh nhóm TPCN bao gồm cả thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Tỷ lệ sản phẩm sản xuất trong nước chiếm hơn 60%, nhập khẩu hơn 30%. Số người sử dụng TPCN hiện nay tại TP Hà Nội là khoảng 63% người trưởng thành, tại TP Hồ Chí Minh là khoảng 43%.
TS Nguyễn Thanh Phong chia sẻ tại buổi Hội thảo.
Với số lượng kinh doanh sản xuất ngày càng gia tăng, nên những vi phạm cũng ngày càng phổ biến. TS Phong cho biết, những vi phạm khá phổ biến như sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN) không đúng chất lượng như đã công bố. Quảng cáo TPCN sai sự thật, cường điệu hóa, thần thánh hóa công dụng của TPCN, sản xuất TPCN nơi không bảo đảm vệ sinh.
Video đang HOT
Trong 7 tháng đầu năm 2015 (từ 1/1 đến 30/7), Cục ATTP đã thanh tra, phát hiện vi phạm và xử lý 105 cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN với tổng số tiền phạt là 1.895.000.000 đồng.
Trong đó xử lý 102 cơ sở vi phạm về quảng cáo (chiếm 97,1%) số cơ sở vi phạm với tổng số tiềm là 1.383.000.000 đồng và xử lý 3 cơ sở vi phạm các hành vi khác như kiểm nghiệm định kỳ, công bố, ghi nhãn với tổng số tiền là 57.000.000 đồng.
Riêng về vấn đề hàng nhái, hàng kém chất lượng đại diện Ban chỉ đạo 389 cho biết, phần lớn các mặt hàng TPCN làm giả, kém chất lượng đều được nhập từ nước ngoài qua đường tiểu ngạch. Về đến Việt Nam được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và mang đi tiêu thụ. Những sản phẩm làm giả này được bán ra thị trường với giá cao hơn hàng thật.
Điển hình như vụ thu giữ 20 tấn TPCN giả, có nhiều thành phần không đúng như doanh nghiệp công bố tại TP Hà Nội và thu giữ 12 tấn TPCN giả không rõ nguồn gốc tại quận 7, TP Hồ Chí Minh…
Để bảo vệ người tiêu dùng trước “ma trận” TPCN, TS Phong nhắc nhở người tiêu dùng khi lựa chọn TPCN cần sử dụng đúng, dùng đúng; không nghe đồn thổi; đặc biệt TPCN có tính dự phòng cao nhưng không phải thuốc chữa bệnh; trả đúng vị trí của TPCN trong việc dự phòng bảo vệ sức khỏe con người.
Trang tin tức trong ngày cập nhật tin nóng thời sự, xã hội. Điểm báo phụ nữ nhanh nhất.
Theo_Eva
Lực lượng "trong sạch" chống buôn lậu thuốc lá sẽ thành công
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Lực lượng chức năng phải thực sự trong sạch và quần chúng ủng hộ, thì dứt khoát chúng ta sẽ thành công.
Chiều 23/12, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực thiện chỉ thị số 30 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, chủ trì hội nghị.
Thực hiện chỉ thị số 30 về tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá, nhiều biện pháp đã được đẩy mạnh, như: Chống vận chuyển qua biên giới trên bộ, huy động lực lượng cảnh sát biển chống buôn lậu thuốc lá trên biển, quy trách nhiệm cho người đứng đầu các địa phương nếu để xảy ra buôn lậu thuốc lá thường xuyên, quy mô lớn, vận động người dân không tiêu thụ, tiếp tay hoặc buôn lậu thuốc lá...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo hội nghị
Chỉ trong gần 1 năm, các lực lượng chức năng trong cả nước đã bắt giữ hơn 9.600 vụ buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh trái phép thuốc lá nhập lậu, trên 6.000 đối tượng vi phạm, tịch thu hơn 10 triệu bao thuốc lá.
Ngành chức năng cũng đã khởi tố hình sự 179 vụ, 263 đối tượng, phạt tiền thu nộp ngân sách 21 tỷ đồng.
Theo nhận định của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, sau khi có chỉ thị 30, tình hình buôn lậu thuốc lá còn diễn biến phức tạp, nhưng các lực lượng chức năng đã kiểm soát được tình hình.
Buôn lậu thuốc lá qua biên giới còn diễn ra ở nhiều tỉnh thành, lợi dụng địa bàn sông nước, đồng trống, rừng núi để qua mắt lực lượng chức năng, vận chuyển thuốc lá qua biên giới.
Hình thức vận chuyển cũng có sự thay đổi từ rầm rộ sang tinh vi hơn, đối tượng vận chuyển manh động hơn, sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện, kể cả huy động đông người để gây áp lực, cướp hàng, tẩu tán tang vật.
Trong nội địa, trọng điểm tiêu thụ thuốc lá lậu vẫn là TP.HCM, các tỉnh, thành miền Tây Nam bộ và các đô thị. Các cửa hàng bán thuốc lá vẫn bán thuốc lá nhưng thuốc được chia nhỏ, cất giữ ở những nơi khác và dần dần vận chuyển đến nơi bán nên khi lực lượng chức năng kiểm tra cửa hàng, thì số thuốc bắt giữ được không nhiều...
Nguyên nhân chủ yếu do một số địa phương chưa thực hiện quyết liệt, thường xuyên công tác này, phương tiện cho lực lượng chống buôn lậu còn thiếu, người dân biên giới đời sống còn khó khăn và chưa có việc làm ổn định nên dễ trở thành đối tượng vận chuyển.
Trên hết, lợi nhuận từ buôn lậu và kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu rất cao, bình quân chênh lệch giữa ngoài nước và trong nước từ 3.000 - 10.000 đồng/bao, tùy loại thuốc, khiến nhiều đối tượng tham gia vào các công đoạn buôn lậu mặt hàng này.
Về những biện pháp cần tập trung trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Chúng ta mở cao điểm để tấn công buôn lậu và tiêu thụ thuốc lá lậu, xử lý nghiêm và tập trung vào một số địa bàn trọng điểm. Địa bàn nào nhiều vi phạm, nguyên nhân ở đâu...phải được điều tra, xử lý. Đánh cả đầu vào và kiểm soát cả đầu ra. Đặc biệt, các lực lượng chức năng làm công tác chống buôn lậu thuốc là nói riêng và buôn lậu nói chung phải thực sự trong sạch và quần chúng ủng hộ, thì dứt khoát chúng ta sẽ thành công"./.
Minh Hạnh-Vinh Quang
Theo_VOV
40 công ty bị xử phạt 752 triệu đồng vì vi phạm an toàn thực phẩm Trong tháng 10 năm 2015, Cục ATTP phẩm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 40 công ty vi phạm với tổng số tiền phạt là gần 752 triệu đồng. Đồng thời, cơ quan này cũng thu hồi hiệu lực 19 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.Trong 40 công ty vi...