Phát hoảng với thân nhiệt bệnh nhân lên đến 41 độ C, nghi ngờ do nắng nóng
Khoảng 10 giờ sáng ngày 4/7, người dân phường Định Công (Hà Nội) phát hiện người đàn ông trung niên nằm bên vệ đường đã báo công an đưa vào BV Bạch Mai Cấp cứu. Thời điểm nhập viện, thân nhiệt bệnh nhân lên đến 41 độ C, nghi ngờ sốc nhiệt do nắng nóng.
TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng cấp cứu tổng hợp, khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) cho biết, bệnh nhân được công an phường Định Công đưa vào viện trong tình trạng hôn mê, không rõ thân nhân, thân nhiệt lên đến 41 độ C. Với tình trạng này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, tim… và hiện đang cần đánh giá.
Tại thời điểm được đưa vào viện, bệnh nhân hôn mê, thân nhiệt lên tới 41 độ C. Ảnh: H.Hải
Sau hơn 1 tiếng tích cực hạ nhiệt, hiện thân nhiệt bệnh nhân đã xuống 38,5 độ nhưng vẫn đang hôn mê. Công an đang xác định thân nhân bệnh nhân.
Hiện các kết quả chẩn đoán cho bệnh nhân đang chờ, nhưng với biểu hiện ban đầu, rất có khả năng bệnh nhân bị sốc nhiệt do nóng nắng.
TS Tuấn đánh giá với các biểu hiện ban đầu rất có khả năng bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng nắng. Ảnh: H.Hải
Theo TS Tuấn, trong mùa nắng nóng, tình trạng bệnh nhân nhập viện không có thân nhân là có thể xảy ra do say nắng, sốc nhiệt, ngã ra được người dân, người đưa đường đưa vào bệnh viện. nắng nóng ngã ra, không có thông tin.
Vì thế, việc sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị, di chứng mà bệnh nhân phải chịu.
“Ngay khi thấy một người nghi ngờ sốc nhiệt, say nắng với các biểu hiện mặt đỏ bừng, da nóng, khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa… ưu tiên đầu tiên là sơ cứu hạ thân nhiệt cho người bệnh”, TS Tuấn nói.
Lúc này, đừng cố cho người bệnh uống thuốc hạ sốt vì thuốc hạ sốt không có giá trị trong trường hợp này. Việc cần làm đầu tiên là nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới khu vực râm mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp chườm mát vào cùng cổ, nách, bẹn, lau người toàn thân bằng nước mát để nhanh chóng hạ thân nhiệt của bệnh nhân bằng bất cứ biện pháp nào.
Thậm chí có thể dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người… Nếu độ ẩm không khí thấp, cần bọc bệnh nhân trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh.
Video đang HOT
Trong quá trình cấp cứu, hãy nhờ người gọi xe cấp cứu trong khi tìm cách hạ thân nhiệt của bệnh nhân.
Theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống còn 38,5 hay 39 độ C rồi chuyển bệnh nhân đến viện nhanh nhất.
Để phòng ngừa say nắng, những người làm việc ngoài nắng nóng lâu phải trang bị phương tiện bảo hộ tốt nhất gồm áo dày che kín phần gáy, mũ rộng vành che kín đỉnh đầu, chống mất nước. Khi nhiệt độ lên cao nắng nóng ngay gắt ở giờ cao điểm 11h – 15 giờ nên hạn chế hoạt động ngoài trời và hãy uống đủ nước.
Hãy cẩn trọng với say nắng, nhiều người chủ quan say nắng “chừa mình” nhưng say nắng đến rất nhanh. Thân nhiệt bệnh nhân lên rất cao (có thể trên 39,5 độ C); Da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi); Mạch nhanh, mạnh; Đau đầu nhức nhối; Chóng mặt, buồn nôn khiến bệnh nhân nhanh chóng không kiểm soát được bản thân. Với những trường hợp nặng hơn nữa có thể gây tổn thương não, mê sảng, mất ý thức, thậm chí tử vong, vì thế hãy luôn cẩn trọng phòng say nắng trong ngày hè.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Chống sốc nhiệt khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, hãy trang bị ngay những giải pháp này
Sốc nhiệt là hiện tượng thường xuyên phải đối mặt vào mùa hè nhưng rất có thể bạn chưa biết cách phòng tránh, gây tổn hại sức khỏe.
Mấy ngày gần đây, nắng nóng đỉnh điểm kéo dài khiến tình trạng sức khỏe của chúng ta ít nhiều bị ảnh hưởng. Trong đó, sốc nhiệt là tình trạng vô cùng đáng sợ, có thể gặp ở mọi độ tuổi khi trời nắng nóng đỉnh điểm như hiện nay.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, đối tượng dễ bị sốc nhiệt nhất chính là trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, hiếu động, hay chạy nhảy... nên nguy cơ mất nước do toát mồ hôi, mất muối là rất lớn.
Mấy ngày gần đây, nắng nóng đỉnh điểm kéo dài khiến tình trạng sức khỏe của chúng ta ít nhiều bị ảnh hưởng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, sốc nhiệt hay còn gọi là say nắng, say nóng là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Khi bị sốc nhiệt, bệnh nhân có thể bị tổn thương não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt thường là rối loạn nhẹ liên quan đến nhiệt như chuột rút, ngất xỉu và kiệt sức vì nóng. Ngoài ra, sốc nhiệt còn có các triệu chứng khác, bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê.
Điều đáng nói, sốc nhiệt là hiện tượng không có dấu hiệu cảnh báo trước. Do đó, quan trọng nhất là bạn cần biết cách phòng tránh sốc nhiệt để tránh những biến chứng đáng sợ như đột quỵ, thậm chí là tử vong. Một vài gợi ý để phòng chống sốc nhiệt của chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn:
Tránh những nơi có nhiệt độ quá cao
Nếu có thể, bạn nên tránh đi đến những nơi có nhiệt độ quá cao. Vào những ngày nắng nóng trên 40 độ C không nên ra ngoài trời trong khoảng thòi gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Nên xem dự báo thời tiết trước khi lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là trong mùa hè. Nếu bạn phải đi ra ngoài trong những thời điểm nắng nóng, đừng quên mang theo một chiếc mũ hoặc một chiếc ô.
Nếu có thể, bạn nên tránh đi đến những nơi có nhiệt độ quá cao.
Nếu phải đi lại hay làm việc ngoài trời nắng không nên làm việc quá 2 giờ liên tục dưới nhiệt độ cao, cần nghỉ ngơi bù nước giữa giờ làm. Không cho trẻ em hay người già, người mắc các bệnh mạn tính tắm biển dưới trời nắng nóng quá 1 tiếng.
Uống nhiều nước hơn
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bình thường, bạn cần uống 2,5 lít nước mỗi ngày. Nhưng nếu bạn phải di chuyển nhiều trên đường hay làm việc ngoài trời thì cần bổ sung thêm nhiều nước hơn. Tốt nhất là uống các loại nước có tác dụng thanh nhiệt, giải nóng như nước chè xanh, trà đá, nước hoa quả, ăn hoa quả mọng nước như bưởi, cam, chanh, dưa hấu...
Tăng cường thực phẩm giàu selen
BS Dũng cũng cho rằng, ngoài việc ăn nhiều hoa quả giàu vitamin A, C, E, bạn cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa selen. Đây là vi lượng rất cần cho cơ thể lúc nắng nóng, có nhiều trong thịt, tôm cua, sò, ốc, rau xanh, thực phẩm giàu protein.
Ngoài việc ăn nhiều hoa quả giàu vitamin A, C, E, bạn cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa selen.
Uống nhiều nước đậu đen, nước chanh pha chút muối
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nước đậu đen trong Đông y, hạt đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt... Đậu đen cũng được sử dụng điều trị các bệnh lú về phong nhiệt rất tốt, ngoài ra đậu đen còn có thể kết hợp với một số vị thuốc Đông y khác để điều trị bệnh... Do đó, ninh nước đậu đen uống hàng ngày sẽ giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng cực điểm này rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng mách mọi người nên uống nước lọc mát có pha thêm một chút chanh và muối. Bạn chỉ cần lấy một bình nước, pha thêm chút muối nhàn nhạt, rồi vắt thêm nửa quả chanh và thả cả vỏ nửa quả chanh vào chai nước. Đi đường thỉnh thoảng không khát cũng nhấp uống một ngụm, có tác dụng giải nhiệt, tiếp khoáng cho cơ thể rất tốt.
Ninh nước đậu đen uống hàng ngày sẽ giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng cực điểm này rất hiệu quả.
Bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải
Đối với người chuyên tập luyện hoặc làm việc nhiều ngoài trời nắng nóng có thể dùng nước thoa tay chân, rửa mặt, gáy sau 1-2 giờ mỗi lần để làm mát cơ thể, giảm sốc nhiệt. Khuyến khích bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải trong các đợt nóng. Để giảm bớt tiền mua các loại nước uống dành riêng cho người chơi thể thao, mỗi buổi tập nên dừng nghỉ vài lần để uống nước giải nhiệt như nước chè xanh.
Không mặc đồ bó sát
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên), với tiết trời nắng nóng như hiện nay, nếu phải di chuyển trên đường cần mặc các loại quần áo che chắn kín nhưng có chất vải mát, có tác dụng thoát nhiệt như vải cotton, vải lanh...
Tránh mặc những loại đồ bó sát, vì sẽ làm da nghẹt thở, đổ mồ hôi nhiều và nhớp nháp, dẫn đến mất nước, khó chịu.
Nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái cơ thể. Tránh mặc những loại đồ bó sát, vì sẽ làm da nghẹt thở, đổ mồ hôi nhiều và nhớp nháp, dẫn đến mất nước, khó chịu. Cần dùng đồ rộng, nhẹ và sáng màu. Tránh các màu rực rỡ, đen, thẫm màu vì sẽ gây hấp nhiệt và nóng hơn.
Ngoài ra, giới chuyên gia nhận định khi bị sốc nhiệt, bạn cần nhanh chóng làm những bước sơ cứu khi bị sốc nhiệt để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Theo Helino
Gần 1000 bệnh nhân đột quỵ cấp cứu mỗi tháng Tại khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) mỗi ngày tiếp nhận từ 25 - 30 bệnh nhân đột quỵ. Đáng nói, phần lớn trong số đó, khi mới bị với các biểu hiện nhẹ người bệnh chủ quan theo dõi tại nhà... đợi phục hồi, hoặc dùng thuốc theo truyền miệng nên khi đến viện đã qua giờ vàng. Chuyên gia cảnh báo...