Phát hoảng với kiểu đầu độc, chết giấc khi vào TPP
Việt Nam tham gia TPP với tư cách là một nước nông nghiệp chứ không phải là công nghiệp. Thế nhưng những sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi đang bị “đầu độc” ngày càng phổ biến. Do vậy nguy cơ chưa kịp cạnh tranh hội nhập đã chết ngay trên sân nhà là rất gần.
Hàng loạt vụ “đầu độc” thực phẩm như cho lươn ăn thuốc tránh thai, nuôi heo bằng chất tạo nạc… đang làm ngành chăn nuôi và ngành thực phẩm chết ngay trên sân nhà. Chính người tiêu dùng (NTD) trong nước đang có xu hướng sợ dùng thực phẩm trong nước và đang tìm hàng nhập khẩu để thay thế như thịt bò Úc, gà nhập khẩu…
Mất hết niềm tin
Thực phẩm bẩn chứa chất cấm độc hại vài năm trở lại đây đang là vấn đề gây nhiều bức xúc lẫn lo lắng trong dư luận. Thông tin thịt heo có chất tạo nạc tràn lan trên thị trường khiến NTD hoang mang bởi trong cơ cấu các loại thịt sử dụng trong bữa ăn người Việt thì thịt heo chiếm hơn 70%.
Đứng trước ma trận thực phẩm bẩn tràn lan, nhiều NTD hiện nay đang có xu hướng quay sang mua các thực phẩm hữu cơ, có chứng nhận an toàn dù giá có thể đắt hơn nhiều lần. Đặc biệt, NTD trong nước đang có thói quen mua hàng ngoại nhập vì họ tin rằng hàng đó được kiểm dịch chặt chẽ và các nước xuất khẩu này uy tín.
Chị Phương Thảo (quận 3, TP.HCM) cho biết từ khi chị mang bầu, đi mua thực phẩm là thấy lo sợ về chất lượng ảnh hưởng tới con cái mình sau này. Vì vậy, chị chuyển sang mua thực phẩm nhập khẩu từ các nước như Mỹ, Nhật, Canada, Úc, New Zealand… Đa phần chỉ mua củ, quả ngoại nhập, ăn bò Úc. Chỉ có rau xanh chị nói nhập khẩu không có nên phải mua ở các cửa hàng rau hữu cơ (không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học), giá cao gấp 3-8 lần rau thường.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Theo ông Minh, chủ một cửa hàng thực phẩm hữu cơ ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), NTD ngày càng tìm đến cửa hàng ông nhiều hơn trước đây. Hàng nhập khẩu có chứng nhận hữu cơ được nhiều người lựa chọn. Khách hàng tìm hiểu thông tin rất kỹ về trang trại trồng rau quả hữu cơ của cửa hàng, đối tác chứng nhận, sản phẩm nhập khẩu. Họ quan tâm đến chất lượng, ăn ít, chấp nhận giá cao nhưng an toàn.
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết xu hướng mua hàng ngoại nhập đang ngày càng nhiều. Cứ nhìn vào sản lượng nhập khẩu bò Úc tăng lên theo từng năm. Thịt gà Mỹ giá rẻ bất thường nhập về số lượng lớn cũng hoành hành thị trường khiến người nuôi gà trong nước lỗ nặng.
Thêm vào đó là thịt heo, bò, gà của Pháp, Ba Lan, Canada và một số nước châu Âu cũng đang xúc tiến việc xuất khẩu sang Việt Nam trong thời gian tới. Chứng tỏ các nhà xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đã nhìn thấy nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường Việt Nam.
“Không phải đợi đến khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), TPP thì hàng ngoại giá rẻ mới có cơ hội tràn vào cạnh tranh, đè bẹp hàng trong nước. Vài năm trở lại đây, chính NTD đã dần quay lưng với thực phẩm trong nước. Thực phẩm bẩn làm NTD lo sợ, họ mua hàng nhập khẩu cho an toàn, thấy rau quả trong nước sợ chẳng khác gì sợ hàng Trung Quốc” ông Bình chia sẻ.
Mất thị trường xuất khẩu
GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia lĩnh vực nông nghiệp, cho biết những vụ “đầu độc” thực phẩm không chỉ ảnh hưởng tới NTD, làm loạn thị trường trong nước mà ảnh hưởng lớn đến các ngành hàng xuất khẩu.
GS Xuân cho rằng hàng xuất khẩu làm tốt chất lượng nhưng “con sâu làm rầu nồi canh”, những thông tin xấu trong nước sẽ lọt tới tai các nhà nhập khẩu, nhà quản lý và NTD ở các thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam. Điều này ảnh hưởng rất lớn, như thông tin trà dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng cao, trái cây, cá nuôi dùng nhiều thuốc kháng sinh… sau khi trong nước phát hiện. Lập tức truyền thông nước ngoài đưa tin cơ quan quản lý kiểm chặt, dựng hàng rào kỹ thuật với tiêu chí khắt khe hơn khiến việc xuất khẩu khó khăn hơn.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), lo ngại thực phẩm bẩn không chỉ ảnh hưởng uy tín, chất lượng hàng xuất khẩu mà có thể dẫn đến mất thị trường xuất khẩu đối với nhiều ngành hàng.
Con tôm xuất khẩu sang Trung Quốc quá dễ dãi về chất lượng khiến thương lái, thậm chí doanh nghiệp (DN) tổ chức bơm tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng kiếm lợi nhuận khổng lồ. Nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu những thị trường khác bị thiếu trầm trọng vì người nuôi tập trung bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc được giá hơn.
Theo ông Hòe, thiếu nguyên liệu, nguyên liệu kém chất lượng khiến DN không đáp ứng được những hợp đồng lớn, mất dần thị trường. Chưa kể những thị trường khó tính, họ kiểm chặt nếu có lô hàng nào vi phạm nhiều lần sẽ tạm ngưng nhập khẩu, thiệt hại cho cả ngành.
Theo Pháp luật TP.HCM
Doanh nghiệp còn mơ hồ về hội nhập
Sáng nay, 9-6, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2015 với chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập quốc tế" đã được khai mạc với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện
Ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tháng 4-2015, VCCI đã công bố khảo sát doanh nghiệp. Theo đó, 46% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 50% doanh nghiệp FDI dự kiến sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2012 đến nay.
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của khu vực tư nhân trong nước còn chưa được cải thiện đáng kể. Trong số các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động thì doanh nghiệp lớn chiếm chưa tới 2%; doanh nghiệp vừa chiếm 2%, còn lại 96% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Quy mô nhỏ, tính chất phi chính thức lớn, quản trị yếu kém, công nghệ lạc hậu, khó tiếp cận vốn vay, tiếp cận thị trường, sức cạnh tranh không cao... Việt Nam đang thiếu trầm trọng các doanh nghiệp quy mô vừa để sẵn sàng hội nhập quốc tế. "Không nhiều doanh nghiệp biết về các hiệp định thương mại tự do (FTA), càng ít hơn nữa các doanh nghiệp có sự chuẩn bị cho các FTA này"- ông Vũ Tiến Lộc nói.
Cùng quan điểm này, ông Trần Anh Vương- Phó Chủ tịch thường trực Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội cho hay, chỉ còn 6 tháng nữa sẽ kết thúc năm hội nhập, nhưng phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn hầu như chưa chuẩn bị hành trang cho cuộc hội nhập nhập này. Đa số doanh nghiệp vẫn thụ động điều chỉnh mình nhiều hơn là chủ động hội nhập, lo lắng cho những công cụ bảo vệ thị trường nội địa trước hàng nhập khẩu. Đồng thời, với việc vấp phải rào cản phòng vệ từ ngay những thị trường rất gần gũi trong khối sẽ khiến cho việc thị trường mặc dù được mở ra nhưng khó tiếp cận, sẽ phản tác dụng và thậm chí còn bị thu hẹp lại khi phải chia sẻ tuyệt đối thị trường trong nước.
"Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước đang cảm nhận những thách thức lớn hơn bao giờ hết khi năm 2015 được xác định là năm hội nhập với rất nhiều các hiệp định song phương và đa phương được ký kết như: AEC, TPP, FTA Việt Nam- EU...".
Đánh giá cao kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam, bà Sherry Boger- Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) cho biết, năm 2014, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng 20%, đạt 36,3 tỷ USD. Đến năm 2020, con số này có thể tăng lên 72 tỷ USD nếu xu thế này tiếp tục được duy trì và có thể cao hơn nếu TPP được ký kết.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu để tham gia chuỗi cung ứng cho các nhà máy FDI. Chỉ 36% số doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất theo định hướng xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Malaysia và Thái Lan là 60%. Chỉ có 21% doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam vào kim ngạch xuất khẩu thấp hơn nhiều so với các nước khác.
Bà Sherry cho rằng, để hội nhập tốt hơn, Việt Nam cần lựa chọn phát triển 5 lĩnh vực công nghiệp để phát triển trong các cụm công nghiệp và sản phẩm trong chuỗi giá trị: điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm, máy móc nông nghiệp và du lịch. Trong quá trình này, cần chú ý hợp tác với khu vực tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp FDI.
Theo tính toán của các chuyên gia, nếu TPP được ký kết, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 38,4%, lên mức 307 tỷ USD. Ngoài ra, tăng trưởng GDP với TPP sẽ rất cao, năm 2025 có thể lên tới 10,5%/năm.
Việt Nam đang tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, đủ khả năng hội nhập, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp vẫn băn khoăn về thủ tục đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng với hệ thống năng lượng chưa bền vững, hệ thống đường giao thông, cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu cũng khiến nhà đầu tư lo ngại.
Theo_An ninh thủ đô
Con rể đầu độc mẹ vợ vì bị ngăn hạnh phúc Người con rể hai lần đầu độc mẹ vợ vì nghĩ mẹ vợ ngăn cản hạnh phúc của mình. Người con rể là Lê Văn Tâm (36 tuổi, ngụ thôn Hòa Phú, xã Xuân Hòa, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên). Nạn nhân chinh là mẹ vợ của Tâm - bà Nguyễn Thị T (70 tuổi, ngụ cùng địa phương). Đêm 16/10 bà...