Phát hoảng kiểu lấy nhà nghỉ làm ‘trường quay’
Gần đây, một số vụ lộ clip phòng the của mình và bị tung lên mạng đã chịu những hậu quả nặng nề. Đây không chỉ là bài học cho những người trong cuộc, mà còn là lời cảnh tỉnh sâu sắc đối với những ai có sở thích “oái ăm” này.
Thời gian vừa qua, nhiều dân chơi giới trẻ đã chọn nhà nghỉ luôn làm điểm hẹn tập thể. Nhiều “dân chơi” không chỉ sử dụng nhà nghỉ để quan hệ tình dục mà còn dùng làm “trường quay”.
Chọn nhà nghỉ đẹp để quay clip
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, việc ghi lại hình ảnh của mình không còn khó khăn. Đó là câu trả lời tại sao lại tràn ngập những clip sex hay clip đánh nhau của học sinh sinh viên.
Nhiều “dân chơi” dùng nhà nghỉ làm “phòng thu, phòng ghi hình” – Ảnh: ANTĐ
Chúng tôi đã ghi lại khá nhiều câu chuyện liên quan đến việc “dân chơi” vào nhà nghỉ quay clip thông qua các lễ tân nhà nghỉ.
Anh N.T.T nhân viên một nhà nghỉ trên đường T.Đ cho biết: “Cách đây 1 năm, lúc đó khoảng 20h đêm, cậu thanh niên mặt búng ra sữa đến nhà nghỉ của tôi. Sau khi đặt phòng cậu ta còn gọi tôi lên sửa ổ cắm điện để sạc pin. Cậu ta nói điện thoại hết nhẵn pin để… quay clip. Chẳng mấy khi có dịp!”. Hôm đó cậu ta còn mang theo cả máy tính xách tay, tôi nghe lén được 2 người nói với nhau: Quay xong copy vào máy rồi xem luôn cho tiện. Nếu hình ảnh xấu mình xóa luôn…”.
Nhiều đôi khá khó tính trong việc chọn nhà nghỉ, họ cho rằng làm chuyện “người lớn” thì ở đâu chả được. Nhưng vào nhà nghỉ xịn thì sẽ có “trường quay” ấn tượng.
Còn anh M.Đ, nhân viên kỳ cựu của nhiều “nhà nghỉ” lại chia sẻ: “Có những đôi trước khi thuê phòng còn hỏi nhân viên, chăn ga gối đệm đẹp không? Màu gì? Ánh sáng có tự nhiên hay ánh sáng đèn. Kiểm tra rồi mới quyết định thuê. Không hỏi, nhưng chắc chắn họ muốn dùng nhà nghỉ để quay phim “ nóng”…”.
Một nhân viên lễ tân nhà nghỉ khu vực Mai Động cũng khoe: “Em mới làm cho nhà nghỉ được 2 năm, nhưng chứng kiến cũng lắm chuyện bi hài. Hôm đó vào buổi trưa, có một đôi đi xe khá xịn vào hỏi phòng. Cô gái được trang điểm khá đẹp và vận một bộ váy ngắn hết cỡ. Còn cậu bạn trai tay ôm chiếc máy camera khá to cùng chiếc chân máy. Lúc đầu nhìn tưởng… đài truyền hình nào đó. Hỏi ra mới biết đôi này đi làm clip… kỷ niệm 1 năm yêu nhau”.
Video đang HOT
Quay clip, giữ thời xuân sắc?
Đối với những nhân viên phục vụ cho các nhà nghỉ, thì việc bắt gặp học sinh vào không phải là chuyện hiếm. Theo lời họ thì học sinh thường chọn những nhà nghỉ kín đáo và… quen. Anh M.Đ cho hay: “Học sinh vào nhà nghỉ thường vào ban ngày, đa số là bỏ học đi chơi cùng bạn. Nhiều đôi vào trong giờ nghỉ trưa. Việc quay clip là chuyện rất đơn giản, vì ai cũng có điện thoại. Hơn nữa điện thoại có chức năng quay phim chụp ảnh là rất phổ biến”.
Đ.T. một tay chơi cũng là một cậu chủ nhỏ của một nhà nghỉ trên đường T.Y tỏ vẻ khá kinh nghiệm: “Chính bản thân em trước là học sinh cũng đã từng quay clip “người lớn” với bạn gái tại nhà nghỉ. Cũng chỉ với mục đích xong rồi xem lại hình ảnh của mình”.
Theo lời kể của T., rất nhiều bạn bè trước kia có cái thú quay clip “nóng” của chính mình rồi xem lại.
Có hàng trăm lý do để các “dân chơi” tự quay clip “nóng” của chính mình. Người thì muốn tạo scandal, người thì muốn xem lại hình ảnh độc của mình…. Nhưng theo anh Đ.T, nhiều người muốn lưu giữ lại thời kỳ xuân sắc của mình. Khi nào hứng thú lại mang ra xem.
Trên thực tế, nhiều người chưa thể ý thực được sự nguy hại khi quay clip “nóng” của chính mình. Nếu một khi những hình ảnh riêng tư này lọt sang tay người khác, thì hậu quả của nó thật sự khôn lường.
Gần đây, một số vụ lộ clip phòng the của mình và bị tung lên mạng đã chịu những hậu quả nặng nề. Đây không chỉ là bài học cho những người trong cuộc, mà còn là lời cảnh tỉnh sâu sắc đối với những ai có sở thích “oái ăm” này.
Theo Vietnamnet
Vì sao nữ sinh thích đánh nhau rồi tung lên mạng?
"Tôi muốn nói rằng nhiều thanh niên Việt Nam đang đánh mất mình khi xã hội chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Đánh bạn rồi tung lên mạng có thể khiến chúng thấy vui sướng, vì sự khác thường của mình..." , bà Lotta Sylwander, trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tại VN nói.
Nhân dịp Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) vừa công bố báo cáo "Tình hình Trẻ em 2011", PV báo SGTT đã có cuộc trao đổi với bà Lotta Sylwander, trưởng đại diện tại Việt Nam.
Thưa bà, chuyện nữ sinh các trường trung học đánh nhau rồi tung video lên internet gần như đang trở thành hiện tượng, gây nên mối lo ngại lớn trong xã hội. Bà lý giải vấn đề này như thế nào?
Tôi không phải nhà tâm lý học, nhưng có thể nói rằng, đó là một dạng cư xử đang phát triển trong một xã hội khi mà mọi người cảm thấy không an toàn. Và đó là một cách, dù là một cách rất kỳ lạ, để cảm thấy sức mạnh của mình, hoặc là để thể hiện sức mạnh của mình trước những người khác.
Tất nhiên những nữ sinh này, hoặc có thể những nam sinh cảm thấy không an toàn ở môi trường xung quanh, nên chúng cũng có cảm giác không an toàn ở trường học. Nếu ở môi trường mà chúng không thể yêu thương người khác hoặc không được người khác yêu thương thì rất dễ cư xử như thế. Có cái gì đó trở nên tồi tệ, bởi vì nếu tôi chắc bạn không cư xử thế thì tôi cũng không làm thế.
Nhưng tại sao cách cư xử đó lại trở nên phổ biến?
Thật không may là công nghệ hiện đại cũng "giúp một tay" trong việc này. Những nữ sinh gây lộn đó có thể cho những người khác xem những đoạn video ghi lại cảnh đánh đập cô bạn khác. Điều này thật là kinh khủng. Và chúng ta cần lưu ý là những nữ sinh khác sẽ có can đảm làm tương tự vì đã thấy những bạn khác đã làm điều đó trên internet "đầy rẫy" rồi, và chúng chỉ làm giống thế thôi.
Hiện nay chúng tôi (Unicef) đang bàn với nhà cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam (email, messenger), về việc làm sao chúng ta có thể đưa ra một chương trình sử dụng internet an toàn. Chương trình này sẽ cho giới trẻ biết làm sao có thể tự bảo vệ mình khỏi những loại thông tin. Chúng tôi cũng bàn về việc thông tin như thế nào và ngăn chặn ra sao. Có thể người lớn chúng ta không hiểu những gì tuổi 15 nghĩ, không dùng Facebook nhưng thanh niên thì nhìn nhận tất cả đó là mạng xã hội trên internet. Và chúng sử dụng, hưởng lợi và cũng bị lạm dụng. Do đó rất quan trọng phải có một chương trình dạy về sử dụng thông tin cho những người sử dụng internet ở Việt Nam. Tôi hy vọng chương trình này sẽ được khởi động vào cuối năm nay.
Theo bà Lotta Sylwander, nếu ở môi trường mà các nữ sinh không thể yêu thương người khác hoặc không được người khác yêu thương thì rất dễ cư xử như thế này.
Trở lại với hiện tượng nữ sinh đánh nhau, bà nghĩ thế nào về vai trò của gia đình và nhà trường?
Tôi nghĩ họ nên nhận lấy phần nhiều trách nhiệm về việc này. Tôi biết rằng hiện nay có giáo viên e sợ học sinh của mình, và học sinh cũng không tôn trọng thầy cô, người lớn . Nhưng chúng ta cần phải xem xét cách mà những người lớn đối xử với giới trẻ. Và rồi hầu hết giới trẻ sẽ phản ứng lại cách mà chúng được người lớn đối xử, theo kiểu "người lớn có tôn trọng chúng tôi không thì chúng tôi sẽ tôn trọng lại", và "nếu chúng tôi sợ hãi người lớn thì cũng không có chuyện tôn trọng".
Chúng ta đã không thực sự chú ý, quan tâm đến chúng. Thực ra điều này đã xảy ra ở nhiều nơi chứ không riêng gì ở Việt Nam.
Ý bà là sự chuyển biến của giới trẻ trong xã hội hiện đại?
Đúng vậy, tôi cũng thấy tình trạng tương tự ở đất nước tôi (Thụy Điển). Trong xã hội hiện đại, con người cảm thấy mất định hướng, không có ai nói với các em rằng làm thế này, làm thế kia là sai. Và hành động đó (đánh bạn rồi tung lên mạng - PV), có thể khiến chúng thấy vui sướng, vì sự khác thường của mình. Nhưng không có ai hướng dẫn, chỉ bảo cho các em.
Tôi muốn nói rằng nhiều thanh niên Việt Nam đang đánh mất mình khi xã hội chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Chúng ta dễ dàng thấy họ ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM. Và chúng không có sự hướng dẫn thực sự, về cách làm sao sống trong xã hội hiện đại. Vì thế nhiều thanh niên rơi vào nghiện ngập, trở nên bạo lực...
Tôi cho rằng, xã hội hiện đại đôi khi cũng đồng nghĩa với việc giới trẻ phải tự mình khôn lớn lên. Có thể là gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, hoặc cha mẹ chúng bận việc suốt cả ngày. Có thể chúng quanh quẩn với ông bà, cậu dì...suốt nhưng đó là gia đình lớn, không có người sát bên cạnh và khiến chúng cô đơn. Nên chúng dễ rơi vào các cạm bẫy, trở nên hành xử xấu hoặc có thể bị lạm dụng bởi kẻ xấu.
Vậy theo bà, chúng ta cần làm gì để định hướng lại giới trẻ?
Tôi lấy một ví dụ thế này. Có những thanh niên bị gọi là gangster (kẻ xấu), được kêu gọi tham gia vào câu lạc bộ bóng đá. CLB đó có rất nhiều hoạt động xã hội và dần dần những anh chàng đó đã chuyển hướng. Chúng không muốn gây lộn với mọi người xung quanh nữa, mà muốn giao lưu, vui chơi và muốn giúp đỡ mọi người.
Đó là một ví dụ làm sao để những người trẻ mất định hướng tham dự vào xã hội, tham gia vào các hoạt động để chúng cảm thấy vai trò của mình trong xã hội hiện đại .
Nói cách khác, chúng ta phải làm sao gắn kết được vai trò của giới trẻ trong xã hội, đảm bảo chúng là một phần của những gì đang diễn ra. Đừng bắt chúng im lặng, không được lên tiếng và khiến chúng thấy trách nhiệm của mình trong những gì đang diễn ra ở đời sống, để chúng có thể đóng góp cho xã hội.
Người lớn chúng ta cần lắng nghe giới trẻ, để chúng tham gia vào các diễn đàn khác nhau, để chúng có tiếng nói quyết định, được bàn bạc ở những lĩnh vực mà mọi người được hỏi "bạn cần gì?". Chúng ta phải biết giới trẻ cần gì và chúng muốn thấy gì sẽ diễn ra ở tương lai. Chẳng hạn như cùng tham gia bàn về cải cách giáo dục, đào tạo nghề ở Đại học, bày tỏ ý kiến muốn được thúc đẩy bản thân như thế nào...Điều này còn giúp thanh niên hình thành kỹ năng của người lao động tương lai, góp phần thúc đẩy Việt Nam phát triển.
Chúng ta cần cung cấp những chỉ dẫn, những thông điệp xã hội. Tất nhiên điều này khá phức tạp nhưng cần phải làm để giới trẻ thấy được ý nghĩa của cuộc sống. Truyền thông cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc đưa một bức tranh tích cực, giới trẻ sẽ không bị mắc kẹt và không đi chệch hướng . Tôi mong chúng ta có thể làm việc với truyền thông , đưa ra bức tranh tích cực tươi sáng về tương lai cho giới trẻ.
Xin cảm ơn bà!
Theo SGTT
Khó quản lý việc học sinh sử dụng ĐTDĐ Quay clip, ghi âm và chụp ảnh không lành mạnh rồi tung lên mạng là những dấu hiệu cảnh báo về văn hóa sử dụng điện thoại di động trong giới học sinh. Trong khi luật pháp không thể mạnh tay do cụm từ "vị thành niên" thì ngành giáo dục lại ở thế khó. Thời gian gần đây, vấn đề "bạo lực...