Phát hiện xương sinh vật lạ trôi dạt vào bãi biển New Zealand
Người dân địa phương chưa thể tìm ra nguồn gốc của một bộ xương động vật bí ẩn trôi dạt vào bãi biển ở New Zealand.
Bộ xương có chiều dài hơn 2m được bác sĩ thú y Maria Lombard phát hiện trên bãi biển Waitarere ở phía bắc thành phố Wellington, New Zealand.
Bộ xương lạ được bà Lombard phát hiện trên bãi biển Waitarere ở phía bắc thành phố Wellington, New Zealand.
Bộ xương có nhiều các khớp sụn, cột sống dài và đầu giống một con rồng khổng lồ. Bà Lombard đã chụp một số hình ảnh và gửi tới bảo tàng Te Papa ở Wellington với hy vọng các chuyên gia có thể xác định bộ xương thuộc về loài sinh vật nào.
Video đang HOT
Loài cá đuối Dipturus innominatus.
Sau khi những hình ảnh bộ xương được đăng tải lên mạng xã hội Twitter, số người phỏng đoán rằng đó là bộ xương của loài cá đuối trơn (Dipturus innominatus).
Loài cá đuối Dipturus innominatus sống phổ biến tại vùng biển New Zealand và có tuổi thọ lên tới 24 năm. Chúng có thể lặn sâu tới 1.200m nhưng không thể bơi ở độ sâu dưới 800m.
Theo Dân Việt
Bí ẩn loài "nửa thực vật, nửa động vật" duy nhất trên Trái Đất
Loài sên biển này cũng khiến nhiều người thích thú với vẻ ngoài độc đáo, dễ thương của chúng.
Trên thế giới, tồn tại một số loài ốc sên biển có chất diệp lục trong cơ thể mà nhờ đó, chúng có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ ánh sáng mặt trời giống như thực vật. Tuy nhiên, có một loài sên biển độc nhất trên thế giới có tên Sacoglossans không có chất diệp lục mà vẫn có thể sống sót.
Hình ảnh về loài "nửa thực vật, nửa động vật" Sacoglossans.
Khác với một số loài sên biển, Sacoglossans không có chất diệp lục nhưng vẫn có thể sống sót.
Điều này đã thôi thúc các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Họ nhận thấy loài sacoglossans này có khả năng "hút chất" từ các sợi tảo. Thay vì tiêu hóa thức ăn giống như những loài động vật thông thường, chúng giữ lại chất diệp lục từ tảo. Từ đó, chúng có thể tổng hợp chất dinh dưỡng từ mặt trời.
Tuy nhiên, chỉ đơn giản là "đánh cắp" diệp lục thì không thể lấy năng lượng từ mặt trời được. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cơ thể Sacoglossans còn sở hữu gen khác với các loài động vật thông thường, cho phép nó tổng hợp năng lượng.
Như vậy, Sacoglossans có tới hai cấp độ gen khác nhau, vừa của động vật và vừa của thực vật. Điều này cũng cho thấy, gen này có thể đã tiến hóa trước khi có sự phân tách giữa động vật và thực vật từ cách đây rất lâu. Chúng cũng là bằng chứng cho một mối liên hệ tiến hóa giữa các gen của động vật và thực vật.
Sacoglossans hút chất diệp lục từ tảo, kết hợp với loại gen đặc biệt để tổng hợp năng lượng mặt trời.
Sacoglossans có tới hai cấp độ gen khác nhau, vừa của động vật và vừa của thực vật.
Chúng cũng là bằng chứng cho một mối liên hệ tiến hóa giữa các gen của động vật và thực vật.
Theo Dân Việt
Bắt được "quái ngư" mình trắng, đầu cá heo ở Hồ Tây Con "quái ngư" này nặng 3kg, thân màu trắng, đầu giống cá heo, được một thợ câu câu được ở ven Hồ Tây (Hà Nội). Anh Trần Lĩnh Huế (28 tuổi, ở phố Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội; người mua con cá lạ) kể lại: Khoảng 5h30 ngày 26/9, anh đi tập thể dục ở ven Hồ Tây thì thấy thợ...