Phát hiện xác ướp voi ma mút 10.000 tuổi
Một loài ma mút tuyệt chủng trong thời tiền sử đã được tìm thấy với xác ướp nguyên vẹn dưới lớp băng từ 10.000 năm trước.
Một người thợ săn đã phát hiện ra xác ướp voi ma mút tại vùng đất băng giá ở Siberia và đã nhanh chóng được chuyển tới các nhà khoa học. Theo nhận định ban đầu, đây là một con vui ma mút sống cách đây hơn 10.000 năm, khoảng 3-4 tuổi được tìm thấy trong khu vực Ust-Yansky Yakutia, một phần xa xôi của Siberia.
Xác ướp được tìm thấy tại Siberia
Video đang HOT
Các bộ phận dường như còn nguyên vẹn
Những bộ phận bên ngoài như chân, lông hay mắt và thậm chí các cơ quan nội tạng bên trong vẫn còn nguyên vẹn. Chú voi ma mút này có những vết thương trên cơ thể, được cho là của thợ săn hay các loài thú ăn thịt như sư tử. Tuy nhiên một vết rạch dài trên lưng từ một công cụ cho thấy đây chính là hành động tàn sát của người tiền sử. Điều này cho thấy con người đã bắt đầu săn bắt chúng khi lớp băng bao phủ 40% Bắc bán cầu.
Trong khi nhiều bộ xương của loài động vật huyền thoại này đã được tìm thấy ở đồng bằng băng giá, nhưng đây là con voi ma mút duy nhất được tìm thấy khi còn nguyên vẹn toàn bộ.
Với xác ướp này, các nhà khoa học tin rằng sẽ có thêm được nhiều thông tin từ trong quá khứ, không chỉ về những sinh vật, mà cả con người sống trong thời kỷ băng hà. Con voi này đã được gỡ bỏ hộp sọ, cột sống, xương sườn và xương chậu. Hộp sọ của nó cũng đã được tìm thấy gần nơi phát hiện.
Voi ma mút trong huyền thoại
Việc tìm thấy xác ướp càng chứng minh hành động săn bắt của con người đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài voi ma mút này. Các nhà khoa học đã đặt tên cho xác ướp là Yuka, với cơ thể dài 1m8. Daniel Fisher, giáo sư của trường đại học Michigan, đồng thời là một chuyên gia về voi ma mút cho biết: “Có bằng chứng cho thấy trước khi chết, Yuka đã chiến đấu quyết liệt với một số loài ăn thịt, có thể là một con sư tử. Thậm chí, có giả thiết thật thú vị khi cho rằng chính con người đã tự giết chúng”.
Voi ma mút được biết đến là một loài voi châu Phi sống tại thời kỷ băng hà, có kích thước gấp 2 lần loài voi ngày nay. Chúng nặng khoảng tám tấn, với chiếc ngà dài giúp chống lại kẻ săn mồi và tìm thức ăn trong băng.
Các nhà khoa học có thể quan sát tỉ mỉ Yuka, sử dụng chức năng quét tia hồng ngoại để nhìn rõ được bộ phận cơ thể của nó, từ đó cho thấy làm sao voi ma mút có thể thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt.
Giáo sư Alice Roberts của trường đại học Birmingham cho rằng Yuka như một cỗ máy thời gian: “Nó không giống như loài động vật đã chết cách đây được 10.000 năm. Tôi cảm giác như nó đang còn tồn tại. Đây là xác con voi ma mút hoàn chỉnh nhất mà chúng tôi từng thấy. Từ thịt, làn da, bộ lông… tất cả đều còn rất tươi. Điều này thực sự thật kỳ diệu”.
Theo BĐVN
Bí mật về sự tuyệt chủng của voi ma mút
Nghiên cứu mới nhất cho thấy quần thể voi ma mút lông dài cuối cùng bị tuyệt chủng không phải vì quan hệ đồng huyết hay thiếu đa dạng di truyền.
Một báo cáo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Molecular Ecology số mới nhất cho thấy hoạt động con người hoặc các yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân gây ra sự diệt vong của loài động vật cổ này.
Các nhà khoa học Thụy Điển và Anh đã sử dụng kỹ thuật xử lý hiện trường tội phạm để phân tích ADN các mẫu thử được lấy từ đảo Wrangel ở Bắc Băng Dương. Sau đó họ so sánh với xương, răng và ngà voi được lấy từ đảo này với các mẫu thử được tìm thấy ở Chukotka, vùng đông bắc Siberia thuộc Nga. Voi ma mút biến khỏi đại lục Á, Âu và Bắc Mỹ cách đây khoảng 10.000 năm, nhưng có khoảng 500 - 1.000 con sống sót thêm 6.000 năm nữa trên Wrangel, hòn đảo có diện tích chỉ 7.000km vuông cách đại lục Nga 140km.
Giả thuyết mới về sự tuyệt chủng của voi ma mút
Theo tiến sĩ Love Dalen (bộ phận phân loại di truyền thuộc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Thụy Điển), do đảo Wrangel quá nhỏ nên ban đầu người ta nghĩ rằng, một quần thể voi ma mút quan hệ đồng huyết và gây ra tình trạng thiếu đa dạng di truyền khiến chúng tuyệt chủng.
Khi toàn bộ voi ma mút ở lục địa Á, Âu giảm từ hàng chục ngàn xuống còn một số ít trong kỷ Băng hà, đã có sự sụt giảm 30% về đa dạng di truyền. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đó là một sự sụt giảm bình thường. Ông Dalen cho biết: "Khi kiểm tra mẫu vật từ đảo Wrangel, chúng tôi nhận thấy đã đạt đến một thời điểm mà tình trạng này trở nên ổn định và sự đa dạng di truyền không bị mất thêm. Giai đoạn này kéo dài cho đến khi những con voi ma mút bị tuyệt chủng". Điều này, theo ông, đã phủ định giả thuyết đồng huyết. Các con voi trên đảo đã bị cô lập trong gần 6.000 năm nhưng vẫn duy trì một quần thể ổn định.
Nhà di truyền học tiến hóa và là Giáo sư Đại học London (Anh) Mark Thomas nhận xét, nhóm nghiên cứu đã: "tạo ra một thời điểm quan trọng trong quá trình nghiên cứu về voi ma mút". "Họ đã kiểm tra ADN của nhiều mẫu vật và cho thấy bằng cách có một quần thể với quy mô ổn định, các con voi ma mút trên đảo Wrangel không phải bị diệt vong. Một điều gì đó đã xảy ra cho tất cả chúng", ông nói.
Tiến sĩ Dalen cho biết cần tiến hành nghiên cứu thêm để xác định nguyên nhân tuyệt chủng của voi ma mút lông dài, nhưng ông tin rằng sự thay đổi môi trường đã giết chết loài vật này. "Nếu con người săn bắt cho đến khi chúng bị tuyệt chủng, tôi tin có thể tìm thấy bằng chứng về điều đó", ông nhấn mạnh.
Ông Dalen nói rằng cuộc nghiên cứu có thể hữu dụng trong các chương trình bảo tồn hiện tại. "Điều thực sự thú vị là việc duy trì 500 cá thể hiệu quả (như quần thể voi ma mút trên đảo Wrangel) là mục tiêu rất phổ biến trong các chương trình bảo tồn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ ý tưởng rằng một quần thể như thế đủ để duy trì đa dạng di truyền trong hàng ngàn năm. Những con voi ma mút này đã sống khỏe với xuất phát điểm ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ", nhà nghiên cứu Thụy Điển cho biết.
Theo TN
Tẩm xăng tự thiêu vì... không có đồng phục đến trường Một nam sinh 13 tuổi ở Pakistan đã bị chết do cậu bé tự tẩm xăng lên mình rồi châm lửa đốt. Cậu bé tự thiêu chỉ vì gia đình không thể mua cho cậu được bộ đồng phục đến trường. Kamran Khan (13 tuổi) đang học tại một ngôi trường tư miễn phí ở địa phương. Mặc dù đã được học không...