Phát hiện xác tàu chiến của Đức Quốc xã
Tàu chiến Đức Quốc xã trúng ngư lôi và bị đánh chìm 80 năm trước tình cờ được phát hiện ở độ sâu 490 mét dưới đáy biển Na Uy.
“Đôi khi chúng tôi phát hiện những di tích lịch sử, nhưng tôi chưa bao giờ phát hiện bất cứ điều gì kỳ thú như lần này”, Ole Petter Hobberstad, kỹ sư trưởng của công ty vận hành mạng lưới điện Statnett, Na Uy, cho biết hôm 10/9 sau khi tìm thấy tàu tuần dương Karlsruhe của hải quân Đức Quốc xa.
Tàu Karlsruhe, dài 174 mét, hạ thủy năm 1927 và từng tham gia cuộc xâm lược Na Uy trong Thế chiến II. Sau khi đổ quân lên bờ ngày 9/4/1940, tàu bị trúng đạn pháo của Na Uy và ngư lôi từ tàu ngầm Anh. Hư hại quá nặng khiến hạm trưởng của Karlsruhe ra lệnh đánh chìm ngoài khơi cảng Kristiansand ở cực nam Na Uy. Con tàu chưa bao giờ được tìm thấy kể từ đó.
Video đang HOT
Xác tàu Karlsruhe được phát hiện dưới đáy biển Na Uy. Ảnh: AFP.
Ba năm trước, hệ thống định vị thủy âm (sonar) của Statnett đã phát hiện một xác tàu không rõ danh tính gần tuyến cáp cao áp giữa Na Uy và Đan Mạch, nhưng các kỹ sư không có thời gian điều tra thêm. Ngày 30/6, một đội chuyên gia được cử đi kiểm tra xác tàu bằng tàu lặn điều khiển từ xa (ROV) sau cơn bão trong khu vực.
“Chiếc ROV thấy một xác tàu khổng lồ bị trúng ngư lôi cách đoạn cáp ngầm khoảng 15 mét. Phải đến khi những khẩu đại bác và biểu tượng của Đức Quốc xã xuất hiện trên màn hình, Ole Petter Hobberstad và nhóm mới hiểu con tàu có từ thời Thế chiến”, Statnett cho biết trong một tuyên bố.
Bảo tàng Hàng hải Na Uy sau đó xác nhận “xác tàu thực sự là chiếc Karlsruhe chưa từng được tìm thấy”. Theo các chuyên gia, xác tàu nằm thẳng dưới đáy biển, điều hiếm thấy với các tàu chiến có thượng tầng nặng nề, trọng tâm nằm trên cao và thường lật nghiêng khi chìm.
Chiến dịch Mỹ tuyển 1.600 nhà khoa học Đức Quốc xã Tường tưởng niệm vụ thảm sát Thế chiến II ở Pháp bị vẽ bậy Chiến dịch công phá sào huyệt phát xít Đức 26 ‘Trại tử thần’ Đức Quốc xã được phơi bày thế nào? Cuộc đào thoát của 200 phi công khỏi trại giam Đức Quốc xã
Anh không có tàu ngầm để thử ngư lôi
Hải quân Anh không thể hoàn thiện dự án ngư lôi Spearfish nâng cấp do không có tàu ngầm và tàu chiến để tiến hành các thử nghiệm cần thiết.
Bộ Quốc phòng Anh tuần trước công bố Danh mục Các dự án Chủ chốt (MPP) nhằm thông báo tiến độ những chương trình vũ khí quan trọng của nước này. Trong MPP, dự án nâng cấp ngư lôi Spearfish nằm trong nhóm đỏ, được mô tả là những khí tài "khó có khả năng bàn giao thành công".
Tàu ngầm lớp Astute của hải quân Anh. Ảnh: Royal Navy.
Chương trình nâng cấp ngư lôi Spearfish trị giá 287 triệu USD dự kiến hoàn tất trong năm nay, được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực chiến đấu cho tàu ngầm và tàu mặt nước của Anh. Tuy nhiên, do số lượng tàu chiến quá ít, lại phải dàn trải để thực thi nhiệm vụ, hải quân Anh không thể triển khai tàu ngầm hạt nhân lớp Astute để phóng thử ngư lôi, cũng như tàu chiến để giám sát đợt thử nghiệm.
Điều này cũng làm đình trệ chuyến ra khơi làm nhiệm vụ đầu tiên của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, vốn dự kiến được triển khai từ năm 2021. Hải quân Anh phải chuẩn bị gấp hai tàu ngầm tấn công để tăng khả năng bảo vệ cho HMS Queen Elizabeth khi nó ra biển vào năm sau.
Spearfish là ngư lôi hạng nặng được phát triển từ thập niên 1970 và bắt đầu trang bị cho các tàu ngầm Anh từ năm 1992. Mỗi quả đạn có thể được điều khiển bằng dây dẫn từ tàu ngầm, cùng hệ thống định vị thủy âm (sonar) chủ động và thụ động. Spearfish có thể làm nhiệm vụ chống tàu nổi và tàu ngầm.
Chương trình nâng cấp được đề xuất năm 2009 nhằm cải thiện hệ thống sonar, đầu nổ, nhiên liệu để tăng độ an toàn, cùng với trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số và cáp quang truyền dữ liệu. Hải quân Anh trao hợp đồng cho tập đoàn BAE Systems cuối năm 2014 và đặt mục tiêu hoàn tất quá trình nâng cấp trước năm 2025.
Lỗi động cơ khiến đội tàu chiến Anh tê liệt khi ra vùng biển ấm Hải quân Nga bị nghi bám đuổi tàu ngầm Anh ngoài khơi Syria Tàu ngầm Anh phóng nhầm tên lửa hạt nhân về phía Mỹ
Phi công Mỹ kể những lần bị tiêm kích Nga áp sát Phi công trinh sát cơ P-8A Mỹ chỉ có thể giữ nguyên hướng bay, tốc độ mỗi lần tiêm kích Nga nhào lộn, cắt mặt trên không phận quốc tế. Máy bay quân sự Mỹ thường xuyên bị tiêm kích Nga và Trung Quốc bám sát trên không phận quốc tế. Đây có thể là trải nghiệm đáng sợ với nhiều phi công,...