Phát hiện xác chết giữa đồng cỏ, dân mạng bảo nhau khi biết danh tính: “Chết không oan!”
Vậy đâu là lý do khiến người đàn ông này bỏ mạng giữa nơi hoang vắng này?
Vừa qua vào ngày 21 tháng 10, các nhân viên kiểm lâm của Công viên Quốc gia Kruger tại Nam Phi, đã tìm ra thi thể của một người đàn ông nằm giữa đồng cỏ, khi đang thực hiện tuần tra. Xác của người đàn ông đã bị biến dạng nặng nề, như thể đã bị thứ gì đó giẫm đạp lên vậy.
Khi kiểm tra người nạn nhân, nhân viên kiểm lâm đã phát hiện ra đây là một kẻ săn trộm. Điện thoại của nạn nhân, thứ mà bằng một cách nào đó vẫn còn nguyên vẹn và vẫn hoạt động tốt, đã được giao lại cho cảnh sát sau đó, để họ có thể truy cập vào thiết bị để dò ra những kẻ săn trộm khác.
Nạn nhân là một kẻ săn trộm
Theo như Isaac Phaahla, đại diện của công viên Kruger, khám nghiệm ban đầu cho thấy có vẻ như thợ săn này đã bị tấn công bởi một con voi Châu Phi
“Có vẻ như nạn nhân đã định tấn công một đàn voi, nhưng con voi đầu đàn đã nhận ra sự nguy hiểm và đã lùa đàn của nó đi kịp thời. Sau đó, để bảo vệ đàn của mình, con voi đã tấn công bằng cách giẫm lên người của kẻ săn trộm, khiến hắn anh ta chết ngay tại chỗ. Đồng bọn của anh ta đã bỏ đi ngay sau đó,” ông Isaac phát biểu.
Nạn nhân đã bị một con voi giẫm đạp cho đến chết
Ông cũng cho biết thêm có vẻ như đã không có chú voi nào bị giết hại trong sự việc vừa rồi.
“Lực lượng của công viên đã luôn cố gắng cảnh báo những kẻ săn trộm về sự nguy hiểm của việc săn bắn trái phép. Không ít người đã phải bỏ mạng hoặc phải đi tù khi đi săn ở đây,” Isaac nói thêm. Vào năm ngoái, đã có một kẻ tình nghi bị sư tử ăn sống khi đang đi săn trộm, với thứ để lại duy nhất là cái đầu của hắn.
Khi biết chuyện, cộng đồng mạng có vẻ như đã đã không dành một chút thương cảm nào cho kẻ săn trộm.
“Mong rằng những kẻ săn trộm khác sẽ lấy đây làm một bài học trong tương lai,” một người khác bình luận.
Công viên Quốc gia Kruger đã luôn là một địa điểm ưa thích của những kẻ săn trộm trong thời gian gần đây, với tê giác là mục tiêu chính của chúng do giá trị mà chiếc sừng đem lại. Vào tháng Hai năm nay, lượng tê giác trong công viên đã giảm tới 70% so với thập kỷ trước.
Tê giác là một mục tiêu ưa thích của những kẻ săn trộm
May mắn thay, nhờ những nỗ lực của lực lượng kiểm lâm và một phần do… diễn biến của dịch Covid-19, số lượng động vật bị săn trộm đã giảm hẳn so với năm trước đó.
Clip: Liều lĩnh tấn công sư tử con, linh cẩu nhận ngay kết thảm
Chỉ vì liều lĩnh tấn công sư tử con, một con linh cẩu đã bị sư tử cái cắn gãy chân và kết liễu mạng sống.
Cuộc đấu tranh sinh tồn giữa linh cẩu và sư tử được du khách Nelson Cruz ghi lại tại công viên quốc gia Kruger ở Nam Phi.
Cụ thể, trong chuyến tham quan, Nelson Cruz phát hiện thấy một con linh cẩu đang theo dõi sư tử cái và đàn con của nó. Ngay sau đó, linh cẩu đã áp sát và liều lĩnh tấn công một con sư tử con.
Hành động điên rồ này của nó đã ngay lập tức phải trả giá khi bị con sư tử phản đòn. Linh cẩu tìm cách đánh trả, gây ra một số vết thương cho sư tử mẹ nhưng lại bị đối phương cắn gãy một chân. Bị trọng thương, con linh cẩu đau đớn rút lui về phía bờ sông để uống nước.
Sau cuộc đi săn bất thành, linh cẩu trở lại con đường lớn và bị sư tử mẹ phục kích, lao ra tấn công một lần nữa. Dù đã cố gắng tháo chạy, nó vẫn bị sư tử giết chết.
Linh cẩu có lẽ là một trong những loài động vật bị ghét nhất trên thế giới bởi chúng là một loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn vô cùng. Khi cơn đói dày vò, những con linh cẩu sẽ không ngại tấn công, ăn thịt đồng loại.
Tại châu Phi, linh cẩu hay đụng độ với sư tử, thường là khi linh cẩu nhòm ngó con mồi sư tử đã săn được. Tuy vậy, các cuộc đụng độ giữa chúng hiếm khi dẫn đến mất mạng, bởi linh cẩu luôn tránh đối đầu trực tiếp với sư tử mà dựa vào số đông hoặc nhân lúc sư tử sơ hở mà tấn công hoặc cướp mồi.
Với tính tham lam, liều lĩnh, hàm răng sắc nhọn và lối sống bầy đàn, linh cẩu có thể chiến thắng và giết chết sư tử khi vượt trội về số lượng hoặc sư tử bị lạc đàn, già yếu, bị thương.
Bên cạnh đó, linh cẩu, kể cả khi đơn độc, cũng rất thích gây sự và cuỗm mồi của báo săn, bởi báo, với cơ thể mảnh dẻ và bé hơn, thường bỏ chạy mỗi khi linh cẩu trưởng thành tiếp cận.
Cả gan chọc giận voi, cá sấu trả giá bằng cả tính mạng Con cá sấu đã phải bỏ mạng trước "cơn thịnh nộ" của chú voi châu Phi trưởng thành. Thông thường, voi (Elephantidae) và cá sấu (Crocodylidae) rất ít khi chạm trán, bởi chúng có môi trường sống khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp voi đi uống ước thì chúng vẫn có thể đụng độ với nhau. Trong đó, các cuộc...