Phát hiện xác 2 trẻ nhỏ dưới đống đá dăm
Hiện trường phát hiện xác 2 trẻ em bị vùi lấp (Ảnh minh họa)
Ngày 11/12, người dân bất ngờ phát hiện thấy nửa dưới xác một cháu bé lộ ra ngoài từ đống đá dăm trên Quốc lộ 4D, thuộc địa phận phường Quyết Thắng – thị xã Lai Châu.
Ngay lập tức, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường và xác minh xác cháu bé đó là Sùng Páo Cơ, 7 tuổi, nhà ở bản Sùng Chô, xã Nậm Lỏng, thị xã Lai Châu.
Trước đó, ngày 7/12, người dân đã trình báo sự việc 2 cháu Sùng Páo Cơ và Giàng A Thư đi chơi cùng nhau nhưng không thấy trở về nhà. Do đó, lực lượng chức năng quyết định tiếp tục đào bới khu vực xung quanh để tìm kiếm thêm. Sau hơn hai tiếng, đội tìm kiếm đã phát hiện thêm xác cháu Giàng A Thư, 11 tuổi, cùng ở xã Nậm Loỏng cũng ở đống đá này.
Được biết, đống đá dăm vùi lấp hai cháu bé trên là do ô tô chở đến từ bãi đá của Công ty TNHH Lương Việt cũng ở xã Nậm Lỏng. Bãi đá của công ty này cách nhà các nạn nhân khoảng 500 mét, là khu vực nguy hiểm. Chính quyền địa phương đã cảnh báo không cho các cháu nhỏ đến chơi ở khu vực này.
Cháu Sùng A Cơ là con duy nhất trong nhà. Bố Cơ đã mất sớm. Trước khi gặp nạn, Cơ và mẹ ở cùng ông bà ngoại, điều kiện kinh tế gia đình hết sức khó khăn. Đến giờ phút này chị Sùng Thị Mỷ mẹ của cháu Cơ vẫn chưa hay biết việc đã tìm thấy xác con vì hai ngày qua chị đang lên khu vực biên giới tìm kiếm.
Còn cháu Giàng A Thư, bố cũng đã mất, mẹ lại sang Trung Quốc lấy chồng. Thư được ông bà nội ở bản Hồng Thu Mông, xã Nậm Loỏng nuôi… Do hoàn cảnh đặc biệt của hai cháu, trước mắt, cấp ủy và chính quyền, đoàn thể xã Nậm Lỏng đã đứng ra lo việc hậu sự cho các nạn nhân. Về phía Công ty TTHH Lương Việt cũng đã hỗ trợ, giúp gia đình hai nạn nhân số tiền 5 triệu đồng để lo việc tang lễ.
Qua khám nghiệm tử thi, Cơ quan điều tra Công an thị xã Lai Châu đã xác định nguyên nhân ban đầu khiến hai cháu bé tử vong là do nạn nhân vào khu vực khai thác đá của Công ty TNHH Lương Việt chơi và bị đất đá vùi lấp. Hiện cơ quan chức năng vẫn tiếp tục tiến hành điều tra xác định rõ vụ việc.
Video đang HOT
Theo TTXVN
Tục mai táng người chết kì lạ của người J'rai
Khu nhà mả của làng Plei Trang, xã Iapiar, huyện Phú Thiện, Gia Lai, ra đời từ năm 1980, đến nay đã có hơn 200 người về "sống" chung. Điều đặc biệt là hơn 200 người chết đó chỉ được chôn trong 14 ngôi mộ với những phương thức mai táng rất kì lạ...
Người J'rai ở Gia Lai có nhiều quan niệm đặc biệt về thế giới người chết: Người chết có cuộc sống riêng tồn tại như lúc còn sống; sống chung nhà thì chết sẽ chung mồ... Vì vậy họ có những phong tục mai táng người chết khá kỳ lạ.
Kiểu chôn chung kỳ lạ
Khu nhà mả của làng Plei Trang chỉ rộng vài mét với 14 ngôi mộ nhưng có đến hơn 200 người quá cố nằm trong đó
Theo ông Rahlan Djel, trưởng thôn làng Plei Trang, mỗi ngôi mộ được đào sâu khoảng 2 mét, rồi chôn những người chết trong làng cho đến khi ngôi mộ này đầy xác người chết mới có ngôi mộ khác.
Trước đây, để lo hậu sự cho bản thân và gia đình, những người đàn ông khỏe mạnh khi còn trẻ tuổi đã phải vào tận rừng sâu tìm những cây gỗ tốt và to nhất, mang về nhà và đẽo thành chiếc quan tài để dưới gầm nhà sàn, chờ đến khi có người chết sẽ đặt vào quan tài, rồi mang ra khu nhà mả để chôn.
Họ đào huyệt sâu khoảng 2 mét, đặt quan tài xuống đất rồi lấp lại. Khi có người tiếp theo trong làng chết, họ lại đào ngôi mộ này lên để chôn người mới chết vào trong quan tài. Nếu xác của người chôn trước da thịt đã thối rữa, chỉ còn xương, họ sẽ dồn tất cả xương cốt lại một chỗ (người lớn tuổi sẽ được để xương cốt lên đầu quan tài, người ít tuổi hơn sẽ được gạt xuống phần cuối cùng của quan tài), rồi đặt xác người mới chết vào trong.
Nếu thời gian hai người chết quá gần nhau, xác của người chết trước vẫn còn da thịt, người trong làng sẽ cắt bỏ hết da thịt của người nằm trong quan tài để lên mặt đất cho chim Cờ reng á (kền kền) ăn, rồi dồn xương lại đặt người mới chết vào trong quan tài. Với cách này, họ tin rằng chim cờ reng á là loài chim của trời, khi ăn xong "thức ăn" của làng thì cả làng sẽ gặp may mắn...
Một thân cây gỗ quý được dành sẵn dưới gầm nhà sàn để làm quan tài lo hậu sự cho người chết.
Cứ như vậy, họ chôn chung những người chết trong làng cho đến khi chiếc quan tài đó đầy xương cốt thì sẽ làm lễ bỏ mả. Và một chiếc mả tập thể mới sẽ xuất hiện khi lại có người trong làng qua đời.
Không chỉ chôn tập thể với quan niệm "sống cùng nhà, cùng làng, chết cũng sẽ được chôn cùng mồ", người J'rai còn tin rằng người chết vẫn có cuộc sống riêng của họ không khác gì người còn sống. Chính vì vậy, họ sẽ chia tài sản cho người đã khuất để cho họ làm ăn ở thế giới mới của mình: "Mỗi người sẽ được chia hai chiếc ghè Yàng, đàn ông sẽ có nỏ, gùi... đàn bà có khung cửi...", ông Rahlan Djel cho biết.
Lễ Bâng thi
Những chiếc ghè Yàng của người sống chia cho người chết...
... cả bát ăn cơm và gùi.
Với người J'rai, lễ Bâng thi được tổ chức to không khác gì Tết Nguyên đán của người Kinh, diễn ra hàng tháng. "Bâng" có nghĩa là ăn, "thi" là thi thố.
Mỗi tháng người dân nơi đây đều tổ chức lễ Bâng thi tại khu nhà mả, tùy theo từng làng chọn ngày. Vào ngày này, tất cả người dân trong làng sẽ tập trung tại khu nhà mả của làng; mỗi gia đình mang theo một ghè rượu. Tùy từng gia cảnh, nhà nào giàu góp heo, dê, bò,... nhà nghèo góp gà, gạo... Nhà nào góp nhiều nhất, con vật to và giá trị nhất, nhà đó sẽ được cả làng trọng vọng.
Tiếp đó là cuộc thi nấu ăn, ai nấu ngon nhất sẽ được già làng công nhận và cũng được làng trọng vọng hơn những người khác.
Sau khi những cuộc thi kết thúc, cả làng sẽ tập trung bên những ngôi mộ ăn uống no say và ngủ lại cho đến sáng hôm sau rồi ai lại về nhà nấy, lên rẫy làm việc cật lực để chuẩn bị cho lễ Bâng thi tháng sau.
Ông Djel cho biết thêm: "Sau khi người chết tròn một tháng thì sẽ diễn ra lễ Bâng thi. Lễ Bâng thi của làng mình được tổ chức vào chủ nhật hàng tháng, hộ gia đình nào giàu có sẽ mang một ghè rượu và một con heo, nhà nào nghèo sẽ mang một con gà và một ghè rượu, cho đến khi làm lễ bỏ mả mới thôi. Bâng thi của làng mình kéo dài từ năm 1980 đến nay vẫn chưa hết".
Phong tục làm lễ Bâng thi của người J'rai theo kiểu "làm cả tháng ăn một ngày" để tưởng nhớ đến người đã khuất khiến đời sống kinh tế của người dân nơi đây đã nghèo lại thêm kiệt quệ.
"Năm 2001 mẹ mình mất, năm 2004 bố vợ mình lại mất tiếp, đều chôn chung một chỗ. Kinh tế nhà mình nghèo khổ hơn, những năm đó mình liên tục làm rẫy bán lúa để mua heo, gà, rượu làm lễ Bâng thi hàng tháng, không có tiền mình còn phải đi vay nợ nữa. Mình làm khổ cực như con trâu đi cày mà vẫn khổ cực, thấy vậy nên mấy năm nay mình không tham gia Bâng thi nữa nên nhà mình mới đỡ hơn.
Mình cũng thấy tổ chức ăn uống ở nhà mả cũng không tốt, rất mất vệ sinh vì ăn cạnh chỗ chôn người chết vi khuẩn và mùi hôi thối bốc lên sẽ không tốt cho sức khỏe" - một người dân J'rai "dũng cảm" bỏ lễ Bâng thi chia sẻ.
Theo Dân Trí
Đa dâm có gây "bại thận"? Mọi quan hệ tình dục không đảm bảo vệ sinh, không an toàn đều có thể gây viêm nhiễm không chỉ ở cơ quan sinh dục mà còn gây viêm nhiễm ngược dòng lên đường tiết niệu. Khi hệ tiêt niệu bị bệnh, đặc biệt là thận, những chất gây độc hại không được thải loại, huyết áp tăng cao, cơ thể sẽ...