Phát hiện vụ “xé rào” nghiêm trọng tại HD Bank: Sẽ xử lý hình sự!
Tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 7/10 cho biết, Thanh tra NHNN Tổng cục Cảnh sát đã phát hiện vi phạm nghiêm trọng về vượt trần lãi suất tại HD Bank chi nhánh Tân Bình và sẽ xử lý nghiêm.
Tin nói, từ thông tin trinh sát thu được, ngày 4/10, Thanh tra NHNN và Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã phát hiện và thu thập đầy đủ tài liệu, hồ sơ về việc Chi nhánh Tân Bình của Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank) vi phạm nghiêm trọng về quy định trần lãi suất huy động.
(Ảnh minh họa)
NHNN cho biết, truớc các bằng chứng rõ ràng, Giám đốc chi nhánh và các cán bộ có liên quan đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình.
Điều quan trọng hơn, lực lượng chức năng xác định việc vượt trần lãi suất này là có sự chỉ đạo chung trong hệ thống của HD Bank.
“Hành vi vi phạm của HD Bank là hết sức nghiêm trọng, không những vi phạm các quy định của pháp luật mà còn là sự cạnh tranh không lành mạnh, đi ngược lại quyền lợi của các TCTD khác trong hệ thống. Đây là hành vi vi phạm có tổ chức. Vụ việc này sẽ được xử lý nghiêm khắc”, NHNN nói.
Hiện Thanh tra NHNN và Tổng cục Cảnh sát đang mở rộng diện thanh tra và điều tra đối với Hội sở chính và một số Chi nhánh khác của HD Bank.
NHNN khẳng định ngoài việc xử lý hành chính, sẽ xử lý hình sự đối với một số đối tượng liên quan.
Đây là lần đầu tiên NHNN nhắc tới việc xử lý hình sự hành vi “vượt trần” lãi suất huy động của một tổ chức tín dụng kể từ khi Chỉ thị 02 quy định về trần lãi suất 14% được ban hành ngày 7/9 vừa qua.
Video đang HOT
Trước đó, NHNN đã thể hiện những động thái được đánh giá là cứng rắn khi liên tiếp “trảm” một số ngân hàng bị phát hiện cố ý vi phạm Chỉ thị này.
Cụ thể, NHNN chi nhánh Tây Ninh đã miễn nhiệm chức danh Giám đốc DongA Bank chi nhánh Tây Ninh sau khi phát hiện chi nhánh này vi phạm vượt trần lãi suất huy động khi thực hiện giao dịch tiền gửi 1,5 tỷ đồng của khách hàng là Giám đốc chi nhánh một ngân hàng khác trên địa bàn.
Sự việc đã dấy lên dư luận cho rằng đây là một màn “gài bẫy” lẫn nhau trong các ngân hàng, tuy nhiên NHNN một lần nữa khẳng định việc phát giác hành vi vượt trần là đáng hoan nghênh, cần được ủng hộ.
Trước đó, cũng từ kết quả thanh tra của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN), Agribank đã quyết định kỷ luật nặng hàng loạt cán bộ ở các chị nhánh Ba Đình (Thanh Hóa) và Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng (Chi nhánh Sài Gòn) vì vi phạm Chỉ thị 02.
Theo Dân Trí
Những vụ án lần đầu tiên xuất hiện
Blogger viết bài xúc phạm người khác, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Dược Viễn Đông thao túng chứng khoán... là những người đầu tiên trong giới bị bắt vì vi phạm pháp luật.
Cuối tháng 10/2010, cả cộng đồng mạng xôn xao khi phóng viên lần đầu đưa tin về việc bà Lê Nguyễn Hương Trà - blogger "Cô gái đồ long" bị Cục CSĐT tội phạm về TTXH tại TP HCM bắt giữ. Nguyên nhân khiến blogger nổi tiếng này dính vào vòng lao lý được xác định là viết bài trên blog của mình có nội dung sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự người khác.
Theo cơ quan công an, Hương Trà đã viết bài về "hậu trường lấy chồng của các người đẹp" rồi tung lên blog. Bên cạnh thông tin cụ thể tên tuổi, địa vị xã hội phu quân của những người đẹp, blogger này còn nêu và bàn luận về các thông tin có liên quan đến gia đình một thứ trưởng Bộ Công an.
Cơ quan điều tra cũng cho rằng nội dung bài viết trên không có cơ sở và Hương Trà thừa nhận đã viết bài sai. Cảnh sát cho rằng, hành vi này có dấu hiệu của tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".
Blogger "Cô gái đồ long" ra tòa trong vụ kiện của ca sĩ Phương Thanh.
Đây không phải là lần đầu blogger "Cô gái đồ long" bị "vạ miệng" bởi những bài viết trên trang nhật ký của mình. 3 năm trước, cũng trên blog, Hương Trà viết về live show "Mưa" của ca sĩ Phương Thanh với những bình luận gây bức xúc cho ca sĩ đến nỗi cô phải khởi kiện ra tòa vì cho rằng blogger này đã xúc phạm danh dự, uy tín của mình.
Vụ án trên đã được TAND quận Tân Bình (TP HCM) xử cho Hương Trà thắng kiện với lý do pháp luật thời điểm đó chưa có quy định về xử lý các trường hợp gây hại từ blog. Tiếp đó, cấp phúc thẩm đã hủy bản án trên vì vi phạm tố tụng. Khi vụ án quay trở lại những bước đầu tiên, tại cuộc hòa giải, ca sĩ Phương Thanh đã chấp nhận lời xin lỗi của Hương Trà.
Theo đó, Hương Trà không chỉ là người đầu tiên nhận trát hầu tòa vì bài viết sai sự thật trên blog mà còn là người đầu tiên bị xử lý hình sự vì hành vi này của mình.
Cũng trong năm 2010, vụ án hình sự đầu tiên xảy ra trong giới chứng khoán khi ông Lê Văn Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông) đã bị bắt giam. Lý do được nhà chức trách đưa ra là ông Dũng có hành vi "thao túng giá chứng khoán", tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 181c BLHS vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
Theo nội dung vụ án, năm 1996, công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD) được thành lập và hoạt động theo mô hình tập đoàn với 4 công ty thành viên. Trong đó DVD là công ty mẹ sở hữu 100% vốn của hai công ty TNHH Một thành viên dược phẩm Viễn Đông tại Hà Nội và Đà Nẵng, chiếm 97% vốn của Công ty cổ phần liên doanh Lili of France.
Từ đầu năm 2010, với tư cách là người đứng đầu của DVD, ông Dũng đã cấu kết với em ruột Lê Văn Mạnh cùng một số người khác mở hàng loạt tài khoản giao dịch chứng khoán. Sau đó, Dũng giao phần lớn những tài khoản trên cho em trai rồi sử dụng số ít tài khoản còn lại tham gia giao dịch chứng khoán.
Theo đó, nhóm người của ông Dũng đã đặt mua cổ phiếu của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây (DHT) nhằm tạo giao dịch ảo trên thị trường để thao túng giá. Trong thời gian ông Dũng và Dược Viễn Đông tiến hành thâu tóm Dược Hà Tây, giá cổ phiếu của cả 2 doanh nghiệp đều biến động mạnh. Trên sàn TP HCM, giá cổ phiếu DVD của Dược Viễn Đông dao động trong khoảng 50.000-115.000 đồng một cổ phiếu trong 5 tháng qua. Cùng thời gian này, cổ phiếu DHT của Dược Hà Tây cũng biến động trong khoảng 38.000-98.000 đồng một cổ phiếu.
Cái bẫy mà ông Dũng giăng ra đã khiến cho hàng loạt nhà đầu tư bị thiệt hại nặng. Khi hành vi trên bị phát hiện, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra. Đến ngày 26/11/2010, ông Dũng đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Tiếp đó, một loạt cá nhân có liên quan cũng bị bắt giam. Hiện vụ án vẫn đang được tiếp tục điều tra.
Bên cạnh những vụ án lần đầu tiên được xử lý hình sự như trên còn có một vụ lừa đảo bằng công nghệ cao khá "độc" lần đầu xảy ra tại Việt Nam. Chiếc bẫy mà nhóm tội phạm này giăng ra "hoàn hảo" đến mức khi vụ án bị phát hiện mà các nạn nhân vẫn chưa biết mình mất tiền.
Hàng chục nghi phạm ngoại quốc bị bắt giữ trong vụ lừa đảo bằng công nghệ cao.
Khoảng giữa năm 2010, rất nhiều tội phạm người Đài Loan, Trung Quốc đã nhập cảnh vào Việt Nam và có những hành vi rất mờ ám. Họ tập trung ở TP HCM nhưng chia thành nhiều nhóm đến các khu vực vùng ven để thuê trọ. Sau một thời gian theo dõi, một ngày đầu tháng 7/2010, Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an đã tiến hành bắt giữ 99 nghi can nước ngoài có hành vi lừa tiền các nạn nhân.
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, những người này thuê đường truyền Internet tốc độ cao, sau đó kết nối với những thiết bị chuyên dụng tạo thành hệ thống liên lạc quốc tế để thực hiện việc lừa đảo những doanh nhân có nhiều tiền, tài khoản gửi ngân hàng.
Khi biết được số điện thoại của các doanh nhân, bọn chúng sẽ giả là người của tổng đài gọi đến thông báo thuê bao của họ đã sử dụng tiền cước rất lớn, nếu thắc mắc thì bấm phím số 9 để nối máy với tổng đài và được giải đáp. Khi "con mồi" làm theo hướng dẫn, điện thoại của họ sẽ kết nối với số điện thoại mặc định sẵn.
Tại đầu dây này, khách sẽ được thông báo, số thuê bao của họ đã bị trộm cước viễn thông nên mới chịu cước phí lớn và sẽ kết nối với "cơ quan công an" để nạn nhân trình báo. Tin tưởng vào "tổng đài", nạn nhân đã đồng ý và cung cấp toàn bộ thông tin khách hàng, số tài khoản tại ngân hàng theo yêu cầu của "công an".
Sau khi có các thông tin trên, kẻ mạo danh "cảnh sát" cho biết tài khoản này có liên quan đến một băng nhóm tội phạm quốc tế, có thể bị mất. Nếu muốn an toàn, họ phải chuyển sang tài khoản riêng của "cơ quan công an", mà thực ra là tài khoản của kẻ chiếm đoạt.
Bằng thủ đoạn này, hàng loạt nạn nhân tại Trung Quốc, Đài Loan đã sập bẫy lừa, thiệt hại cả triệu USD.
Ngay sau khi phá án, công an Việt Nam đã bàn giao những nghi can này cho phía công an Đài Loan và Trung Quốc để tiếp tục điều tra.
Vũ Mai
Theo VnExpress
'Có căn cứ xử lý tội làm nhục trong clip bắt mại dâm' Luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga đánh giá việc cảnh sát quát, bắt gái bán dâm khỏa thân đứng dang tay trong lúc lập biên bản hiện trường có dấu hiệu của tội làm nhục người khác. "Sự việc này không những làm mất danh dự nhân phẩm của cô gái bị quay hình trong tình trạng không áo quần mà còn gây...