Phát hiện vụ phun trào núi lửa lớn nhất từ trước đến nay
Vụ phun trào lớn nhất từng được ghi nhận tại núi lửa Yellowstone đã được các nhà khoa học phát hiện cho thấy sự kiện diễn ra cách đây 8,7 triệu năm bao phủ một khu vực rộng lớn với thủy tinh núi lửa.
Vụ phun trào mà các nhà nghiên cứu gọi là vụ phun trào Grey’s Landing, lớn hơn khoảng 30% so với vụ phun trào từng giữ kỷ lục trước đó. Chất liệu từ các vụ phun trào bao phủ một diện tích khoảng hơn 14.000 km vuông.
Vụ phun trào núi lửa khủng khiếp Grey’s Landing cũng là một trong hai vụ phun trào mới được xác định tại Yellowstone. Vụ phun trào khác từng được ghi nhận là vụ phun trào McMullen Creek, diễn ra khoảng 9 triệu năm trước và lớn hơn hai lần phun trào lớn gần đây tại Yellowstone. Nó bao phủ một diện tích hơn hơn 7.000 km vuông.
Một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Thomas Knott, nhà nghiên cứu núi lửa tại Đại học Leicester của Vương quốc Anh, đang kiểm tra các núi lửa trước đây được cho là đã được tạo ra trong nhiều vụ phun trào nhỏ hơn.
Video đang HOT
Bằng cách kết hợp các kỹ thuật khác nhau để phân tích các loại đá, bao gồm các nghiên cứu về khoáng sản, dữ liệu từ tính liên quan, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các trầm tích thuộc về các khối khổng lồ của vật liệu núi lửa từ hai vụ phun trào siêu lớn chưa biết trước đây.
“Vụ phun trào Grey’s Landing đã bao phủ một khu vực có kích thước của New Jersey bằng thủy tinh núi lửa nóng bỏng. Các hạt sẽ làm nghẹt tầng bình lưu, mưa tro bụi trên toàn bộ nước Mỹ và dần dần bao phủ toàn cầu. Bất cứ thứ gì nằm trong khu vực này vào thời điểm phun trào sẽ bị bốc hơi. Đây là một trong năm vụ phun trào hàng đầu mọi thời đại”, Thomas Knott nói.
Thậm chí Thomas Knott còn cho rằng vụ phun trào có thể còn lớn hơn, nhưng nhóm nghiên cứu tạm thời xác định kích cỡ nêu trên vì họ chưa xác định được các bằng chứng cho thấy vụ phun trào đã lan rộng hơn nữa.
Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này làm tăng số lượng các vụ phun trào núi lửa siêu lớn được biết đến từ điểm nóng Yellowstone. Vụ phun trào bùng nổ cuối cùng tại Yellowstone diễn ra vào khoảng 640.000 năm trước. Kể từ đó, có khoảng 80 vụ phun trào tương đối không có tác dụng đã diễn ra.
Các phát hiện mới nhất cho thấy sự hiểu biết của chúng ta về thời gian của các vụ phun trào siêu lớn của Yellowstone cần phải được sửa đổi và các điểm nóng có thể suy yếu dần. Việc phát hiện hai vụ phun trào cực lớn trong Thế Miocene, một kỷ nguyên tồn tại từ 23 đến 5,3 triệu năm trước, cho thấy tại thời điểm này Yellowstone đã tạo ra những vụ nổ lớn sau mỗi 500.000 năm.
Đã có hai vụ phun trào lớn tại điểm nóng Yellowstone trong ba triệu năm qua, khiến tốc độ các vụ siêu phun trào hiện nay cứ diễn ra sau khoảng 1,5 triệu năm.
“Đây là một sự suy giảm rất đáng kể. Kích thước, tần suất và nhiệt độ, vị trí của các siêu phun trào đã giảm theo thời gian. Các thông số này chỉ ra rằng hoạt động điểm nóng có thể suy yếu dần”, Knott nhấn mạnh.
Knott cho biết nhóm nghiên cứu hiện hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về cách hệ thống đã phát triển theo thời gian và tại sao nó lại dữ dội hơn nhiều trong quá khứ so với ngày nay.
“Chúng tôi muốn tiếp tục đánh giá về quy mô, tầm cỡ và tác động toàn cầu của các vụ phun trào siêu lớn mới được phát hiện. Có những căn cứ về tro bụi gợi ý ở các khu vực trên toàn cầu có độ tuổi tương tự chưa được phân bổ cho một vụ phun trào cụ thể”, các nhà nghiên cứu cho biết thêm.
Phát hiện 'kho báu nghìn triệu triệu' tấn kim cương trong lòng đất
Các nhà khoa học mới phát hiện một lượng rất lớn kim cương đang được chôn giấu khoảng hơn 160 km dưới lòng đất.
Dựa trên dữ liệu hoạt động địa chất nhiều thập kỷ qua, nhóm nghiên cứu quốc tế đã công bố thông tin về khối kim cương siêu lớn.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng sóng âm thanh để ước tính các thành phần của lớp vỏ Trái Đất. Họ cho rằng một lượng siêu lớn kim cương được chôn dấu ở "vùng rễ cratonic", phần cổ xưa nhất có hình chóp núi lộn ngược bên dưới vùng kiến tạo của các lục địa.
Tuy nhiên, tại vùng rễ này chỉ có khoảng 1-2% kim cương. Như vậy còn phần nhiều kim cương vẫn nằm sâu trong lòng đất chưa được phát hiện.
Ulrich Faul, một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Khoa Trái đất, khí quyển và khoa học hành tinh của MIT cho biết: "Điều này cho thấy kim cương không phải là khoáng vật kỳ lạ, nhưng trên quy mô địa chất, nó tương đối phổ biến. Ta không thể lấy chúng, nhưng vẫn có rất nhiều kim cương hơn chúng ta đã từng nghĩ trước đây."
Kim cương được hình thành dưới điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao, được tìm thấy bên dưới lớp vỏ Trái Đất. Lý do tại sao chúng hiếm gặp là vì kim cương chỉ gần bề mặt Trái Đất sau các vụ phun trào cụ thể.
Theo tờ Metro, các chuyên gia cho rằng phát hiện khối kim cương siêu lớn lần này có thể phá hủy hoàn toàn nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng vẫn nằm ở vị trí mà với trình độ kỹ thuật hiện nay, con người vẫn chưa thể đào đến đó.
Theo Hoàng Dung/Infonet
Khai quật khu chôn cất gần 10.000 năm tuổi Phát hiện khảo cổ mới ở Belize cho thấy người Trung Mỹ cổ đại bắt đầu sử dụng ngô làm thực phẩm chủ lực từ cách đây hàng nghìn năm. Khu chôn cất được bảo quản tốt bên trong các hầm đá ở Belize. Ảnh: Mail. "Việc tìm thấy khu chôn cất nguyên vẹn từ bất kỳ khoảng thời gian nào đều rất...