Phát hiện virus lạ gây chết người ở Bolivia
Loại virus lạ xuất hiện ở Bolivia có thể lây từ người sang người. Nó có các triệu chứng giống sốt xuất huyết nên dễ chẩn đoán nhầm và có khả năng gây ra đợt bùng phát mạnh.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã phát hiện ra sự lây truyền từ người sang người của một loại virus hiếm gặp ở Bolivia. Nó thuộc họ virus có thể gây sốt xuất huyết, chẳng hạn như Ebola, Guardian đưa tin.
Tin tức về loại virus lạ cho thấy các nhà khoa học vẫn đang miệt mài làm việc để xác định các mối đe dọa của virus đối với nhân loại, ngay cả khi thế giới đang chiến đấu với đại dịch Covid-19.
Các nhà khoa học cho biết hai bệnh nhân đã truyền virus cho ba nhân viên y tế ở thủ đô La Paz của Bolivia. Một trong hai bệnh nhân và hai nhân viên y tế đã tử vong vào năm 2019. Trước đó, loại virus lạ này đã gây ra một đợt bùng phát nhỏ ở khu vực Chapare, cách 595 km về phía đông La Paz vào năm 2004.
Một bệnh nhân và hai nhân viên y tế đã tử vong do loại virus lạ ở Bolivia. Ảnh: AP.
“Chúng tôi đã xác nhận một bác sĩ trẻ, một bác sĩ cấp cứu và một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đã nhiễm virus sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Hai trong số đó đã tử vong. Chúng tôi tin rằng nhiều chất dịch trong cơ thể họ có thể chứa virus”, Caitlin Cossaboom, một nhà dịch tễ học của CDC nói.
Người ta tin rằng chuột là vật chủ trung gian mang virus và lây truyền sang người. Cơ chế lây lan của virus này qua đường hô hấp, tương tự Covid-19.
Video đang HOT
Nhà dịch tễ học Cossaboom cho biết thêm người nhiễm virus lạ này có các triệu chứng sốt, đau bụng, nôn mửa, ra máu chân răng và phát ban, tương tự sốt xuất huyết.
Do không có thuốc đặc trị, bệnh nhân chỉ được chăm sóc hỗ trợ như truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Phát hiện về virus lạ được trình bày trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Y học và Vệ sinh Nhiệt đới Mỹ, hôm 16/11. Nó được đánh giá rất quan trọng, vì sự lây truyền từ người sang người có thể chỉ ra khả năng bùng phát trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu cho biết virus này có thể đã tồn tại trong nhiều năm, nhưng không được phát hiện, vì nó dễ bị chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết. Điều đó có thể khiến virus lây lan nhanh nếu không được phát hiện kịp thời.
Giới khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm để hiểu rõ cơ chế lây lan của nó, nhằm tìm giải pháp ngăn chặn sự lây lan trong tương lai.
Cô đơn trong nỗi đau ung thư thời Covid-19
Những ánh mắt thương cảm từ khoảng cách hai mét không phải là điều Huster, bệnh nhân ung thư vú, cần lúc này.
Karin Huster là điều phối viên thực địa của tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) đối phó Covid-19 ở Hong Kong và Detroit, Mỹ. Cô hiện quay về Seattle làm việc cho Cục Hỗ trợ Nhân đạo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), tình cờ phát hiện ung thư khi đại dịch Covid-19 đang bùng phát.
Bác sĩ thông báo Huster mắc ung thư vú khi cả hai đang đeo khẩu trang, đứng cách nhau hai mét. Ánh mắt đầy thương cảm của bác sĩ nhìn Huster và nói lời xin lỗi. Bạn bè đến nhà thăm cũng cách khoảng xa, sự mất kết nối tình cảm do giãn cách khiến Huster ngày càng khó chịu đựng hơn. Đây là thời điểm cô rất cần sự kết nối thể xác, hơi ấm, tình người đơn giản, nhưng lại không có được. Chỉ có những khuôn mặt buồn, ở một khoảng cách an toàn, rồi nói "tôi rất buồn tiếc".
Đau khổ, cô đơn, Huster nhớ lại đợt bùng phát dịch Ebola tàn khốc ở Tây Phi năm 2014, những hình ảnh chôn sâu trong ký ức giờ sống lại. Khi đó cô ở Port Loko, Sierra Leone, quản lý các đối tác y tế trong đơn vị điều trị Ebola. Huster lắng nghe tiếng than khóc đau đớn của các bệnh nhân Ebola khi một mình trên giường bệnh, không một ai bên cạnh để an ủi.
Rồi Huster nhớ đến những đứa trẻ ốm yếu, sợ hãi và cô đơn, những người mà cô đã ôm và hát cho chúng nghe khi đang mặc bộ đồ bảo hộ dịch Ebola, khó chịu, và giọng nghẹt lại bởi khẩu trang.
Huster nhớ quãng thời gian chăm sóc giảm nhẹ lúc nửa đêm cho những người bệnh nặng. Khi ấy cô nắm tay, nói lời động viên, đưa thuốc giảm đau hoặc đơn gian là ở bên những bệnh nhân ốm yếu sắp đến gần cánh cửa thế giới bên kia, chỉ để họ không đơn độc.
Và rồi, tâm trí đưa Huster về nhà dưỡng lão của Detroit cùng những con người ốm yếu bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Mùa hè vừa qua, cô cùng Bác sĩ Không Biên giới đã trợ cấp y tế nơi đây. Khi dịch bùng phát không thể kiểm soát, địa phương đóng cửa hạn chế du khách, người dân đối mặt với nguy hiểm bệnh tật và sự quạnh hiu.
Karin Huster là điều phối viên Tổ chức Bác sĩ Không biên giới. Ảnh: NPR.
Huster đã làm việc ở MSF 6 năm, với nhiều trải nghiệm khó khăn, đau lòng. Nơi làm việc của cô không hề dễ dàng, đó là các vùng chiến sự, là các quốc gia có ít hoặc không có hệ thống chăm sóc sức khỏe. Cô cùng đồng nghiệp ứng phó với khủng hoảng tị nạn, thiên tai và dịch bệnh.
Huster đã quen với nguy hiểm, quen với giấc ngủ cùng nỗi lo bị nhiễm Ebola hoặc tấn công bởi một nhóm vũ trang. Nhưng điều cô không bao giờ quen và chấp nhận đó là sự cô độc. Sự cô độc ở đơn vị điều trị Ebola tại Tây Phi và rồi lặp lại với Congo năm 2018. Nỗi buồn của gia đình và bạn bè, những người cảm thấy bản thân đang bỏ rơi những người thân yêu. Sự cô đơn khi chết một mình. Những thông báo cái chết qua mạng Zoom ở bệnh viện NewYork, y tá cầm iPad và con người nói lời tạm biệt.
Ngay cả trong chiến tranh, con người cũng không phải đối mặt với cô độc. Thế nhưng sự lây lan của Covid-19 và Ebola đã khiến con người sợ hãi. Khi con người cần nhau nhất, kết nối xã hội bị cấm.
Tại Sierra Leone, đội lâm sàng của Huster đã ứng cứu hỗ trợ chăm sóc ban đầu, đặc biệt với bệnh nhân nguy kịch không thể hồi phục, luôn có người bên cạnh những lúc khó khăn nhất.
Theo thời gian, các tổ chức chăm sóc bệnh nhân Ebola cải thiện, bệnh nhân có thể ở gần với người thân hơn. Các khu vực thăm nom cho gia đình đã được lắp đặt ở một khoảng cách an toàn ngay tại phòng bệnh, các cửa kính lớn được dựng. CUBE, một phòng cách ly khép kín với những bức tường trong suốt cho phép các gia đình ở ngay bên cạnh những người thân bị bệnh.
"Chúng tôi đã tìm cách và tạo sự khác biệt lớn", Huster kể.
Vậy tại sao chúng ta mắc sai lầm trong ứng phó Covid-19 ở các nước giàu đến mức không thể đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người, phải ở một mình trong những lúc ốm đau?
Từ những bài học các đợt bùng phát trong quá khứ, các chuyên gia quốc tế hướng dẫn, cùng với kinh nghiệm của các quốc gia đã xảy ra dịch Covid-19 trước đó, tổ chức của Huster biết phải làm gì để bảo vệ bản thân, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tình trạng quá tải của các bệnh viện.
"Chúng tôi biết mình sẽ phải chuẩn bị và đề phòng những gì để có thể ôm hay nắm tay một cách an toàn, con người được bên nhau an toàn", Huster nói.
Huster đang ở quê nhà Seattle, là một bệnh nhân và chờ đợi một mình ngày được đưa vào phòng phẫu thuật. Cô đau buồn vì thiếu kết nối, hơn bao giờ hết cô cần sự gần gũi. Đó là một cái chạm, cái ôm, cái nắm tay. Đó là cảm giác an tâm khi có người ở cạnh.
Huster nhắn gửi mọi người hãy đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách an toàn. Hãy thực hành trách nhiệm để chúng ta có thể một lần nữa có được tình người, giúp các bệnh nhân mạnh mẽ hơn và có thể vượt qua bão tố.
"Hãy làm phần việc của bạn để cuối cùng chúng ta có thể trở lại bình thường", Huster nói.
Dấu hiệu tố cáo cơ thể bạn đang thiếu chất trầm trọng Khi cơ thê bi thiêu chât, cac cơ quan chưc năng se bi suy yêu hoăc bi tôn thương. Dưới đây là những dấu hiệu tô cao cơ thể bạn đang thiếu một vài dưỡng chất trầm trọng. Dâu hiêu canh bao cơ thê bi thiêu chât Mỗi loại dinh dưỡng chịu trách nhiệm nuôi dưỡng một chức năng cơ thể riêng biệt....