Phát hiện virus corona sao chép ngay trong cổ họng bệnh nhân Covid-19
Các nhà khoa học Đức phát hiện virus corona đã sao chép ngay trong cổ họng bệnh nhân Covid-19 và điều này khiến căn bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác hơn rất nhiều, theo SCMP.
Có khả năng sao chép ngay trong cổ họng bệnh nhân Covid-19 nên virus corona dễ lây từ người này sang người khác hơn
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu ở Berlin, Munich và dựa trên dữ liệu điều trị lâm sàng của một nhóm 9 bệnh nhân Covid-19.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho thấy virus sao chép không chỉ ở phổi mà còn ở cổ họng của bệnh nhân.
Video đang HOT
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, virus corona mới có những đặc điểm tương tự như virus SARS về mặt sao chép trong phổi và đường tiêu hóa. Nhưng loại virus mới gây bệnh viêm phổi cấp Covid-19 này dễ lây lan hơn nhiều vì nó cũng sao chép ngay trong cổ họng bệnh nhân và vì thế dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp trên trong những ngày đầu bệnh nhân bị bệnh.
Các phát hiện cho thấy virus corona mới có thể dễ dàng lây truyền qua các giọt bắn do người bệnh ho hoặc hắt hơi, theo nhóm nghiên cứu do ông Christian Drosten từ Bệnh viện Đại học Charité ở Berlin và ông Clemens Wendtner từ Bệnh viện Schwabing ở Munich dẫn đầu.
Phát hiện này cho thấy cách lây truyền trên phải được xem là trọng tâm của các biện pháp ngăn chặn. Phát hiện cũng được đưa ra khi Tổ chức Y tế Thế giới đảo ngược quan điểm của họ vào tuần trước, thừa nhận rằng việc công chúng đeo mặt nạ có thể giúp ngăn chặn virus lây truyền từ người sang người.
Phương Đăng
Tạp chí Nature xin lỗi vì từng dùng cách gọi 'virus Vũ Hán'
Tạp chí khoa học Anh Nature đã xin lỗi vì gắn dịch bệnh Covid-19 với Trung Quốc trong các bài viết, cho rằng truyền thông đưa tin như vậy dẫn đến sự kỳ thị đối với người gốc Á.
"Ngoài việc đặt tên cho căn bệnh (là Covid-19), WHO cũng ngầm nhắc nhở những bên đã gắn virus với Vũ Hán hay Trung Quốc trong khi đưa tin - bao gồm tạp chí Nature. Việc chúng tôi làm vậy là lỗi của chúng tôi, và chúng tôi nhận trách nhiệm và xin lỗi", tạp chí này viết trong một bài đăng ngày 7/4.
"Trong nhiều năm, việc các virus gắn với tên địa danh, khu vực, nơi bùng phát đầu tiên - như hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), hay Zika (đặt tên theo một khu rừng ở Uganda) - là phổ biến. Nhưng năm 2015, WHO đưa ra hướng dẫn dừng việc đặt tên như vậy để giảm sự kỳ thị và ảnh hưởng tiêu cực như sợ hãi và giận dữ hướng vào cư dân hoặc khu vực đó", theo bài viết.
Sự kỳ thị từ việc gọi tên virus có "ảnh hưởng đáng lo ngại" đối với các sinh viên từ Trung Quốc và các nước châu Á, "ảnh hưởng tới sự đa dạng trong cộng đồng sinh viên và sự đa dạng về quan điểm trong học thuật", theo Nature.
Kể từ khi dịch bệnh khởi phát cuối năm ngoái, số vụ kỳ thị người gốc châu Á trên thế giới đã tăng trên thế giới.
Tạp chí Nature cho rằng việc gọi tên virus bằng địa danh cần phải chấm dứt. Ảnh: AFP.
Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ việc gọi tên liên hệ giữa Covid-19 và Trung Quốc.
Nhưng Tổng thống Trump lại thường xuyên gọi "virus Trung Quốc" trước khi quyết định dừng dùng tên đó. Nghị sĩ Eduardo Bolsonaro, con trai của Tổng thống Jair Bolsonaro, từng nói dịch bệnh là lỗi của Trung Quốc.
"Trong khi các nước đang vật lộn để kiềm chế virus corona, một số nhỏ chính khách vẫn giữ các cách nói cũ... Việc tiếp tục gắn virus và dịch bệnh với nơi cụ thể là vô trách nhiệm và cần phải dừng lại", Nature viết.
Trọng Thuấn
Hàn Quốc thừa nhận bất ngờ về nguy cơ tái nhiễm của bệnh nhân Covid-19 Virus corona có thể được kích hoạt lại ở những bệnh nhân Covid-19 đã được chữa khỏi bệnh, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hàn Quốc cho biết. Bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ tái nhiễm, CDC Hàn Quốc cho biết. BNN Bloomberg dẫn báo cáo của CDC cho biết, khoảng 51 bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 ở...