Phát hiện vật thể nghi là hộp đen của MH370 dưới đáy biển
Một nhóm tìm kiếm của Úc rà soát đáy biển nam Ấn Độ Dương cho biết họ đã phát hiện các vật thể bị nghi là 2 hộp đen của chiếc máy bay mất tích MH370.
Hai vật thể khả nghi hình hộp được phát hiện dưới đáy biển (Ảnh: DM)
Các hình ảnh thu được trong quá trình rà soát đáy biển bằng sóng âm đã cho thấy 2 vật thể giống hình hộp và 5 vật thể dài và mỏng khác nằm dưới đáy biển. Các vật thể có thể này có thể là 2 hộp đen và các mảnh vỡ của chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines, mất tích hơn 1 năm trước.
Những vật thể khả nghi được phát hiện trong quá trình rà soát đáy biển của công ty Furgo Survey, có trụ sở tại Tây Úc, và tàu Go Phoenix của Malaysia.
Ông Steve Duffield, giám đốc điều hành của Fugro Survey, cho hay các bức ảnh có thể là bước đột phá tiếp theo trong quá trình tìm kiếm MH370.
Công ty Fugro Survey đã hợp tác với Cơ quan an toàn giao thông Úc hơn 1 năm trong cuộc tìm kiếm MH370 trị giá 60 triệu USD và cung cấp 2 tàu Discovery và Equator cho quá trình tìm kiếm.
Một số vật thể mỏng, dài khác cũng được ghi hình (Ảnh: DM)
Ông Duffield thừa nhận rằng mảnh vỡ cánh máy bay được tìm thấy trên đảo Reunion hồi cuối tháng 7 là một phát hiện quan trọng. Tuy nhiên, ông tin rằng các bằng chứng tiếp theo sẽ được tìm thấy trong quá trình rà soát kỹ đáy biển trong điều kiện biển êm ả hơn.
Video đang HOT
Ông Duffield cho hay điều kiện biển thuận lợi hơn vào tháng 11 hoặc tháng 12 mới cho phép triển khai thiết bị dưới nước để tiếp cận các vật thể được phát hiện trong quá trình quét sóng âm.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan điều phối hoạt động tìm kiếm MH370 của Úc (JACC) ngày 12/8 cho biết mảnh vỡ cánh máy bay được tìm thấy trên đảo Reunion là của chuyến bay MH370.
Trước đó, vào đầu tháng 8, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã xác nhận mảnh vỡ cánh máy bay là của MH370, nhưng các nhân viên điều tra Pháp cho tới nay vẫn chưa khẳng định chắc chắn điều này.
Chuyến bay MH370 mất tích vào ngày 8/3/2014 khi đang bay từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh cùng 239 người trên khoang.
An Bình
Theo Dantri/DM
Úc: Mảnh vỡ không giúp giải mã bí ẩn thảm họa MH370
Giới chức Úc ngày 31/7 nói rằng việc phát hiện mảnh vỡ máy bay khả nghi mới đây, dù là được chứng minh xuất phát từ MH370, cũng không giúp tìm ra xác máy bay hay giải mã bí ẩn tại sao nó rơi xuống Ấn Độ Dương.
Mảnh vỡ được tìm thấy ngày 29/7 (Ảnh: AFP)
Mảnh vỡ dài 2 mét, được tìm thấy trên một bãi biển thuộc đảo Reunion của Pháp ở Ấn Độ Dương ngày 29/7 và sẽ được phân tích tại Pháp trong ngày 1/8.
Giới chức tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines ngày 31/7 nói họ "ngày càng tin tưởng" rằng mảnh vỡ được tìm thấy thuộc chiếc máy bay xấu số, làm lóe lên hi vọng giải mãi một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không thế giới.
Nếu được chứng minh thuộc MH370, đó sẽ là bằng chứng hữu hình đầu tiên chứng tỏ chiếc Boeing 777 đã lao xuống Ấn Độ Dương.
Các nhân viên điều tra hi vọng họ sẽ tiến gần hơn tới việc tìm hiểu bí ẩn vây quanh chiếc máy bay của Malaysia Airlines, vốn mất tích 16 tháng trước cùng 239 người trên khoang.
"Chúng tôi ngày càng tin rằng mảnh vỡ là từ Mh370", ông Martin Dolan, người đứng đầu nhóm tìm kiếm MH370 của Úc nói. "Hình mảnh vỡ rất giống một bộ phận rất đặc biệt mà chỉ máy bay Boeing 777 mới có".
Ông Dolan thận trọng rằng vẫn phải chờ xác nhận, nhưng cho biết ông hi vọng mọi việc sẽ rõ ràng hơn "trong 24 giờ tới".
Trước đó, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho hay mảnh vỡ "rất có khả năng" xuất phát từ một chiếc Boeing 777, nhưng nói thêm rằng điều này vẫn cần được xác minh.
Mảnh vỡ dự kiến sẽ được đưa tới một địa điểm kiểm tra tại Pháp gần thành phố Toulouse để giới chức hàng không phân tích. Kết quả phân tích dự kiến sẽ có trong thứ Bảy, theo các nguồn tin của Pháp.
Mảnh vỡ được tin là xuất phát từ cánh máy bay (Đồ họa: BBC)
Tuy nhiên, giới chức Úc không quá kỳ vọng về mảnh vỡ.
Phó thủ tướng Úc Warran Truss cho hay dù mảnh vỡ "có thể là một bằng chứng quan trọng" nếu được xác nhận xuất phát từ MH370 nhưng việc sử dụng mô hình đảo ngược để xác định chính xác hơn mảnh vỡ trôi nổi từ đâu là "gần như không thể".
"Sau 16 tháng, do những thay đổi của dòng hải lưu, việc dựng lại mô hình hải lưu gần như không thể", ông Truss cho biết với báo giới tại Sydney. "Và tôi cũng không nghĩ rằng điều đó không đóng góp nhiều cho hiểu biết của chúng ta về vị trí của máy bay ở thời điểm hiện tại".
Giới chức tìm kiếm của Úc, hiện đang dẫn đầu cuộc tìm kiếm MH370 ở Ấn Độ Dương, cách đảo Reunion khoảng 6.000 km, cũng cho hay họ tin tưởng rằng vùng mảnh vỡ chính nằm trong khu vực tìm kiếm hiện thời.
"Chúng tôi không nhìn thấy bất kỳ cơ sở nào để thay đổi khu vực tìm kiếm. Chúng tôi vẫn tin tưởng vào việc phân tích dữ liệu vệ tinh", ông Martin Dolan, cho biết.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục các kế hoạch nhằm tìm kiếm khu vực rất kỹ lưỡng và chúng tôi hi vọng tìm thấy máy bay trong khu vực đó", ông Dolan nói.
Ông Dolan nói thêm, việc phát hiện mảnh vỡ không có nghĩa là các mảnh vỡ khác sẽ tiếp tục trôi dạt vào đảo Reunion hoặc các địa điểm gần đó. "Trong 16-17 tháng qua, bất kỳ mảnh vỡ trôi nổi nào cũng có thể bị đẩy đi khắp Ấn Độ Dương".
Ông Dolan cho hay, các nhân viên điều tra tai nạn cũng rất muốn kiểm tra mảnh vỡ, nếu nó thuộc về MH370, để cố gắng xác định xem nó rơi ra từ máy bay như thế này và "liệu có dấu hiệu một vụ cháy hoặc các rủi ro nào trên máy bay hay không".
Nhưng ông Dolan tỏ ra thận trọng khi nói rằng rất khó để xác định tại sao máy bay mất tích chỉ bằng một bộ phận cánh.
"Có những giới hạn về việc bạn có thể tìm hiểu được bao nhiêu chỉ nhờ một mảnh vỡ và tôi không nghĩ rằng nó sẽ giúp chúng ta đủ tin cậy để phán đoán quá nhiều về những mảnh vỡ còn lại".
"Chúng ta biết vùng mảnh vỡ chính của MH370 nằm dưới đáy biển, chứ không nổi trên mặt nước", ông Dolan nhấn mạnh.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Vụ thảm kịch MH17: Tìm thấy mảnh vỡ nghi của tên lửa Buk Các nhà điều tra đã tìm thấy một số mảnh vỡ nghi của hệ thống tên lửa Buk ở hiện trường vụ thảm kịch MH17 ở miền đông Ukraine. Các nhà điều tra đã tìm thấy một số mảnh vỡ nghi của hệ thống tên lửa Buk ở hiện trường vụ thảm kịch MH17 ở miền đông Ukraine. Trong một tuyên bố đưa...