Phát hiện và điều trị bệnh tim mạch thế nào?
Ngoài việc biết lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể, khi nghi ngờ có nguy cơ bệnh tim mạch, bạn nên đến khám các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh cụ thể bằng nhiều phương pháp xét nghiệm, thực hiện trên máy móc và thiết bị y tế hiện đại.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị thích hợp.
Một số loại xét nghiệm và kiểm tra phổ biến
Để xác định các bất thường của trái tim, người ta thường dùng các phương pháp như điện tâm đồ, chụp x-quang, chụp cắt lớp, siêu âm tim… Điện tâm đồ là một xét nghiệm sử dụng các điện cực đặt trên da để ghi lại các hoạt động điện tim, giúp cung cấp thông tin về nhịp tim cũng như những tổn thương cơ tim. Các kết quả điện tâm đồ trong các thời điểm khác nhau có thể sử dụng để so sánh với nhau nhằm theo dõi những thay đổi qua thời gian về hoạt động của trái tim. Nếu cần đo nhịp tim trong khoảng thời gian dài hơn, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đeo máy Holter. Đây là một thiết bị đeo tay giúp ghi lại các hoạt động điện tim một cách liên tục trong khoảng 24 – 48 giờ. Trong quá trình đeo máy, bạn cần ghi lại các hoạt động của mình và lưu ý tới các triệu chứng tim mạch khi chúng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động đó.
Khác với điện tâm đồ hay máy holter, chụp X-quang, siêu âm và chụp cắt lớp cho chúng ta thấy hình ảnh cụ thể của trái tim để từ đó tìm ra các bất thường về tim, phổi. Nếu qua siêu âm tim, các bác sĩ có thể nhìn được chuyển động của trái tim, đánh giá các khoang, van tim cũng như cơ tim và các van tim đang hoạt động như thế nào thì chụp cắt lớp tim có thể giúp tìm kiếm các mảng bám hoặc tích tụ canxi trong động mạch vành, các vấn đề về van tim, và các loại bệnh tim mạch khác.
Đây là các phương pháp rất hữu ích trong việc chẩn đoán và đánh giá một số loại bệnh tim, cũng như đánh giá hiệu quả của việc điều trị.
Hình ảnh chụp CT tim
Video đang HOT
Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh bằng việc luồn ống thông vào một mạch máu ở cánh tay hoặc chân cho tới khi chạm tới động mạch vành. Thuốc màu sẽ được tiêm vào động mạch vành, giúp bác sĩ nhìn rõ phạm vi và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong mạch máu.
Hình ảnh luồn ống thông vào mạch máu
Điều trị bệnh tim mạch
Hầu hết các hình thức bệnh tim đều là mãn tính. Ban đầu, các triệu chứng có thể rất nhẹ và không gây ảnh hưởng gì. Nhưng khi tim bắt đầu suy yếu dần, bệnh nhân sẽ bắt đầu thấy mệt mỏi, khó thở, sưng ở mắt cá chân, bàn chân, chân và bụng. Khi đó, tùy tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ cần chữa trị bằng thuốc, thay đổi lối sống, phẫu thuật, và trong một số trường hợp có thể phải cấy ghép tim.
Thuốc đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh tim mạch.
Thuốc đóng vai trò rất lớn trong việc điều trị bệnh nói chung và các bệnh tim mạch nói riêng. Trong điều trị bệnh tim mạch, sử dụng thuốc giúp hạ huyết áp, kiểm soát nhịp tim, giảm cholesterol và ngăn chặn máu cục. Trường hợp những bệnh nhân đã có một số tổn thương tim, sử dụng thuốc sẽ giúp cải thiện khả năng bơm máu.
Giải phẫu thông động mạch
Trường hợp bị tắc nghẽn mạch máu, việc điều trị sẽ phức tạp hơn vì cần giải phẫu thông động mạch để mở lại động mạch bị chặn và cải thiện sư lưu thông máu đến tim. Các bác sĩ sẽ luồn một ống thông mỏng vào động mạch đến điểm bị tắc nghẽn và một quả bóng ở đầu ống thông sẽ làm điểm tắc nghẽn mở rộng ra, giúp máu lưu thông trở lại. Sau đó, bác sĩ có thể chèn một ống bằng lưới nhỏ, được gọi là Stent, vào chỗ bị nghẽn nhằm giúp cho động mạch luôn mở sau giải phẫu thông mạch vành.
Đặt stent giúp động mạch luôn mở
Tuy nhiên, khi động mạch vành trở nên quá hẹp hoặc bị tắc. Một phương thức khác giúp cải thiện sự lưu thông máu của tim là phẫu thuật tạo ống thông phụ, thường được chỉ định Trước tiên, bác sĩ sẽ lấy một đoạn mạch máu từ một vị trí khác trên cơ thể như ngực, chân hay cánh tay, sau đó cấy vào phần động mạch bị hỏng, giúp máu lưu thông theo một đường ống mới.
Simply (Theo web MD)
Sống lại nhờ thuốc tiêu sợi huyết
Liên tục những ngày qua Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang không chỉ cứu sống hai bệnh nhân bị đột quỵ nặng mà còn giúp họ phục hồi gần như hoàn toàn.
Bác sĩ Hoàng Thọ Mẫn, giám đốc bệnh viện, cho biết đó là nhờ phương pháp điều trị hiện đại của thế giới: dùng thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA).
Hiện nay ở TP.HCM có một số bệnh viện có đơn vị điều trị đột quỵ và sử dụng thuốc này, còn tại ĐBSCL chỉ mới có Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang.
Ngày 16-9, Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang cấp cứu cho bệnh nhân N.V.B. (62 tuổi, ngụ xã Điềm Hi, huyện Châu Thành, Tiền Giang) bị đột quỵ liệt nửa người bên phải. Bệnh nhân được tiêm thuốc tiêu sợi huyết. Ngày 27-9, bệnh nhân B. đã tự đi lại bình thường, cánh tay phải bị liệt khi đột quỵ cũng đã co duỗi, cử động được.
"Các bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não nếu được cấp cứu, tiêm thuốc tiêu sợi huyết trong vòng ba giờ kể từ lúc phát bệnh và tổn thương mạch máu ít thì việc điều trị sẽ rất hiệu quả, bệnh nhân phục hồi gần như hoàn toàn" - GS.TS Lê Văn Thành, chủ tịch Hội Phòng chống tai biến mạch máu não VN, cho biết.
Theo bác sĩ Hoàng Thọ Mẫn, năm 2010 tại Tiền Giang có tới 1.520 bệnh nhân bị đột quỵ, có 242 người (chiếm 16%) tử vong. Trong số bệnh nhân đột quỵ có 72% bị nhồi máu não, còn lại là xuất huyết não.
Trước thực trạng bệnh nhân đột quỵ liên tục tăng cao, ngay trong năm 2010 bệnh viện đã thành lập "đơn vị điều trị đột quỵ" nhằm đào tạo, ứng dụng những phương pháp điều trị hiện đại để giảm số bệnh nhân tử vong và tàn phế cho bệnh nhân đột quỵ.
Đầu năm 2012 các bác sĩ của bệnh viện được tập huấn điều trị đột quỵ (nhồi máu não) bằng thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA) tại Bệnh viện 115, dưới sự hướng dẫn của GS-TS Lê Văn Thành.
Nhiều phương pháp điều trị bệnh đột quỵ
Bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, phó khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân Dân 115 TP.HCM, cho biết: Phương pháp tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch là phương pháp điều trị chuẩn mực và hiệu quả cho các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả tốt khi bệnh nhân được đưa tới bệnh viện điều trị sớm, trong vòng 3 giờ kể từ khi khởi phát những triệu chứng đột quỵ. Áp dụng phương pháp này từ năm 2006 đến nay, Bệnh viện Nhân Dân 115 đã điều trị cho hơn 400 trường hợp bị đột quỵ. Trong đó có hơn 50% số bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn, có thể sinh hoạt và làm việc như trước.
Hiện nay Bệnh viện Nhân Dân 115 đã áp dụng thêm nhiều phương pháp điều trị đột quỵ khác như làm kỹ thuật đưa thuốc tiêu sợi huyết qua đường động mạch hoặc lấy huyết khối bằng các loại dụng cụ cơ học. Các kỹ thuật mới này được áp dụng đối với những trường hợp thuyên tắc các động mạch não lớn đã thất bại với phương pháp điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch hoặc nhập viện trễ từ 3 - 6 giờ.
Trong đó, phương pháp bẫy cục huyết khối bằng hệ thống lưới Solitaire (một phương pháp bằng các dụng cụ cơ học) cho đến thời điểm này được xem là phương pháp tốt nhất trên thế giới để điều trị các ca tắc những mạch máu lớn.
Theo VÂN TRƯỜNG, THÙY DƯƠNG (Tuổi trẻ)
Phương pháp điều trị bệnh ung thư gan Ung thư gan là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, cơ hội điều trị thành công thấp hơn so với những ung thư khác, bởi bệnh tiến triển nhanh, có thể gây tử vong sau 3-4 tháng nếu không được điều trị tích cực. Trong khi ở những thể ung thư khác, thời gian tử vong sau khi phát hiện...