Phát hiện và chữa sớm bệnh lý tai mũi họng giúp con học tốt hơn
Vào đông, bệnh tai mũi họng ở trẻ gia tăng, biến chứng nhanh, thậm chí tử vong vì không chữa trị kịp thời, bác sĩ hướng dẫn cách để giúp bố mẹ phát hiện bệnh cho trẻ sớm.
Điều trị sớm cho trẻ bị chảy nước mũi. Ảnh minh họa
Cách phát hiện trẻ bị viêm mũi họng và xử trí
Khi bố mẹ thấy trẻ có các biểu hiện sau thì cần biết trẻ đang mắc bệnh về tai:
Với trẻ biết nói sẽ phàn nàn bị đau trong tai, được mô tả đau nhói hoặc đau tức, đau lan xuống hàm dưới hoặc lên thái dương.
Nếu là trẻ chưa biết nói thường hay dụi dụi tai bên đau vào gối hay vào vai người đang bế rồi khóc thét vì đau.
Chảy tai xuất hiện kèm theo những đợt viêm mũi họng cấp thường là mủ của viêm tai giữa cấp giai đoạn đã vỡ mủ (không phải ráy tai như một số bố mẹ nhầm tưởng).
Nghe kém – trẻ lớn khó tập trung trong khi học, nhiều khi gọi từ phía sau trẻ không nghe thấy. Trẻ bị nói ngọng khó sửa vì không nghe được một số âm trầm trong viêm tai giữa. Hoặc trẻ bị điếc câm do không nghe được. Bố mẹ ông bà thấy trẻ không nói được như các trẻ cùng lứa tuổi.
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay ở các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Phát hiện bệnh về mũi khi trẻ ngạt tắc mũi, chảy mũi (sổ mũi): Dịch trong viêm mũi có thể bít lấp vào lỗ thông từ mũi sang tai gây ra hiện tượng tắc vòi tai, từ đó có thể bị nghễng ngãng, ù tai, một số trường hợp trẻ bị viêm mắt tái phát nhiều lần vì viêm nhiễm từ mũi đi lên (mắt có ống lệ tỵ nối mắt với mũi, nếu chữa trị mắt đơn thuần sẽ không khỏi hẳn).
Bình thường trẻ thở bằng mũi một cách chậm rãi, đều đặn, không có tiếng kêu và miệng ngậm. Bịt một cánh mũi trẻ vẫn thở dễ dàng. Khi trẻ bị ngạt tắc mũi bố mẹ có thể phát hiện qua biểu hiện hàng ngày như sau: Trẻ thở phải cố gắng nên cánh mũi phập phồng và có tiếng kêu. Kiểm tra bằng cách bịt một bên mũi, trẻ sẽ bị ngạt. Hoặc bịt từng bên mũi trẻ và đặt lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để cảm giác được hơi thở nhẹ đi qua.
Trẻ bị ngạt tắc mũi phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhầy của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ ho và hay bị nôn, trớ.
Tiếng thở của trẻ trở nên nặng, ban đêm ngáy to, hay có những cơn ngạt thở và ho rũ do co thắt thanh quản – do nước bọt tràn vào thanh quản gây phản xạ bị kích thích (hay xảy ra ở trẻ bị viêm V.A và có viêm thanh quản).
Trẻ lớn bị ngạt tắc mũi sẽ nói bằng giọng mũi tắc:
Ở trẻ đang bú mẹ chứng ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi do trẻ vừa bú vừa há miệng thở – còn làm cho trẻ dễ bị sặc. Ban đêm trẻ hay khóc thét. Trẻ lớn bị thiếu không khí nên trẻ lớn không linh hoạt, hay bị nhức đầu, không tập trung học tập… Thậm chí dẫn tới trẻ bị tắc vòi tai, bị nghễng ngãng, ù tai, gọi trẻ lúc nghe được lúc không, học hành sẽ sút kém – lỗi này là do bố mẹ không phát hiện và chữa bệnh sớm cho con gây nên.
Chảy mũi:
Video đang HOT
Bên cạnh ngạt tắc mũi là chứng chảy mũi (sổ mũi).
Nếu chảy mũi thò lò ở cửa mũi trước bố mẹ dễ thấy nên trẻ ít bị biến chứng.
Nhưng khi nước mũi chảy ra phía sau rồi rơi xuống họng (xảy ra khi hốc mũi phía trước bị phù nề cản trở nước chảy ra trước) khiến trẻ hay ho, khạc, buồn nôn hay nôn.
Một số lưu ý:
Khi trẻ chảy mũi một bên, lẫn máu, mũi thối nên nghĩ đến dị vật mũi. Nếu trẻ có rối loạn ngửi (rất khó phát hiện do trẻ không hợp tác), qua các biểu hiện trẻ kém ăn dần – thì nên biết đó là trẻ không ngửi thấy vị thơm từ thức ăn kích thích cảm giác thèm ăn và giảm xuất tiết nước bọt (giúp tiêu hoá thức ăn) – cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để xác định bệnh sớm.
Bệnh lý tai mũi họng đơn giản, nhưng có khả năng gây tử vong bởi các biến chứng như viêm màng não do tai, áp xe não do tai, viêm phổi nặng, bít lấp đường thở do dị vật, các nhiễm trùng biến chứng toàn thân: viêm cầu thận cấp, thấp tim…
Khi nào sử dụng kháng sinh cho trẻ?
Mỗi khi trẻ bị bệnh tai mũi họng, sốt, ho… bố mẹ đều muốn bác sĩ điều trị khỏi ngay – tạo áp lực tâm lý lớn cho các bác sĩ khiến họ thường quyết định dùng ngay kháng sinh đặc trị để chiều ý gia đình (bởi nếu để trẻ tự đề kháng thì sẽ lâu khỏi). Hậu quả dùng kháng sinh là cơ thể trẻ mất chức năng đề kháng, phụ thuộc vào thuốc và rất dễ nhiễm bệnh… chưa kể bị nhờn thuốc, làm tổn thương gan, thận, tuỵ… mà sau một thời gian mới xuất hiện và rất nan giải cho các bác sĩ điều trị.
Hoặc điều trị không đúng như dùng thuốc giảm ho (loại ức chế trung tâm hô hấp) sẽ làm mất khả năng bảo vệ phổi của trẻ qua phản xạ ho tống dịch ra ngoài – dẫn đến các biến chứng viêm phế quản, viêm phổi.
Thực tế, những bệnh lý mà trẻ mắc phải 80% là do vi rút, chỉ nên dùng các thuốc chữa triệu chứng như hạ sốt, giảm ho nhóm long đờm, chống ngạt tắc mũi… để cơ thể trẻ tự sản sinh ra kháng thể chống lại các bệnh lý này. Quá trình điều trị các bố mẹ cần theo dõi cẩn thận, khi thấy trẻ có triệu chứng bội nhiễm vi khuẩn như nước mũi vàng xanh, hơi thở hôi… thì phải dùng kháng sinh kịp thời.
Lời khuyên:
Nên đưa trẻ đi khám ngay mỗi khi bị bệnh, làm đúng theo y lệnh.
Trao đổi ngay những thay đổi của trẻ (cả tốt/xấu) để bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp.
Không nên đi khám một lúc nhiều bác sĩ (vì mỗi bác sĩ có quan điểm điều trị riêng, hoặc dùng từ ngữ chuyên môn khác nhau) vì dễ hoang mang, lo lắng.
Cách phòng tránh các bệnh tai mũi họng và biến chứng:
Đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra đường, giữ ấm vùng cổ, ngực và bụng cho trẻ khi trời lạnh.
Hạn chế đưa trẻ tới chỗ đông người vì dễ bị lây nhiễm bệnh.
Tránh để trẻ ở những nơi có gió lùa hoặc ra khỏi nhà chơi sau 6 giờ tối..
Hạn chế biến chứng bệnh tai mũi họng:
Điều trị sớm mỗi khi trẻ có dấu hiệu tai mũi họng, đường hô hấp, các ổ viêm nhiễm ở mũi họng, răng miệng.
Tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc mũi họng bằng chế độ ăn uống, cho trẻ hoạt động thể thao phù hợp theo tuổi.
Nhỏ mũi đúng cách để nhanh khỏi, dạy trẻ xì mũi đúng để không đẩy mủ và vi trùng lên tai giữa, hoặc vào xoang.
PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)
Theo giadinh.net
Bé gái 14 tháng tuổi nôn ra máu sau khi được bố hút thuốc lá ôm hôn
Lại thêm 1 vụ việc cảnh báo về tác hại thuốc lá đối với trẻ nhỏ nữa khi mới có một bệnh nhi nôn ra máu phải nhập viện sau khi được bố nghiện thuốc lá ôm hôn.
"Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe" là câu nói chúng ta được nghe ra rả trên các phương tiện truyền thông, nhưng dường như mọi người chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của nó, đặc biệt đối với trẻ em. Bằng chứng là liên tục nhiều vụ việc những đứa trẻ phải lâm vào cảnh khốn đốn với bệnh tật, nhập viện với khói thuốc.
Đơn cử là sự việc của em bé 14 tháng tuổi dưới đây:
Đứng không vững, nôn ra máu 7 lần/ngày vì hút thuốc lá gián tiếp
Câu chuyện diễn ra tại Hà Nội, theo chia sẻ của mẹ đứa trẻ - chị Bùi Thanh Huyền đứa con gái 14 tháng tuổi của mình phát bệnh từ khoảng 1 tháng trước khi bé Nấm (con chị Huyền) bất ngờ ho nhiều và nôn ra dịch màu đỏ 2 lần.
Đứa trẻ 14 tháng tuổi liên tục nôn ra máu loãng không biết lý do khiến bố mẹ lo lắng.
Bất an, 2 vợ chồng chị Huyền ngay lập tức đưa con nhập viện kiểm tra, suốt quãng đường từ nhà lên đến bệnh viện, bé Nấm không ngừng lặp lại tình trạng nôn ra máu thêm 5 lần nữa.
Sau khi thăm khám, bác sĩ mới tìm ra nguyên nhân khiến đứa bé 14 tuổi rơi vào tình trạng này. Theo đó tác nhân chính đến từ người bố nghiện thuốc lá. Theo chị Huyền cho biết, chồng mình thường xuyên hút thuốc lá tại nhà, nhưng mỗi lần hút đều cách xa các con, "bù lại" khi hút xong bố thường chạy ngay lại đến con và ôm, hôn,...
Đơn thuốc và tình trạng bệnh của bé Nấm được bác sĩ cho biết.
"Bố bé hút thuốc thường tránh xa bé lắm nhưng hút xong thì hay chơi với con, ôm hôn con, con cũng quấn bố nên mới bị ngộ độc gián tiếp như vậy. Con được 12kg mà mắc bệnh vài ngày đã tụt xuống còn 8,6kg, không đứng nổi, người ngợm cứ xiêu vẹo" - Không chỉ nôn ra máu, bé Nấm còn bị sụt cân, không đứng vững.
Bên cạnh đó, chị Huyền cũng cho biết thêm nhà mình vừa mới phun thuốc mỗi. Từ đấy, bác sĩ cho rằng bé Nấm đã bị ngộ độc không khí, sau khi được đi soi mũi họng bé Nấm được kết luận đã bị viêm mũi họng.
Nguyên nhân ngộ độc của bé gái 14 tháng tuổi lại đến từ chính người bố của mình - Ảnh minh họa.
Người hít khói thuốc lá "hưởng" độc nhiều hơn người hút trực tiếp
Sau thời gian điều trị, cách ly bố 3 ngày cùng với việc không tiếp xúc với khói bụi bé Nấm hiện đã hoàn toàn khỏi bệnh. Tuy nhiên các ông bố bà mẹ hãy xem đây là lời cảnh báo đanh thép cho việc hút thuốc lá của mình.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Lệ Quyên - Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai cho biết trẻ sẽ phải gánh chịu nhiều bệnh tật thậm chí đột tử hơn nếu gia đình có người hút thuốc lá như hen cấp tính, hen phế quản hay trí nhớ kém phát triển.
Đặc biệt người hút thuốc gián tiếp sẽ hít độc nhiều hơn người hút trực tiếp. Theo phân tích, khói thuốc lá khi thải ra môi trường có 4 luồng khí khác nhau, lượng độc tố cũng khác:
Luồng khói thứ nhất là người hút thuốc hít vào trong phổi. Luồng khói thứ 2 toả ra từ đầu thuốc đang cháy. Luồng khói thứ 3 là người ta hút vào và thở ra. Luồng khói thứ 4 là luồng khói tổng hợp của luồng khói thứ 2 và thứ 3 bao quanh, tồn tại trong không khí nhiều giờ.
Theo kết quả phân tích thì luồng khói thứ 2 có lượng độc tố mạnh nhất, cao gấp 10 - 20 lần so với luồng khói hút vào phổi. Đối với luồng khói thứ 4, các chất độc rất nhỏ, vì vậy chúng có thể thâm nhập sâu vào trong phổi và phế nang của người hít phải.
Bố mẹ nên biết tự bảo vệ con trước thói quen vô tội vạ của mình - Ảnh minh họa.
Biết là với những ai ghiền thuốc lá nhiều năm, thì việc bỗng dưng điếu thuốc biến mất sẽ là rất khó khăn. Tuy nhiên, vì sức khỏe của bản thân và những người xung quanh hãy cố gắng nói không với chúng nhé!
Nguồn ảnh: NVCC
Theo Yan
Trị bệnh mùa thu bằng cách dân gian hiệu quả, dễ làm (1): Cảm mạo mùa thu Cảm mạo là một chứng bệnh ngoại cảm thường gặp, mùa nào cũng có thể mắc bệnh, nhất là những lúc thời tiết thay đổi vào thu hiện nay, tà khí bên ngoài xâm nhập vào. Chứng cảm mạo thường là biểu hiện của viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm amidal...), bệnh thường vài ba ngày là khỏi, nhưng cũng...