Phát hiện tường xây bằng xương người dưới nền nhà thờ ở Bỉ
Mới đây, trong khi đào nền một nhà thở ở Ghent, Bỉ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những bước tường xây bằng vật liệu ghê rợn: xương người, trong đó có cả xương sọ vỡ.
Toàn bộ cuộc đào bới phát lộ 9 bức tường, hầu hết xây bằng xương đùi và xương ống chân người lớn. Phần giữa tường toàn là xương sọ, rất nhiều cái đã bị vỡ.
Toàn bộ cuộc đào bới phát lộ 9 bức tường, hầu hết xây bằng xương đùi và xương ống chân người lớn.
Theo chuyên gia của công ty Hà Lan Ruben Willaert đang thi công ở đây thì những kết cấu đáng sợ này có vẻ là do những người công nhân hàng trăm năm trước đã dọn dẹp một nghĩa địa để lấy chỗ chôn những người khác hoặc để cải tạo một nhà thờ, và vì khi giải phóng mặt bằng khu vực sân nhà thờ thì không thể vứt các bộ xương đi đâu được vì người ta tin rằng xương là phần quan trọng nhất để người chết được hồi sinh.
Việc bảo vệ những phần còn lại của xác người quan trọng đến nỗi đôi khi người ta xây những ngôi nhà bằng đá dựa vào các bức tường của nghĩa trang để cất những chiếc tiểu giữ xương sọ và những khúc xương dài.
Các bức tường bằng xương này được tìm thấy ở cạnh Bắc của nhà thờ thánh Bavo, trước đây là nhà thờ thánh John Baptist hay còn gọi là thánh Jan. Xác định niên đại bằng carbon phóng xạ cho thấy những bộ xương này có từ nửa cuối thế kỉ XV, nhưng các bức tường sau đó đã được xây dựng lại vào thế kỉ XVII hoặc đầu XVIII.
Các tài liệu lịch sử cũng chứng minh thời điểm đó là phù hợp. Một tài liệu có ghi rằng nghĩa trang của nhà thờ đã được dọn đi trong nửa đầu của thế kỉ XVI và sau đó là vào năm 1784, khi nghĩa trang không nhận thêm người nào nữa.
Cho dù là có niên đại bao nhiêu thì những bước tường này vẫn là một phát hiện duy nhất. Các nhà nghiên cứu cho biết họ không hề tìm thấy công trình tương tự ở bất cứ nơi nào khác ở Bỉ. Hầu hết các nghĩa trang cổ đều có nhiều hố hoặc lớp đầy xương người lộn xộn, còn xương xếp thành các kết cấu như là tường thế này, tức là những người xây nên đều có chủ đích, thì chưa từng gặp bao giờ.
Cho dù là ai đã xây những bức tường này thì chắc chắn là họ đã rất vội vàng, vì họ xếp lẫn cả xương nhỏ và xương dễ vỡ như là xương sườn, đốt sống, xương bàn tay, bàn chân vào cùng. Tuy nhiên, điều gây tò mò là các nhà khảo cổ không hề tìm thấy mảnh xương cánh tay nào và họ đang tìm hiểu vì sao lại như vậy. Liệu là vì lý do thuận tiện trong việc xếp xương cho chặt hay còn vì một lý do về tôn giáo, tâm linh nào khác.
Những bức tường xương này là xương người lớn cả nam và nữ nhưng không có xương trẻ em, điều này mâu thuẫn với tuổi thọ của người thời đó, khi mà trẻ em hay bị chết vì bệnh tật. Nhưng cũng có thể giải thích là do công việc dọn mộ, xương trẻ em nhỏ và dễ gãy nên công nhân đã không thu nhặt lại.
Hiện nay những mảnh xương này được quy tập về Trường đại học Ghent để phục vụ công tác nghiên cứu.
Video đang HOT
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Live Science
'Thành phố chết' tại Nga với 10.000 hài cốt từ thời Trung Cổ
Ở phía tây nam Vladikavkaz, thủ phủ Cộng hòa Bắc Ossetia-Alania của Nga, có một ngôi làng từ thời đại đồ đồng tên là Dargavs, nơi còn được gọi là "thành phố chết".
Đến thăm Cộng hòa Bắc Ossetia-Alania của Nga, du khách thường được giới thiệu đến Dargavs, ngôi làng có kiến trúc độc đáo, bao gồm các tòa tháp kiên cố và nghĩa địa gồm 95 hầm mộ có từ thời Trung Cổ.
Con đường đến làng Dargavs, nơi có nghĩa địa thời Trung Cổ, là một con dốc uốn quanh núi dài 14 km. Nơi cao nhất là 1.200 m so với mực nước biển. Để đi đến "thành phố chết", người ta phải lái xe tiếp dọc theo các sườn núi Dargavs.
Dưới chân núi có con sông Kizil (nghĩa là sông Hồng) uốn quanh. Dòng sông được đặt tên theo trận chiến của quân đội Alans với quân đội Tatar-Mông Cổ vào năm 1395. Trận chiến đẫm máu đến nỗi nước dưới sông biến thành màu đỏ.
Sau trận chiến đó, để giải quyết vấn đề chôn cất người chết, họ đã chọn một con dốc đá nơi không phù hợp để chăn thả gia súc hoặc trồng trọt, từ đó xây dựng các hầm mộ.
"Thành phố chết" nằm trên khu vực khô ráo, nơi nước không thể đọng lại và bốn bề là khoảng không thoáng đãng. Sau 700 năm, nơi đây trở thành "thánh địa" cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học và khách du lịch. Tất cả vẫn còn được bảo tồn tốt, cho phép nghiên cứu lịch sử của các dân tộc cổ đại.
Có nhiều truyền thuyết về "Thành phố chết" Dargavs. Một trong số đó kể về sự tích một cô gái đẹp và bí ẩn bỗng dưng xuất hiện trong làng. Tất cả đàn ông trong làng bắt đầu từ bỏ gia đình, công việc và chiến đầu để giành quyền cưới cô gái về làm vợ. Các trận quyết đấu đã khiến nhiều người chết.
Để giải quyết tranh chấp, cô gái lạ đã được đưa đến hội đồng trưởng lão. Nhưng ngay cả các bô lão 70 tuổi trong hội đồng lao vào cuộc tranh giành. Cuối cùng, những người phụ nữ trong làng quyết định bằng cách xua đuổi cô gái khỏi làng và gọi cô là "phù thủy".
Những người đàn ông không muốn để cô gái rơi vào tay ai nên đã giết cô sau nhiều lần cân nhắc. Tuy nhiên, sau cái chết của cô, bệnh dịch hạch đã ập đến ngôi làng. Người sống bắt đầu xây các hầm mộ từ đó để chôn cất người chết.
Mái của các ngôi mộ trông như những kim tự tháp Ai Cập thu nhỏ.
Có tất cả 95 hầm mộ, chia thành 3 loại: nằm trên mặt đất (có hình kim tự tháp và hình chóp đôi), nằm cả trên đất và dưới hầm, và hoàn toàn nằm dưới mặt đất. Mái có nhiều tầng nên khi trời mưa, nước sẽ chảy xuống theo đó, giữ cho ngôi mộ khô ráo hoàn toàn.
Ở mỗi ngôi mộ có một lối vào nhỏ hình vuông. Trước đây, nó được bịt lại bằng những tấm gỗ đặc biệt. Lối vào nhỏ đến nỗi một người trưởng thành khó có thể lọt qua. Nhưng nếu vào được bên trong, mọi thứ sẽ hiện ra trước mắt.
Nhìn từ bên ngoài vẫn có thể thấy các hộp sọ, xương người và các xác ướp được chôn cất từ 600-700 năm trước. Thậm chí, quần áo và một số đồ gia dụng của họ vẫn còn sót lại.
Trên các lăng mộ được khắc lời nhắn, chẳng hạn: "Hãy nhìn ngắm chúng tôi với tình yêu. Chúng tôi cũng từng như bạn, bạn sẽ giống như chúng tôi".
Có những ngôi mộ chứa tới cả trăm hài cốt. Tổng cộng có khoảng 10.000 người chết được chôn ở nghĩa địa này. Có nhiều quan tài được khoét theo hình chiếc thuyền, dù không có biển gần đó. Điều này là do niềm tin rằng sau khi chết, người chết phải bơi qua dòng sông lãng quên để được vào cõi bên kia.
"Thành phố chết" Dargavs ngày nay trở thành địa điểm thu hút khách du lịch.
Tuy mang về nhiều lợi nhuận cho thành phố nhưng nó cũng đem lại nhiều mối nguy. Nhiều hài cốt đã bị lấy đi, gây khó khăn cho công tác bảo tồn.
Chính quyền địa phương đang nỗ lực để bảo vệ di tích lịch sử này bằng cách kiểm soát khách du lịch cẩn thận hơn.
Theo Hà Lan/Zing
Người phụ nữ bất ngờ thấy bộ xương nghi là của con trai mình Người phụ nữ ở tỉnh Udon Thani, Thái Lan, cho rằng bộ xương bà vô tình nhìn thấy trong rừng là của con trai bà. Anh này mất tích vài tháng trước... Ảnh: Asia News Network. Ngày 8/1, bà Kammee Nokmuang (62 tuổi) vào rừng để tìm thực phẩm nấu bữa tối thì thấy sợi dây nylon treo trên cây. Bà đến gần...