Phát hiện tượng cực hiếm của các nữ thần Ai Cập cổ đại và Pharaoh Ramses II
Khu vực có những phát hiện đặc biệt ở gần Mit Raineh, cách khoảng 30 km về phía nam thủ đô Cairo.
Một trong những bức tượng cổ mới được tìm thấy.
Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập đã công bố phát hiện này trong một thông tin trên trang mạng xã hội chính thức của mình. Cụ thể còn có các bức tượng của các nữ thần Hathor, Sekhmet, thần Ptah và Pharaoh Ramses II.
Trong đó, Pharaoh Ramses II, cai trị Ai Cập từ năm 1279 đến năm 1213 trước Công Nguyên. Ông có công mở rộng phạm vi của Ai Cập đến tận Syria hiện đại ở phía đông và Sudan ở phía nam.
Hathor được coi là mẹ của thần Mặt trời Ra, trong khi Sekhmet là một nữ thần chiến binh và cũng là thần chữa bệnh. Ptah là vị thần bảo trợ của những người thợ thủ công và kiến trúc sư.
Các khối đá vôi từ thời Coplic cũng được phát hiện tại địa điểm này. Thời đại Coplic kéo dài khoảng từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VII sau Công Nguyên.
Video đang HOT
Tiến sĩ Mostafa Waziri, tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, cho biết các khối đá vôi cho thấy rằng địa điểm này đã được tái sử dụng trong các thời kỳ sau này. Công việc khai quật sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả các cổ vật và cổ vật hiện có được hé lộ hoàn toàn.
Trước đó, vào hồi đầu năm 2020, đã có một số phát hiện đáng chú ý như một xác ướp thiếu niên 3.600 tuổi được phát hiện ở Luxor, cũng như lăng mộ của một số linh mục cao cấp.
Những phát minh vũ khí cổ đại vẫn còn sử dụng tới ngày nay
Ngay từ thời cổ đại, con người đã phát minh ra những vũ khí có uy lực siêu việt trên chiến trường và là các nguyên mẫu tiền thân của nhiều phương tiện chiến tranh hiện nay.
Đại bác cầm tay ra đời vào thế kỷ 13 ở Trung Quốc. Chúng được phát triển từ các loại súng phun lửa và bắn pháo hoa trong thế kỷ 10. Dưới triều nhà Nguyên ở thế kỷ 13, khẩu pháo được đúc bằng đồng, có khả năng bắn ra đạn sát thương tầm gần.
Khí độc: Lần sử dụng vũ khí hóa học "chính thức" đầu tiên diễn ra vào năm 256, khi pháo đài La Mã bất khả xâm phạm Dura-Europos bị người Ba Tư bao vây. Họ đã sử dụng hỗn hợp độc hại của nhựa đường và lưu huỳnh để giết chết hàng chục người La Mã, bằng chứng là các phát hiện khảo cổ học ngày nay. Ngoài ra, có tài liệu cho rằng, ở Trung Quốc thế kỷ IV trước Công nguyên, thì chất hóa học tương tự đã được sử dụng thậm chí sớm hơn.
Lựu đạn là một hình thức của thuốc nổ được người Trung Quốc phát minh vào khoảng năm 1.000 sau Công Nguyên. Đến thế kỷ thứ 15, 16 thì người châu Âu cũng phát triển được các phiên bản tương tự như "lựu đạn" của người Trung Quốc. Cấu tạo chung là thuốc nổ trộn với mảnh tre để chung trong bình sứ.
Người Trung Quốc là những chuyên gia về chất nổ và họ cũng là cha đẻ của những quả mìn. Những thiết bị đầu tiên như vậy xuất hiện vào khoảng thế kỷ 13 và được sử dụng để chống lại người Mông Cổ.
Ngư lôi: Một biến thể ngư lôi được phát triển bởi một nhà khoa học người Syria Hasan al-Rammah vào thế kỷ 13. Đó là một con tàu bọc kín bằng kim loại, bên trong có thuốc súng và được dẫn đường bởi một tên lửa nguyên thủy đến tàu địch. Theo các nhà nghiên cứu, họ không rõ ngư lôi như vậy có hiệu quả trong hành động quân sự hay không, nhưng nguyên lý hoạt động rất ấn tượng.
Súng máy: Một tổ tiên khá nổi tiếng của súng máy là nỏ Cho-ko-nu của Trung Quốc, được sử dụng từ tận thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Loại nỏ này được ví như "súng máy" của binh lính Trung Quốc cổ đại. Nguyên lý hoạt động được kế thừa từ vũ khí tự động hiện đại với thiết kế để tự động đưa các mũi tên vào rãnh bắn, giúp rút ngắn đáng kể thời gian ngắt quãng giữa các lần bắn của cung thủ. Loại vũ khí này có thể bắn tới 10 mũi tên trong 15 giây, gấp nhiều lần tốc độ bắn của nỏ thông thường.
Súng phun lửa: Đế quốc Byzantine đã sử dụng súng phun lửa trong các cuộc bao vây lâu đài và trong các trận chiến trên biển. Nó là một vật liệu gây cháy có thể bắn ra từ một con tàu và sẽ cháy trên mặt nước. Điều làm nên sự khác biệt là việc họ sử dụng vòi phun áp lực để phóng chất lỏng lên kẻ thù. Thành phần của lửa này được đoán là hỗn hợp của nhựa thông, naphta, vôi, canxi, photphua, lưu huỳnh hoặc niter.
Tên lửa: Giống như hầu hết các loại súng liên quan đến thuốc súng, tên lửa đã được sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc kể từ khoảng thế kỷ 14. Hải quân nhà Minh đạt được một bước nhảy vọt khi các chuyên gia quân giới trang bị cho các tàu chiến loại tên lửa có thể tấn công và đốt cháy tàu địch từ khoảng cách lên tới 2 km. Theo các tài liệu ghi chép, ngư lôi Hỏa Long có tổng trọng lượng đạt từ 5-10 kg.
Thủy lôi: Giống như mìn, thủy lôi cũng được sử dụng thành công ở Trung Quốc thời trung cổ, chỉ 100 năm sau chúng lần đầu tiên được mô tả trong các tài liệu của một xạ thủ người Trung Quốc, cũng được sử dụng để chống lại những tên cướp biển wokou của Nhật Bản vào thế kỷ 16. Trên thực tế đây là những thùng gỗ nổi chứa đầy chất nổ.
Xe tăng: Điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi nhắc đến nguyên mẫu của xe tăng là một trong những thiết bị được vẽ bởi Leonardo da Vinci. Dưới sự bảo trợ của Ludovico Sforza - công tước Milan, Leonardo da Vinci đã lên ý tưởng về một "phương tiện chiến đấu bọc thép" vào khoảng năm 1487. Nhiều người coi đây là nguyên mẫu đầu tiên của phát minh xuất hiện vào nhiều thế kỷ sau đó mà chúng ta gọi là xe tăng.
Những giả thuyết mới giải thích sự biến mất bí ẩn của nền văn minh Maya Người Ấn Độ Maya đã tạo ra nền văn hóa phát triển nhất ở Trung Mỹ, thời hoàng kim trùng với thời đại La Mã cổ đại. Nhưng vào cuối thế kỷ 9, các thành phố Maya hùng vĩ trở nên hoang tàn. Dữ liệu khoa học mới buộc phải xem xét lại các giả thuyết trước đây về nguyên nhân của sự...