Phát hiện “Trái đất thứ 2″ cực gần hệ Mặt trời
Các nhà khoa học đã phát hiện hành tinh giống Trái đất, có thể là nơi sinh sống của người ngoài hành tinh và nằm gần hệ Mặt trời nhất.
Proxima b ở cách hệ Mặt trời chỉ khoảng 4,25 năm ánh sáng, con người sẽ có thể tới được
Hành tinh mới được phát hiện có Proxima b. Hành tinh này chỉ lớn hơn Trái Đất đôi chút và quay quanh ngôi sao Proxima Centauri gần hệ Mặt Trời. “Trái đất thứ 2″ quy tụ những điều kiện gần như hoàn hảo để sự sống ngoài hành tinh phát triển.
Proxima b là hành tinh có thể tồn tại sự sống dễ nghiên cứu và tìm hiểu nhất từ trước tới nay do nằm gần Trái đất nhất.
Với khoảng cách 4,25 năm ánh sáng, các thế hệ tàu vũ trụ trong tương lai có thể mang robot thăm dò tới Proxima b. Đây cũng có thể là điểm đến mới cho những du khách từ Trái Đất trong tương lai.
Các nhà khoa học hy vọng có thể khám phá thêm Proxima b và tìm kiếm sự sống. “Trái đất thứ 2″ nằm trong khu vực cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt và do đó có thể hỗ trợ sự sống phát triển.
Proxima b ở gần ngôi sao mẹ hơn 5% so với Trái đất và chỉ mất 11,2 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo. Nhưng có vấn đề khác với Proxima b là bởi hành tinh này có thể là ngôi nhà của các loài sinh vật ngoài hình tinh.
Proxima b hứng chịu những tia cực tím và tia X cực mạnh phát ra từ ngôi sao mẹ, khiến môi trường sống trên “Trái đất thứ 2″ này bao phủ bởi phóng xạ. Điều đó có nghĩa rằng sự sống ở Proxima b có thể sẽ khó khăn hơn và sinh vật sống phải biến đổi để ngăn phóng xạ.
Các nhà khoa học hiện chưa dám chắc rằng những hành tinh như Proxima b liệu có thể trở thành nơi sinh sống do tồn tại ntranh cãi về khả năng duy trì bầu khí quyển và nước lỏng. Các nhà khoa học cần đến những nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn bầu khí quyển của hành tinh này.
“Nếu những nghiên cứu sâu hơn xác nhận khí quyển hành tinh phù hợp để phát triển sự sống, đây có thể là một trong những phát hiện quan trọng nhất mà chúng tôi từng đạt được”, Tiến sĩ John Barnes ở Đại học Open, Anh, đồng tác giả nghiên cứu nói.
Hiện tại, các nhà khoa học đang lên kế hoạch gửi tàu vũ trụ đến Proxima b. Nhiệm vụ thăm dò có thể diễn ra trong vài thập kỉ tới. Tàu vũ trụ sẽ mất khoảng 20 năm để tới được “Trái đất thứ 2″.
Theo Đăng Nguyễn – Independent (Dân Việt)
Video đang HOT
Khiếp vía ở 13 địa điểm nóng nhất hành tinh
Khu vực nóng nhất thế giới có nhiệt độ lên tới 70 độ C, khiến sự sống không thể tồn tại.
Miệng núi lửa Dallol, Ethiopia
Nằm tại vùng lòng chảo Afar ở Ethiopia, miệng núi lửa Dallol từng là khu định cư dành cho công nhân khai thác mỏ vào những năm 1960, nhưng hiện nay nó là một thị trấn "ma". Khu vực này có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên thế giới. Trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1966, nhiệt độ trung bình năm ở đây là 34 độ C vào ban đêm và ban ngày tăng lên trên 38 độ C.
Coober Pedy, Australia
Nhiệt độ ngoài trời tại thị trấn Coober Pedy luôn ở mức cao khiến người dân nơi đây phải xây nhà dưới lòng đất để tránh nóng. Khu vực này có nhiệt độ cao nhất đạt 45 độ C và thường xuyên phải đối mặt với bão cát.
El Azizia, Libya
Từng được cho là khu vực nóng nhất trên thế giới, nhưng hiện nay kỷ lục này của thành phố El Azizia đã bị những nơi khác vượt qua. Tuy nhiên, nhiệt độ lên tới 49 độ C vào mùa hè ở đây vẫn đủ khiến nhiều người cảm thấy khiếp vía.
Wadi Halfa, Sudan
Nằm sát biên giới với Ai Cập, thị trấn Wadi Halfa có nhiệt độ cao nhất trong năm đạt 52,7 độ C. Khu vực này thường phải đối mặt với những trận bão cát khủng khiếp khi không khí ẩm ướt gặp nhiệt độ cao.
Tirat Zvi, Israel
Nằm ở độ cao 220m so với mặt nước biển, thung lũng Beit She'an thuộc thị trấn Tirat Zvi rất nóng bức vào mùa hè. Nhiệt độ ở đây đã lên tới 54 độ C vào tháng 6.1942, cao nhất tại khu vực châu Á vào thời điểm đó.
Timbuktu, Mali
Nằm trên tuyến giao thương cổ xưa ở vùng Sahara, thị trấn Timbuktu đang bị đe dọa bởi tình trạng sa mạc hóa. Một thách thức nữa đối với người dân ở đây là thời tiết nóng khủng khiếp với nhiệt độ có thể cao tới 54,5 độ C.
Ghadames, Libya
Thị trấn Ghadames là một ốc đảo nằm giữa sa mạc và đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Để sống sót với thời tiết cực nóng có thể lên tới 55 độ C, người dân tại thị trấn này phải ở trong những ngôi nhà có tường bùn dày.
Kebili, Tunisia
Thị trấn Kebili là một ốc đảo trên sa mạc ở Tunisia, với dân cư sinh sống ở đây suốt gần 200.000 năm qua. Nhiệt độ cao nhất đo được tại khu vực này là 55 độ C.
Rub'al Khali, Bán đảo Ả Rập
Chiếm khoảng 1/3 diện tích bán đảo Ả Rập, Rub' al Khali là sa mạc lớn thứ ba trên thế giới. Khí hậu ở đây rất khô và nóng, với nhiệt độ có thể lên tới 56 độ C và lượng mưa trung bình hàng năm chỉ đạt 30mm.
Thung lũng Chết, Mỹ
Thung lũng Chết là một trong những địa điểm khô và nóng nhất Trái đất. Vào ngày 10.7.1913, nhiệt độ ở đây đã đạt 56,7 độ C. Khu vực này cũng là nơi khô nhất tại khu vực Bắc Mỹ.
Hỏa Diệm Sơn, Trung Quốc
Nằm giữa vành đai của sa mạc Taklimakan và dãy núi Thiên Sơn tại tỉnh Giang Tây, núi Hỏa Diệm Sơn được cho là nơi nóng nhất ở Trung Quốc. Một vệ tinh của NASA đã đo được nhiệt độ tại khu vực này lên tới 66,7 độ C vào năm 2008.
Hoang mạc Queensland, Australia
Đây là một trong những khu vực có nhiệt độ cao nhất trên thế giới đặc biệt vào những thời kỳ hạn hán. Năm 2003, vệ tinh của NASA đã đo được nhiệt độ trên bề mặt tại đây lên tới 69 độ C.
Sa mạc Dasht-e Lut, Iran
Nằm trải dài hơn 300km, sa mạc muối Dasht-e Lut ở Iran hoàn toàn không có sự sống, vì ngay cả vi khuẩn cũng không thể tồn tại ở đây. Trong một nghiên cứu kéo dài 7 năm về nhiệt độ trên bề mặt Trái đất, sa mạc Dasht-e Lut là khu vực nóng nhất thế giới trong 5 năm. Nhiệt độ tại khu vực này có thể lên tới 70 độ C.
Theo Huy Phong (Theo BI) (Dân Việt)
Thiên thạch mạnh ngang ba tỷ tấn thuốc nổ ngày càng gần Trái Đất Thiên thạch tên Bennu bay ngang qua quỹ đạo Trái Đất 6 năm một lần và ngày càng di chuyển gần địa cầu hơn từ khi được phát hiện vào năm 1999. Thiên thạch Bennu đường kính 487 m có thể gây thảm họa toàn cầu trên Trái Đất. Hình minh họa: NASA. Năm 2135, Bennu sẽ bay qua giữa Trái Đất và...