Phát hiện TP cổ La Mã tưởng chỉ có trong huyền thoại
Tàn tích thành phố cổ được cho là Ucetia trong huyền thoại vừa được tìm thấy tại một công trường phía nam nước Pháp.
Địa điểm khảo cổ
Vào thời kỳ hùng mạnh, đế chế La Mã đã xây dựng rất nhiều đô thị lớn dọc châu Âu, trong đó có thành phố Ucetia được nhắc tới rất nhiều trong sử sách và các bản khắc cổ. Dù có khoanh vùng khu vực thành phố cổ, nhưng không có điều kiện tìm kiếm nên giới lịch sử vẫn không chắc chắn sự tồn tại của Ucetia. Mãi tới gần đây, các nhà khảo cổ mới tìm thấy nền móng những căn nhà dưới lòng đất tại thành phố Uzes, Pháp, thì mối nghi ngờ được xóa bỏ hoàn toàn.
Qua thẩm định ban đầu, Ucetia tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ I TCN cho tới những năm 600. Khu khai quật còn rất nhiều dấu tích của những lò bánh mỳ thủ công, chứng tỏ có cư dân sống lâu dài. Dựa vào kiểu cách quy hoạch, rất có thể đây là trung tâm thành phố cũ. Đáng chú ý nhất là một tòa nhà khuôn viên 250m2 với tường dày, cột đá lớn, được chạm trổ công phu với loại gạch men màu cao cấp thời bấy giờ.
Kiểu trang trí hình khối với động vật này được cho là tồn tại sau công nguyên, nhưng kết quả giám định thể hiện rằng chúng được xây trước đó ít nhất 200 năm. Đây là tư liệu mới để các nhà sử học nghiên cứu về văn hóa La Mã.
Hiện vẫn chưa rõ tòa nhà này là nơi họp mặt, tổ chức lễ hội như đình đền hay là phòng khách của một địa chủ nào đó. Người La Mã có địa vị thường bỏ công xây dựng phòng khách thật nguy nga tráng lệ nhằm gây ấn tượng và thể hiện sự giàu có với khách.
Theo ước tính, thành phố này trải rộng trong khu vực rộng tới 4.000m2. Khu đất ban đầu được sử dụng xây giảng đường nhưng hiện công trình đã tạm ngừng để tiếp tục khai quật trong năm nay.
Lò nướng bánh cổ
Video đang HOT
Hoa văn chạm trổ tinh xảo
Chi tiết các hoa văn
Theo Danviet
TQ: Đào được kho báu 10.000 món vàng bạc dưới đáy sông
Kho báu khổng lồ có niên đại hàng trăm năm thuộc về lãnh đạo phong trào khởi nghĩa nông dân thời nhà Minh, Trung Quốc mới đây đã được trục vớt dưới sông.
Món đồ bằng vàng mới được khác nhà khảo cổ khai quật.
Theo Ecns.cn, 10.000 món vàng bạc quý giá, có niên đại cách đây 370 năm trước, đã được tìm thấy dưới đáy sông Minjiang ở tỉnh Tứ Xuyên.
Các nhà khảo cổ xác nhận ngày 20.3 rằng đây là kho báu của Trương Hiến Trung (Zhang Xianzhong), thời nhà Minh của Trung Quốc (1368-1644).
Truyền thuyết kể rằng, vào năm 1646, lãnh đạo phong trào nổi dậy Trương Hiến Trung bị đánh bại bởi quân đội nhà Minh, khi đang cố gắng chở số vàng bạc châu báu đánh cướp được đến bến Lão Hổ, trấn Giang Khẩu, huyện Bành Sơn.
Khoảng 1.000 con thuyền chở đầy vàng, bạc và các đồ vật quý giá đã bị đắm trong trận thủy chiến này. Câu chuyện này được coi là truyền thuyết trong hàng trăm năm qua vì không có bằng chứng xác thực.
"Những món vàng bạc tìm thấy dưới sông là bằng chứng cụ thể nhất để xác định nơi trận thủy chiến từng diễn ra", Wang Wei, một nhà khảo cổ Trung Quốc nói.
Công tác khai quật, tìm kiếm cổ vật dưới đáy sông Minjiang, tỉnh Tứ Xuyên.
Gao Dalun, Giám đốc Viện nghiên cứu khảo cổ và di sản văn hóa tỉnh Tứ Xuyên nói: "Kho báu dưới sông bao gồm một lượng lớn vàng, bạc, đồng xu bằng đồng, trang sức và vũ khí như kiếm, dao, giáo".
Hiện chưa rõ các ký tự được khắc trên các vật dụng bằng vàng và bạc trên, nhưng các nhà khảo cổ cho biết những họa tiết rập nổi trên đồ trang sức thể hiện tay nghề khéo léo và tinh vi của những người thợ thời xưa.
Khu vực mới được khai quật cách Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên khoảng 50km. Nhiều vật dụng quý giá được các công nhân tìm thấy ở nơi này năm 2005, khi đang thi công các công trình gần bờ sông.
Năm 2010, chính quyền Tứ Xuyên tuyên bố đây là khu vực được bảo vệ. Nhưng nhiều thợ lặn săn tìm khó báu đã bất chấp nguy hiểm để lặn xuống sông, đánh cắp cổ vật trong nhiều năm.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 10.000 món đồ bằng vàng, bạc trong kho báu huyền thoại.
Trong cuộc điều tra năm 2015, cảnh sát địa phương đã bắt giữ 31 nghi phạm, tịch thu hàng nghìn đồng xu bằng vàng, bạc cũng như các thiết bị lặn.
Việc chính quyền bất lực trong việc ngăn chặn nạn săn tìm cổ vật cũng là lý do khiến cho các nhà khảo cổ gấp rút khai quật từ hồi đầu năm nay, ngay khi mùa khô bắt đầu ở Tứ Xuyên. Nhóm trục vớt phải dùng máy bơm nước bơm ngày đêm để tháo nước khỏi đoạn sông.
Nhà khảo cổ học Li Boqian thuộc Đại học Bắc Kinh nhận định các vật dụng trên vô cùng có giá trị đối với khoa học, lịch sử và nghệ thuật Trung Quốc cũng như đóng vai trò đáng kể đối với công tác nghiên cứu đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và quân sự đời nhà Minh (1368-1644).
Các nhà khảo cổ dự định sẽ tiếp tục công tác khai quật cho đến tháng 4 và dự kiến phát hiện nhiều cổ vật hơn.
Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên có kế hoạch xây dựng bảo tàng gìn giữ cổ vật gần nơi khai quật.
Theo Danviet
6 thành phố cổ nằm chồng lên nhau cao 72m ở TQ Thành phố lâu đời nhất nằm sâu dưới lòng đất khoảng 72 mét. 6 thành phố cổ nằm chồng lên nhau vừa được khai quật ở Trung Quốc Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa khai quật 6 thành phố nằm chồng lên nhau được xây dựng trong nhiều triều đại ở miền trung nước này. Các thành phố cổ được xây...