Phát hiện tín hiệu vô tuyến bí ẩn mới được gửi đến Trái đất
Các nhà khoa học hiện đang truy tìm tín hiệu vô tuyến bí ẩn được phát hiện trên Trái đất liên quan đến một ngôi sao đã chết trong Dải Ngân hà của chúng ta.
Theo một nghiên cứu mới, nguồn gốc của các tín hiệu bí ẩn được cho xuất phát từ một vụ nổ bức xạ kéo dài một phần nghìn giây được phát ra bởi một magnetar (sao từ) – một loại sao có từ trường cực mạnh, cách xa Trái đất khoảng 14.000 năm ánh sáng.
Được biết đến như các vụ nổ radio nhanh (FRBs), các tín hiệu như thế này đã gây trở ngại cho các nhà khoa học trong nhiều năm và thường có nguồn gốc từ rất xa Dải Ngân hà.
Nguồn gốc của chúng là không rõ. Một số người nghĩ rằng các làn sóng năng lượng là kết quả của các vụ nổ vũ trụ, trong khi những người khác cho rằng chúng là tín hiệu của những người ngoài hành tinh.
Video đang HOT
Được phát hiện bởi các kính viễn vọng vô tuyến trên toàn thế giới vào tháng 4/2020, FRBs mới được kiểm tra trong nghiên cứu là lần đầu tiên được phát hiện từ bên trong Dải Ngân hà.
Các nhà thiên văn học đã truy tìm nó từ một ngôi sao từ tính gọi là SGR 1935 2154, có khả năng giải quyết cuộc tranh luận về việc FRBs bí ẩn đến từ đâu.
“Đây là quan sát đầu tiên giữa các ngôi sao từ và vụ nổ vô tuyến nhanh. Đây cũng thực sự là một khám phá lớn có thể giúp đưa nguồn gốc của những hiện tượng bí ẩn này vào trọng tâm nghiên cứu”, tiến sĩ Sandro Mereghetti, chuyên gia vật lý thiên văn thuộc Viện Vật lý thiên văn Quốc gia ở Ý cho biết.
FRBs là những xung sóng vô tuyến cực mạnh kéo dài không lâu hơn chớp mắt và tạo ra năng lượng của hàng triệu Mặt trời. Cho đến nay, hơn 100 FRBs đã được phát hiện nhưng chỉ một số ít được lặp lại và vẫn còn ít hơn trong một mô hình có thể dự đoán được. Điều này làm cho chúng nổi tiếng là khó nghiên cứu. Nguồn gốc của chúng đã làm khó các nhà khoa học kể từ khi các tín hiệu được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2007.
Đối với nghiên cứu mới, được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ vệ tinh INTEGRAL của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Họ phát hiện ra rằng vụ nổ từ sao từ SGR từ yếu hơn so với FRBs được phát hiện từ bên ngoài thiên hà của chúng ta.
Magnestar là một loại sao neutron – tàn dư của các ngôi sao có từ trường mạnh. Đôi khi, từ trường của chúng có thể làm cong vênh hình dạng ngôi sao và kích hoạt các vụ nổ phóng xạ khổng lồ trong cái mà các nhà khoa học gọi là các vụ động sao (starquake).
Rất ít các vụ động sao được các nhà khoa học phát hiện và cũng rất ít bị bắt gặp phát ra sóng vô tuyến.
Sau khi phát hiện FRBs tháng 4/2020 vừa qua, một số nhà khoa học cho rằng nó đến từ SGR 1935 2154. Đây là một kết quả rất hấp dẫn và hỗ trợ sự liên kết giữa FRBs và các sao từ.
Mặc dù các bằng chứng hiện nay ủng hộ các sao từ là nguồn gốc của tất cả các FRBs, nhưng nghiên cứu này vẫn chưa được công nhận hoàn toàn.
Dù nguồn gốc là gì, FRBs được đánh giá có tiềm năng trở thành một công cụ mới mà chúng ta có thể sử dụng để hiểu cấu trúc của vật chất trong vũ trụ.
Thu được lõi trầm tích hồ trên cao nguyên Tây Tạng
Một nhóm nghiên cứu của Trung Quốc đã lần đầu tiên khoan được lõi trầm tích tại hồ Namtso trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng phục vụ nghiên cứu lịch sử khí hậu và môi trường trên cao nguyên này.
Hồ Namtso. Ảnh: tibetdiscovery.com
Các nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã sử dụng hệ thống khoan tự động và thu được lõi trầm tích hồ với độ dài hơn 100m ở độ sâu 95m tại hồ Namtso. Các mẫu trầm tích này sẽ giúp các nhà khoa học phân tích những thay đổi về khí hậu và môi trường trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, hay còn gọi là cao nguyên Tây Tạng, trong 150.000 năm qua.
Namtso là một hồ lớn nằm giữa cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 4.730m trên mặt nước biển. Đây là khu vực khảo sát quan trọng trong dự án nghiên cứu khoa học toàn diện thứ hai của Trung Quốc về cao nguyên rộng và lớn nhất thế giới này. Dự án này bắt đầu từ tháng 6/2017.
Sau khi thực hiện khảo sát tại các hồ trên cao nguyên, trong đó có Namtso, các nhà khoa học đã thu được nhiều dữ liệu trực tiếp làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sâu hơn về các hồ trên Tây Tạng và phản ứng của các hồ trước tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo một dự án mới được phê duyệt vào tháng trước, các nhà khoa học Trung Quốc sẽ hợp tác với 12 nhà nghiên cứu đến từ 7 quốc gia, trong đó có Đức, Anh và Mỹ, để rút 2.250m trầm tích tại 5 vị trí ở hồ Namtso phục vụ công tác nghiên cứu điều kiện khí hậu và môi trường ở Tây Tạng trong hàng triệu năm qua.
Đi tìm vũ trụ song song, nơi có hàng triệu phiên bản giống hệt bạn Mỗi lần vũ trụ phân rã, chúng tương tác với những thứ xung quanh, xáo trộn mọi thứ và sau đó vũ trụ phân nhánh. Phân nhánh diễn ra nhiều lần mỗi giây tạo nên đa thế giới.