Phát hiện thịt tê giác trong bụng chó con Kỷ băng hà
Sau khi nghiên cứu phân xác được bảo toàn nguyên vẹn của một con chó con từ Kỷ băng hà, các nhà khoa học bất ngờ tìm thấy mẫu vật quý hiếm ở trong bụng của nó.
Theo CNN, xác của con chó con này, được cho là có niên đại khoảng 14.000 năm, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2011 bởi các nhà khoa học Nga tại một địa điểm khai quật ở Tumat, Siberia.
Bên trong bụng của nó, họ tìm thấy một mẩu thịt có lông. Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng mẩu thịt này có thể thuộc về một con sư tử hang động, vì nó có màu vàng. Nhưng những nghiên cứu sâu hơn được thực hiện ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển đã cho thấy một câu chuyện khác.
“Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy mẩu thịt đó không phải là sư tử”, ông Love Dalen, giáo sư di truyền học tiến hóa tại Trung tâm Di truyền Cổ sinh, cơ sở hợp tác giữa Đại học Stockholm và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển, chia sẻ.
Một con tê giác có lông – loài vật tuyệt chủng cách đây 14.000 năm. Ảnh: Albert Protopopov.
“Chúng tôi có một cơ sở dữ liệu ADN tham chiếu của tất cả các loại động vật có vú, vì vậy chúng ta kiểm tra trình tự gene và kết quả thu được cho thấy mẫu mô này trùng hợp hoàn toàn với gen của loài tê giác có lông”, ông Dalen cho biết.
“Điều này là chưa từng có tiền lệ, tôi không có bất cứ loại động vật ăn thịt nào từ Kỷ băng hà mà chúng ta phát hiện có mẫu thịt của loài khác trong bụng”, ông Dalen nói thêm.
Sau khi xác định niên đại bằng phương pháp carbon phóng xạ, các nhà khoa học xác định miếng da của con tê giác đã 14.400 năm tuổi.
“Con chó con này, chúng tôi xác định có niên đại khoảng 14.000 năm trước. Chúng ta cũng biết rằng tê giác có lông đã tuyệt chủng khoảng 14.000 năm trước. Vì vậy rất có thể con chó con này đã ăn thịt một trong những con tê giác có lông cuối cùng còn sót lại”, ông Dalen nhận định.
Các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể xác định bằng cách nào mà miếng thịt của tê giác có lông lại ở trong bụng của con chó con. Bà Edana Lord, nghiên cứu sinh tại trung tâm, cho biết những con tê giác có lông có kích thước tương đương với tê giác trắng ngày nay, vì vậy khó mà có việc con chó con đã một mình giết chết một con tê giác.
Nghiên cứu cũng chỉ ra có thể con chó con đã chết ngay sau khi ăn thịt con tê giác, vì miếng thịt trong bụng nó vẫn còn chưa được tiêu hóa hết.
Mổ xác chó sói 14.000 năm tuổi phát hiện nạn nhân cuối cùng là... tê giác
Khi tiến hành nghiên cứu xác của một con chó hoặc sói từ Kỷ Băng hà được bảo quản hoàn hảo, các nhà khoa học tìm ra mảnh cơ thể được cho là của tê giác lông mượt cuối cùng còn sót lại bên trong dạ dày nó.
Theo CNN, xác của một loài chó - có thể là chó hoặc sói tồn tại từ thời Kỷ Băng Hà được các nhà khoa học Nga phát hiện tại ở Tumat, Siberia vào năm 2011. Khi tiến hành giải phẫu xác "chó sói" được bảo quản hoàn hảo suốt 14.000 năm, họ đã có một khám phá bất ngờ.
Bên trong dạ dày của chú chó là một mảnh mô lông, ban đầu được cho là thuộc về một con sư tử hang động, vì bộ lông màu vàng mịn. Tuy nhiên, qua xét nghiệm, các chuyên gia tại bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Stockholm lại phát hiện ra điều khác.
"Khi kiểm tra ADN, phần lông trong bụng trông không giống với loài sư tử hang động" - Love Dalen, giáo sư di truyền học tiến hóa tại trung tâm Cổ sinh vật học liên kết giữa đại học Stockholm và bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển cho biết.
"Dựa vào cơ sở dữ liệu tham chiếu và DNA của tất cả các loài động vật có vú, chúng tôi cho rằng đó là của một con tê giác lông mượt", ông Dalen tiết lộ. Vị chuyên gia cho biết thêm, ông chưa bao giờ nghe hoặc tìm thấy mảnh mô bên trong bất cứ loài thú ăn thịt nào ở Kỷ Băng Hà.
Sau khi tiến hành xác định tuổi bằng carbon, các chuyên gia đã phát hiện đây là phần da của loài tê giác có niên đại cách đây 14.400 năm. "Khả năng cao là nó đã ăn một trong những con tê giác lông mượt cuối cùng trên thế giới" - ông Dalen nói.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra con "chó sói" 14.000 năm tuổi đã chết không lâu sau khi ăn thịt tê giác bởi thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa hết. Họ dự đoán, con chó đi ngang qua tê giác con đã chết hoặc được hưởng phần còn lại sau khi tê giác bị kẻ khác ăn thịt, sau đó bị tê giác mẹ trả thù.
Trả lời CNN, Nghiên cứu sinh Edana Lord từ trung tâm Cổ sinh vật học, người đồng tác giả nghiên cứu về sự biến mất của loài tê giác lông mượt cho rằng loài vật này có kích cỡ tương đương với loài tê giác trắng ngày nay, dẫn tới suy đoán rằng chú cún khó có thể mà tự mình hạ gục tê giác được.
Trước đó, thế giới từng xôn xao khi xác của một loài chó hoặc sói được phát hiện ở vùng lân cận sông Indigirka ở Siberia, phía đông bắc Yakutsktrong. Khi ấy, nó trong tình trạng đóng băng và bị vùi dưới lớp tuyết dày có niên đại 18.000 tuổi.
Điều đáng bất ngờ là nhiệt độ âm hàng chục độ dưới băng tuyết đã trở thành điều kiện môi trường lý tưởng bảo vệ xác con vật cổ xưa này còn nguyên vẹn.
Đặc biệt, bộ răng được bảo quản hoàn hảo. Những người phát hiện ra chú chó sói bật mí khi ôm lấy con vật 18.000 năm tuổi này, có cảm giác chân thực như nó mới chỉ chết gần đây.
Có thể đây là loài tiến hóa từ một loài chó sói từ thời Kỷ Băng Hà, sinh sống cách đây khoảng 15.000 - 40.000 năm trước.
Hiện vẫn chưa thể xác định đây là loài chó hay là sói bởi trông thì khá giống chó, nhưng kết cấu xương và các chi cho thấy con vật rõ ràng to hơn nhiều so với chó sói hiện đại.
Xác ướp cún con 18 ngàn năm tuổi| VOA Tiếng Việt
Chó ăn thịt tê giác lông mượt 14.000 năm trước Chó con chết không lâu sau khi ăn thịt một trong những con tê giác lông mượt cuối cùng còn lại trên Trái Đất. Nhóm chuyên gia tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Stockholm phát hiện bất ngờ lớn khi nghiên cứu xác một con non, có thể là chó hoặc sói, từ kỷ Băng Hà, CNN hôm 17/8 đưa tin. Các...