Phát hiện thiên thạch “khủng” ở Nam Cực
Các nhà săn tìm thiên thạch Bỉ và Nhật Bản đã phát hiện được một khối thiên thạch hiếm nặng 18 kg.
Đây được cho là khối đá ngoài hành tinh nặng nhất được tìm thấy tại Nam Cực từ 25 năm qua.
Chuyên gia địa chất Vinciane Debaille thuộc Đại học Mở Bruxelles (Bỉ) cho biết những phân tích bước đầu cho thấy đây là một khối đá chondrite – dạng đá thường gặp ở các thiên thạch rơi trên mặt đất.
Bà Debaille nhận xét: “Đây là thiên thạch có khối lượng nặng nhất tại Đông Nam cực từ 25 năm qua. Điều này rất đặc biệt. Khi chúng tôi tìm thấy thiên thạch lớn như vậy trên trái đất có nghĩa là nó lớn hơn rất nhiều khi còn bay ngoài không gian”.
Thiên thạch nặng 18 kg được phát hiện tại Nam cực – Ảnh Live Science
Video đang HOT
Tính từ trước đến nay, đây là thiên thạch lớn thứ 5 được phát hiện tại Nam cực.
Nhóm nghiên cứu dựng lều ở cánh đồng băng Nansen và di chuyển bằng xe trượt tuyết khắp vùng cao nguyên Đông Nam cực. Trong chuyến thám hiểm săn tìm thiên thạch kéo dài 40 ngày lần này, các nhà khoa học đã tìm thấy 425 thiên thạch có tổng khối lượng 75 kg.
Xem thêm hình ảnh về chuyến săn tìm thiên thạch của nhóm thám hiểm:
Theo 24h
Ép thiên thạch bốc hơi để tránh nguy hiểm
Vụ nổ thiên thạch ở Nga khiến hàng trăm người bị thương hôm 15/2 xảy ra chỉ vài giờ trước khi thiên thạch có kích thước to bằng nửa sân bóng bay rất gần Trái đất. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ hành tinh của chúng ta trước những mối đe doạ đến từ không gian.
Hai sự việc xảy ra rất gần nhau như vậy đặt ra nhiều câu hỏi về sự chuẩn bị của con người để đối phó với mối hiểm nguy từ thiên thạch. Một nhóm nhà khoa học vừa đưa ra kế hoạch nghe như trong phim viễn tưởng, với hệ thống có thể làm bốc hơi những thiên thạch bay gần Trái đất.
Các nhà khoa học ở ĐH Santa Barbara, bang California (Mỹ), đề xuất hệ thống hướng năng lượng mặt trời tới các thiên thạch và phục vụ sứ mệnh thám hiểm vũ trụ mang tên DE-STAR. Ý tưởng của các nhà khoa học là thu năng lượng mặt trời để chuyển đổi thành những chùm tia laser cực mạnh có khả năng làm chệch hướng hoặc làm bốc hơi các thiên thạch đe doạ Trái đất.
Hệ thống DE-STAR thu năng lượng mặt trời để chiếu vào các thiên thạch đe doạ Trái đất
"Hệ thống này giống như ý tưởng trong phim Star Trek. Công nghệ chế tạo các thành phần của hệ thống đều đã có, nhưng chỉ là chưa đạt tới quy mô mà chúng ta cần. Việc mở rộng quy mô sẽ gặp nhiều thách thức, nhưng những yếu tố cơ bản thì đều đã có", Gary B. Hughes, nhà nghiên cứu ở ĐH công nghệ bang California, giải thích.
DE-STAR 2 có đường kính 100m, tương đương kích thước của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), có thể đẩy thiên thạch bay chệch quỹ đạo của chúng. Chi phí để thực hiện dự án này có thể tốn hàng trăm triệu USD vì cần phải đưa nhiều bộ phận lên quỹ đạo để lắp ráp.
Hệ thống như vậy có khả năng làm bốc hơi thiên thạch có đường kính 500m trong vòng 1 năm bằng cách mỗi ngày chiếu chùm ánh sáng 1,4 megaton năng lượng vào thiên thạch đó.
Nhóm của Hughes cho rằng ý tưởng của họ còn có thể phục vụ mục đích khai mỏ trên các hành tinh và du hành trong vũ trụ. Hệ thống DE-STAR có thể trở thành công cụ hữu ích để phân tích thành phần của thiên thạch, từ đó tìm ra khoáng sản quý hiếm trên các hành tinh. DE-STAR còn cung cấp năng lượng cho phi thuyền chuyến du hành giữa các vì sao.
"Theo tính toán của chúng tôi, phi thuyền nặng 1.000kg có thể di chuyển rất nhanh để lên đến sao Hoả trong vòng 15 ngày", Hughes nói.
Nhóm của Hughes sắp tới sẽ công bố chi tiết bản kế hoạch DE-STAR để các nhà khoa học cùng lĩnh vực đánh giá.
Theo 24h
Những tiết lộ bất ngờ về bom thiên thạch Điện ảnh từng tung ra không ít phim nói về sự tấn công của sinh vật ngoài hành tinh hay vật thể lạ đến từ vũ trụ, như Deep Impact (đạo diễn Mimi Leder) hay Armageddon (đạo diễn Micheal Bay). Tuy nội dung các bộ phim trên hoàn toàn hư cấu nhưng chủ đề lại được xây dựng trên các nghiên cứu khoa...