Phát hiện thi thể 2 người đàn ông dưới đập thủy lợi
Ngày 14/8, Công an huyện Hoài Ân (Bình Định) cho biết, cơ quan chức năng huyện đã khám nghiệm hiện trường, tử thi để điều tra nguyên nhân 2 người đàn ông được phát hiện dưới đập nước tại xã Ân Phong.
Nạn nhân được xác định là ông Huỳnh Văn D. (46 tuổi) và Giang Văn G. (27 tuổi, cùng ở thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, Bình Định).
Theo thông tin ban đầu, khoảng 9h sáng 14/8, người dân đi làm đồng ở địa phương đã phát hiện thi thể 2 đàn ông nổi ở khu vực đập Đình (thuộc thôn An Chiểu, xã Ân Phong) nên điện báo cho chính quyền địa phương.
Cơ quan chức năng huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân tử vong (Ảnh: Người dân cung cấp).
Nhận thông tin, lực lượng chức năng đến hiện trường, cùng người dân tiến hành đưa các thi thể lên bờ. Sau đó, lực lượng công an phối hợp viện KSND huyện Hoài Ân khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và hoàn tất thủ tục, bàn giao thi thể cho gia đình mai táng.
Theo UBND xã Ân Phong, trưa 13/8, anh D. và G. đến khu vực đập Đình bắt cá, ốc thì bị trượt chân vào hố nước sâu, dẫn đến đuối nước.
Lãnh đạo Công an huyện Hoài Ân cũng cho biết, tại hiện trường, trên bờ có một bao đựng cá, xe máy, dép…; khu vực phát hiện thi thể nước sâu khoảng 2,5 m. Theo nhận định ban đầu, rất có thể các nạn nhân tử vong do bị đuối nước.
Video đang HOT
Vụ việc đang được cơ quan Công an huyện Hoài Ân tiếp tục điều tra làm rõ.
Nỗi lo đuối nước luôn tiềm ẩn
Chưa đến hè nhưng trên địa bàn Đồng Nai đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm 3 trẻ mầm non tử vong tại hồ chứa nước tưới cà phê ở xã Sông Ray (H.Cẩm Mỹ) vào ngày 13-4.
Vụ việc khiến nhiều người không khỏi xót xa và lo lắng trước nguy cơ đuối nước, nhất là khi mùa hè đang đến gần.
Một chuyến đò ngang trên sông Cái (TP.Biên Hòa) không có hành khách nào mặc áo phao, dễ dẫn tới nguy cơ đuối nước cho hành khách nếu có sự cố bất ngờ. Ảnh: Đ.Tùng
Hằng năm, trên toàn tỉnh xảy ra nhiều vụ đuối nước ở cả đô thị lẫn nông thôn. Nguyên nhân chính do nhiều người còn chủ quan, lơ là trong phòng ngừa các nguy cơ đuối nước, nhất là các nguy cơ đuối nước đối với trẻ em.
* Nguy cơ khắp nơi
Ông Nguyễn Đức Tài (ngụ P.Tân Hạnh, TP.Biên Hòa) nhận định: "TP.Biên Hòa là đô thị có sông Đồng Nai cùng nhiều nhánh suối nên nguy cơ đuối nước xảy ra ở các bờ sông, suối là rất cao. Thậm chí nhiều tuyến đò ngang hoạt động nhưng không buộc khách mặc áo phao, nếu xảy ra sự cố bất ngờ cũng khó tránh khỏi các tai nạn đuối nước xảy ra. Hay nhiều công trình xây dựng có các bể chứa nước nhưng thiếu rào chắn hoặc bảo vệ không để ý để trẻ em vào vui chơi cũng rất dễ xảy ra nguy cơ đuối nước ở trẻ".
Cùng quan điểm với ông Tài, anh Phan Anh Minh (ngụ P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) nói thêm, đuối nước có thể xảy ra ở nhiều nơi, nhiều tình huống không thể lường trước, kể cả người lớn, người biết bơi cũng có thể gặp phải. Không chỉ sông, hồ, ao mà ngay cả các đập thủy lợi, mương, cống thoát nước, hố nước, hồ bơi... đều có thể xảy ra đuối nước. Đặc biệt vào mùa hè, cũng là cao điểm mùa mưa, nước tại các khu vực sông, hồ dâng cao gây ngập tại một số nơi; thậm chí các vị trí cống bị hư nắp, mương thoát nước hở có thể làm người đi đường bị nước cuốn".
Ngay trong năm 2020, toàn tỉnh đã xảy ra một số vụ tai nạn do nước cuốn trôi khi lưu thông trên đường như: chiều 21-9-2020, một người phụ nữ rơi xuống mương hở (trong lúc đi bộ) và bị nước cuốn tử vong tại xã Gia Tân 1 (H.Thống Nhất). Hay tại đập tràn suối Tà Rua (H.Định Quán - H.Xuân Lộc) chiều 28-6-2020 và chiều 22-9-2020 đã có tổng cộng 3 xe ô tô bị nước cuốn trôi, may mắn tất cả người trên 3 xe đều thoát nạn.
Ông Nguyễn Văn Chiều (ngụ xã Xuân Bắc, H.Xuân Lộc) từng tham gia giải cứu nhiều xe bị trôi ở đập tràn suối Tà Rua cho biết, đập tràn nối 2 xã Xuân Bắc và suối Nho (H.Định Quán). Sau những cơn mưa lớn kéo dài, mực nước tại đập tràn này thường dâng lên cao hơn 2m và chảy rất mạnh, bà con nơi đây không ai dám đi qua đập tràn. Dù địa phương đã cắm bảng cảnh báo không qua đập tràn khi trời mưa lớn nhưng nhiều người không chú ý. Mùa mưa năm nào khu vực đập tràn cũng xảy ra nhiều vụ tai nạn trôi xe ô tô rất nguy hiểm. Người dân chỉ mong con đường đi qua đập tràn sớm được triển khai xây dựng để đến mùa mưa không còn nỗi lo trôi xe khi qua đây nữa.
* Khắc phục những "lỗ hổng" gây nguy cơ đuối nước
Để hạn chế các vụ tai nạn đuối nước, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh quan tâm xây dựng các chương trình dạy bơi cho trẻ từ học đường, các ngành chức năng, chính quyền địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cảnh báo nguy cơ đuối nước trong các trường học và tại các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước. Đặc biệt cần quan tâm khắc khục những "lỗ hổng" tại các khu vực ao, hồ, sông, suối, mương... có thể gây tai nạn đuối nước bất ngờ.
Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông (thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh) luyện tập cứu người đuối nước
Anh Nguyễn Minh Anh (ngụ P.Hóa An, TP.Biên Hòa) đề xuất: "Các ao, hồ tự nhiên trong khu dân cư do chính quyền địa phương hoặc hộ dân quản lý đều phải được rào lại và cắm biển báo. Các tuyến cống, mương thoát nước trên đường cần liên tục được kiểm tra, thay thế các nắp bị bể, nứt và có phương án lắp các nắp mương hở, bất kể là tuyến mương đó không đi qua khu dân cư. Các khu vực bến nước sát sông phải lắp đặt biển cảnh báo đuối nước, cấm trẻ em vui chơi, tắm sông nếu không có giám sát của người lớn".
Vị trí mương hở ngay gần nhà chờ xe buýt trên quốc lộ 1 (gần Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai) khiến nhiều người lo ngại nguy cơ đuối nước cho trẻ vào mùa mưa sắp tới
Về vấn đề này, hiện tại nhiều tuyến suối, bờ sông, gầm cầu đã được UBND các phường, xã cho gắn biển cấm bơi lội, cảnh báo ngập, cảnh báo đuối nước. Tuy nhiên các ao, hồ nước nằm sát đường đi, khu dân cư hiện chỉ mới có một số hồ được các chủ quản lý rào chắn, cắm biển, còn lại hầu như chưa có. Chính quyền các địa phương cũng cho rằng, không thể rào chắn toàn bộ các ao, hồ tự nhiên mà chỉ có thể cảnh báo về nguy hiểm tại đó.
Trẻ em tự do bơi lội tại khu vực một đập thủy lợi thuộc xã Sông Ray (H.Cẩm Mỹ) mà không có người lớn giám sát. Ảnh: CTV
Phó chủ tịch UBND P.Hố Nai (TP.Biên Hòa) Nguyễn Quang Tuyến lưu ý, các gia đình cần cảnh báo cho trẻ các mối nguy đuối nước, nhất là khi dịp hè sắp tới. Trong đó, cần chú ý dặn dò các em sự nguy hiểm khi đến gần các hồ nước, các bờ suối, bờ ao, các công trình xây dựng. Ngay cả khi ra các hồ bơi, cần phải có người lớn, người thân giám sát liên tục, tránh các sự cố đuối nước.
Trong khi đó, lãnh đạo UBND TT.Gia Ray (H.Xuân Lộc) cho biết, trên địa bàn có hồ Núi Le nên thường có nhiều thanh thiếu niên đến vui chơi. Mặc dù địa phương đã cho cắm bảng cảnh báo nguy hiểm tại đây nhưng nhiều người không chấp hành, vẫn xuống hồ tắm dẫn đến một số vụ đuối nước thương tâm. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức chấp hành của mỗi người dân, nhất là trong giới trẻ về những quy định tại nơi công cộng. Thực tế ao, hồ trong tự nhiên rất nhiều và rộng, không thể rào chắn toàn bộ được.
Rủ nhau tập bơi, học sinh lớp 7 chết đuối 4 học sinh rủ nhau đi tập bơi tại hồ nước ở mỏ khai thác đất đang bỏ hoang, một học sinh lớp 7 bị đuối nước và tử vong. Ảnh minh họa Sáng 22/4, đại diện chính quyền phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh, cho biết lực lượng chức năng đã bàn giao thi hài V.Q.V. ( 13 tuổi,...