Phát hiện thêm một triệu chứng khi nhiễm Omicron
Omicron hiện lây lan nhanh trên thế giới. Các triệu chứng của biến thể này hơi khác so với các biến thể trước đây.
Và một triệu chứng ít được biết đến trên da đầu có thể phát sinh sau khi nhiễm Omicron, theo trang tin Express (Anh).
Sau khi tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã xác định một chuỗi các triệu chứng khác biệt do Omicron gây ra. Nói chung, bao gồm đổ mồ hôi ban đêm, ngứa cổ họng và đau cơ.
Tuy nhiên, sau khi nhiễm bệnh, người bệnh cũng có thể nhận thấy những thay đổi trên tóc của họ.
Rụng tóc cũng có liên quan đến Omicron. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Omicron ít có khả năng gây ra bệnh nặng hơn, nhưng các tác dụng phụ có thể tiếp tục xảy ra.
Một số triệu chứng đặc trưng cho biến thể này bao gồm ngứa cổ họng, đau cơ và đổ mồ hôi ban đêm.
Nhưng các dữ liệu thu thập gần đây cho thấy, rụng tóc cũng có liên quan đến Omicron, theo trang tin Express.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Da liễu Mỹ rụng tóc là một triệu chứng phổ biến sau khi nhiễm Covid-19.
Hiệp hội này giải thích: “Sốt là một triệu chứng phổ biến của Covid-19. Vài tháng sau khi bị sốt cao hoặc khỏi bệnh, nhiều người thấy tóc rụng rõ rệt.
Trong khi nhiều người nghĩ đây là chứng rụng tóc thông thường, nhưng đó thực sự là sự rụng tóc do bệnh.
Tên y học của loại rụng tóc này là telogen effluvium. Tình trạng này xảy ra khi có sự giảm số lượng của các nang tóc – trong giai đoạn phát triển thành tóc. Sốt hoặc bệnh có thể khiến nhiều sợi tóc bị rụng dạng này hơn.
Các báo cáo cho thấy rụng tóc có nhiều khả năng xảy ra ở giai đoạn gần cuối của nhiễm Omicron, theo trang tin Express.
Sốt là một triệu chứng phổ biến của Omicron, và thường đi kèm với sưng hạch và đau nhức mắt.
Sốt cao thực tế là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của Covid-19 kể từ khi nó xuất hiện.
Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19
Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.
Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và tử vong cao khi mắc.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và tử vong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.
Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.
Ảnh minh họa.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.
Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.
Cụ thể:
Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:
- Người có bệnh nền có nguy cơ cao.
- Người trên 50 tuổi.
- Phụ nữ có thai.
- Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 tuổi.
Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe...
Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.
Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.
F0 ở Hà Nội tăng vọt, nhân viên y tế điều trị tại nhà như thế nào? Các ca F0 liên tục tăng nhanh từng ngày, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như giảm tải cho các cơ sở y tế, TP Hà Nội đã cho phép thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà. Ghi nhận trên địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì chiều ngày 21/12, cán bộ và lực lượng...