Phát hiện thêm một biến chứng nghiêm trọng của Covid-19: Viêm tủy xương

Theo dõi VGT trên

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một biến chứng mới ở bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh: Viêm tủy xương aspergillus, theo Timesnownews .

Viêm tủy xương là tình trạng nhiễm trùng ở xương – đặc biệt phổ biến ở cột sống, trong bàn chân hoặc gót chân. Viêm tủy xương nhiễm khuẩn thường xảy ra sau một nhiễm trùng nghiêm trọng đã lan vào máu, đưa vi khuẩn vào trong xương.

Viêm tủy xương Aspergillus là nhiễm trùng do các loài nấm aspergillus gây ra. Và bệnh nhiễm trùng mới này, được gọi là viêm tủy xương do aspergillus, đã dẫn đến tổn thương xương nghiêm trọng ở các khoảng không giữa đĩa đệm cột sống của bệnh nhân, theo Timesnownews .

Gần đây, việc phát hiện ra một biến chứng mới ở bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh ở Pune (Ấn độ) trong 3 tháng qua đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng trong cộng đồng y tế, theo Timesnownews .

Phát hiện thêm một biến chứng nghiêm trọng của Covid-19: Viêm tủy xương - Hình 1

Phát hiện thêm một biến chứng của Covid-19: Viêm tủy xương. Ảnh SHUTTERSTOCK

Đau thắt lưng dữ dội

Nhiễm trùng lần đầu tiên xuất hiện khi một bệnh nhân 66 tuổi ở Pune (Ấn độ) bị sốt nhẹ và đau thắt lưng dữ dội một tháng sau khi chữa khỏi Covid-19. Bệnh nhân được điều trị ban đầu bằng thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm không steroid.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh ít thay đổi, các bác sĩ cho chụp MRI. Kết quả cho thấy xương bị tổn thương nghiêm trọng ở các khoảng giữa đĩa đệm cột sống gây viêm đốt sống. Các thiệt hại được báo cáo là do nhiễm nấm, gọi là viêm tủy xương aspergillus.

Rất khó để phát hiện viêm tủy xương aspergillus vì nhiễm nấm xâm lấn bắt chước bệnh lao cột sống, do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, đa số các bác sĩ có xu hướng điều trị bệnh lao cột sống do nhiễm khuẩn nhưng nguyên nhân thực sự là do nấm.

Các bác sĩ cũng đã phát hiện nhiễm nấm trong khoang miệng và phổi của những bệnh nhân đã chữa khỏi Covid-19.

Video đang HOT

Chỉ xảy ra ở bệnh nhân bị Covid-19 nặng

Theo tiến sĩ Parikshit Prayag, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Deenanath Mangeshkar (Ấn độ), cho đến nay đã phát hiện viêm tủy xương đốt sống do nấm aspergillus gây ra ở 4 bệnh nhân trong vòng 3 tháng. Trước đó, viêm tủy xương đốt sống chưa được ghi nhận ở những bệnh nhân hậu Covid-19 ở Ấn Độ.

Điểm chung trong cả 4 trường hợp này là đều bị nhiễm Covid-19 nặng. Họ được điều trị bằng steroid để vượt qua bệnh Covid-19 và các biến chứng, theo Timesnownews .

Các khuyến cáo về sử dụng corticosteroid đã lưu ý rằng, sử dụng corticosteroid lâu dài có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội như viêm tủy xương do aspergillus.

Vì vậy, nếu bạn đã chữa khỏi Covid-19 gần đây và vẫn bị đau lưng, hãy liên hệ với bác sĩ và tiến hành chụp MRI. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bạn có thể tránh được hầu hết các biến chứng đau đớn, theo Timesnownews .

Những trường hợp viêm tủy xương do aspergillus hiếm gặp trước đây đã được báo cáo trên tạp chí Clinical Microbiology and Infection (CMI) – ấn phẩm của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm châu Âu.

Theo Hiệp hội này giải thích, nấm aspergillus đột nhiên xuất hiện ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

Nấm aspergillosis xâm lấn có thể xảy ra ở hầu hết các cơ quan, trong đó phổi là mục tiêu chính. Tuy nhiên, ngay cả ở các vị trí bên ngoài phổi, loại nấm này hiếm khi ảnh hưởng đến xương. Điều này làm cho việc phát hiện bệnh càng trở nên khó khăn hơn.

Tuân thủ điều trị sau đột quỵ, phòng ngừa nguy cơ tái phát

Việc điều trị sau đột quỵ rất quan trọng, góp phần giảm các biến chứng, giảm nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội cho COVID-19, những sai lầm trong việc sử dụng thuốc hoặc không tuân thủ lịch tái khám có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) cấp cứu đột quỵ tái phát cho người bệnh N.M.C (56 tuổi, ngụ tại TPHCM).

Cách đây 1 năm, ông C. bị đột quỵ và may mắn cấp cứu kịp thời. Sau đột quỵ, người bệnh tuân thủ điều trị tốt, duy trì tập phục hồi chức năng và các hoạt động dần trở lại bình thường.

Tuy nhiên, 4 tháng gần đây, do thấy sức khỏe đã ổn định, ông C. tự ý ngưng thuốc và bỏ tái khám. Đột nhiên ông C. thấy chóng mặt, không nói và cử động được tay chân được. Ông nhanh chóng được chuyển tới BV ĐHYD TPHCM và được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. May mắn cơn đột quỵ tái phát không để lại hậu quả nặng nề.

Các bác sĩ đánh giá, trong tình hình dịch bệnh phức tạp và giãn cách xã hội, nhiều người bệnh dễ chủ quan, không tuân thủ điều trị hoặc bỏ qua việc tái khám định kỳ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ và xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Các biến chứng thường gặp và cách phục hồi sau đột quỵ

TS-BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ BV ĐHYD TPHCM; cho biết: có 2 nhóm biến chứng, di chứng chủ yếu sau đột quỵ. Thứ nhất là di chứng do mất chức năng các phần não: không nói được, không vận động được, yếu liệt, tiêu tiểu không tự chủ, nặng nhất là hôn mê. Nhóm thứ hai là biến chứng do nằm lâu một chỗ: loét, nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiểu, cơ khớp bị teo cứng...

Ngoài ra, bất động lâu dài có thể khiến người bệnh có những biến chứng về tinh thần như trầm cảm, lo âu...

Tuân thủ điều trị sau đột quỵ, phòng ngừa nguy cơ tái phát - Hình 1

TS-BS Nguyễn Bá Thắng khám cho người bệnh. Ảnh BV ĐẠI HỌC Y DƯỢC CUNG CẤP

Tùy theo nhóm biến chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Đối với di chứng do mất chức năng các phần não, cần giảm tối thiểu những hậu quả trực tiếp do tổn thương não gây ra, việc cấp cứu trong thời gian sớm nhất là vô cùng quan trọng. Tiếp đó là quá trình điều trị phục hồi não.

Đối với biến chứng nằm lâu, không vận động, cần phải có biện pháp ngay từ đầu như vận động sớm, tập luyện phục hồi chức năng và ổn định tinh thần cho người bệnh. Các bài tập vận động phải phù hợp với tình trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như thể trạng của người bệnh.

Đối với người bệnh đột quỵ cao tuổi và có bệnh nền, cần duy trì những bài tập vừa sức, từng bước từ thấp đến cao, đồng thời phải luôn theo dõi diễn tiến của bệnh nền (nếu có).

Những lưu ý về quá trình điều trị sau đột quỵ

TS-BS Nguyễn Bá Thắng cho biết, trong giai đoạn phục hồi chức năng, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch...). Đối với người bệnh đột quỵ có bệnh lý nền, bác sĩ sẽ cân nhắc thuốc điều trị đột quỵ sao cho không ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nền. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của Bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc dùng thêm loại thuốc khác.

Bên cạnh đó, người bệnh cần được phục hồi chức năng thông qua các vận động trị liệu - vận động được tay, chân và những bộ phận bị mất vận động; âm ngữ trị liệu - phục hồi rối loạn ngôn ngữ và chức năng nuốt; hoạt động trị liệu - giúp người bệnh có thể tự ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc bản thân, hoà nhập cộng đồng.

Theo TS-BS Nguyễn Bá Thắng, vai trò của người chăm sóc rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, nếu không được cấp cứu kịp thời và hiệu quả, chỉ 25 - 30% người bệnh sau đột quỵ có thể tự đi lại, phục vụ bản thân; 20% - 25% đi lại khó khăn và cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hàng ngày; 15% - 25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Trong quá trình phục hồi chức năng, người bệnh sẽ dễ gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý và cảm xúc, người chăm sóc cần hiểu và thông cảm, an ủi và hỗ trợ người bệnh tận tình trong tập luyện, vận động. Điều này sẽ giúp phục hồi chức năng vận động và ổn định tâm lý cho người bệnh. Bản thân người bệnh cũng cần có ý chí, quyết tâm, tinh thần lạc quan, tích cực tập luyện, vận động thì cơ hội hồi phục sẽ càng nhiều hơn.

Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần giảm thực phẩm có nhiều đường bột, mỡ béo, mỡ động vật, các thức ăn có vị mặn. Nên tăng cường rau xanh, ưu tiên thịt trắng, hạn chế ăn thịt đỏ và nội tạng động vật.

Khuyến cáo cho người bệnh đột quỵ trong thời gian giãn cách xã hội

TS-BS Nguyễn Bá Thắng cho biết, người bệnh đột quỵ là đối tượng đã có bệnh nền, có thể diễn tiến nặng trong trường hợp nhiễm COVID-19. Chính vì vậy, người bệnh và người chăm sóc cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Đối với người bệnh cần phục hồi bằng phương pháp tập vật lý trị liệu, trong thời điểm giãn cách xã hội, việc đến cơ sở y tế có thể bị hạn chế. Người chăm sóc có thể chủ động giúp người bệnh thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà theo hướng dẫn của Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên.

Đặc biệt, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của Bác sĩ về việc sử dụng thuốc, thời gian tái khám cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Nhằm cung cấp thông tin hữu ích, nâng cao hiệu quả điều trị phục hồi và chăm sóc cho người bệnh sau đột quỵ, Trung tâm Truyền thông BV ĐHYD TPHCM phối hợp với Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn với chủ đề: "Chăm sóc người bệnh đột quỵ", theo dõi tại: https://bit.ly/chamsocnguoibenhdotquy

Chương trình cung cấp thông tin về quá trình điều trị phục hồi phù hợp với từng nhóm biến chứng, những lưu ý về sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cho người bệnh sau đột quỵ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵBệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ
10:59:54 23/12/2024
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chânPhát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân
19:18:54 23/12/2024
3 việc người già không nên làm vào sáng sớm3 việc người già không nên làm vào sáng sớm
19:53:23 23/12/2024
Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?
22:42:26 23/12/2024
Điều trị cười hở lợi bằng niềng răngĐiều trị cười hở lợi bằng niềng răng
11:16:48 23/12/2024
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏeNhững lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe
18:19:03 23/12/2024
6 tác dụng của hoa dâm bụt với sức khỏe6 tác dụng của hoa dâm bụt với sức khỏe
20:08:14 23/12/2024
Chuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyênChuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyên
20:25:17 23/12/2024

Tin đang nóng

Tâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vongTâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vong
20:13:33 24/12/2024
Một rapper nổi tiếng cùng vợ cũ lừa đảo chạy án 1,8 tỷ đồng ở TPHCMMột rapper nổi tiếng cùng vợ cũ lừa đảo chạy án 1,8 tỷ đồng ở TPHCM
20:25:54 24/12/2024
Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinhHỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh
19:33:55 24/12/2024
Nữ sinh 'cuồng ghen' đâm chết bạn trai ở Hà Nội chỉ vì 1 tin nhắnNữ sinh 'cuồng ghen' đâm chết bạn trai ở Hà Nội chỉ vì 1 tin nhắn
20:29:05 24/12/2024
Diện mạo khó nhận ra của diễn viên Việt Anh sau 5 năm "dao kéo"Diện mạo khó nhận ra của diễn viên Việt Anh sau 5 năm "dao kéo"
23:35:44 24/12/2024
Midu và hội bạn thân mở tiệc riêng tư, thiếu gia Minh Đạt để lộ 1 hành động lạ ngay khi không ai chú ýMidu và hội bạn thân mở tiệc riêng tư, thiếu gia Minh Đạt để lộ 1 hành động lạ ngay khi không ai chú ý
21:14:51 24/12/2024
Nóng: Thu Trang - Tiến Luật lên tiếng gấp khi bị lôi vào ồn ào chia tay của vợ chồng Phương LanNóng: Thu Trang - Tiến Luật lên tiếng gấp khi bị lôi vào ồn ào chia tay của vợ chồng Phương Lan
23:59:02 24/12/2024
Gia đình đoàn tụ ở TPHCM sau 64 năm, 3 anh em nói 3 thứ tiếngGia đình đoàn tụ ở TPHCM sau 64 năm, 3 anh em nói 3 thứ tiếng
21:36:01 24/12/2024

Tin mới nhất

Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào

Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào

09:25:37 24/12/2024
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế sử dụng gừng. Nếu sử dụng, nên dùng với liều lượng nhỏ, sau bữa ăn và kết hợp với các thực phẩm khác để giảm kích ứng dạ dày.
Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?

Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?

09:06:22 24/12/2024
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan.
Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?

Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?

08:56:49 24/12/2024
Bánh mì là món ăn sáng quen thuộc và tiện lợi được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc ăn bánh mì thường xuyên, đặc biệt là mỗi sáng, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024

Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024

08:54:08 24/12/2024
Đấu thầu thuốc gộp cho tuyến y tế cơ sở, lần đầu triển khai thành công kỹ thuật thông tim bào thai nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM năm 2024.
5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

08:51:43 24/12/2024
Một đánh giá khác của 13 nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol toàn phần, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông

Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông

08:44:16 24/12/2024
Ngày 23/12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa vừa phẫu thuật, loại bỏ khối u mỡ nặng 5kg cho bệnh nhân Đ.V.T. (58 tuổi, trú tỉnh Quảng Ngãi).
5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng

5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng

08:13:47 24/12/2024
Massage là liệu pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến, giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa và tránh những tác động không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều sau khi massage:
Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?

Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?

07:39:30 24/12/2024
Những người có vấn đề về hô hấp từ trước hoặc khả năng miễn dịch yếu đặc biệt có nguy cơ bị nhiễm trùng họng và các triệu chứng liên quan.
Hệ lụy từ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc

Hệ lụy từ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc

07:37:33 24/12/2024
Theo các chuyên gia, nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc xảy ra khi các vi sinh vật như: Vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh, làm cho loại thuốc này không thể tiêu diệt hoặc làm giảm sự ...
Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

06:00:38 24/12/2024
Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

22:45:12 23/12/2024
Hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam sở hữu công nghệ mổ não và tủy sống bằng Robot AI Modus V Synaptive.
Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

22:22:38 23/12/2024
Các triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có thể qua nhanh, nhưng bạn không nên chủ quan, nó là một dấu hiệu cảnh báo và bạn hãy coi đó là cơ hội để giảm nguy cơ đột quỵ toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

HOT: Phu nhân hào môn Vbiz xác nhận đang mang thai con đầu lòng, lần đầu công bố 1 khoảnh khắc hiếm!

HOT: Phu nhân hào môn Vbiz xác nhận đang mang thai con đầu lòng, lần đầu công bố 1 khoảnh khắc hiếm!

Sao việt

23:55:22 24/12/2024
Diễm My chính thức công bố đang mang thai con đầu lòng. Đây cũng là lần đầu tiên và hiếm hoi Diễm My đích thân khoe ảnh bầu bí sau nhiều tháng vướng tin đồn.
Cuỗm cả tỷ đồng sau mỗi vụ môi giới bán 1 quả thận

Cuỗm cả tỷ đồng sau mỗi vụ môi giới bán 1 quả thận

Pháp luật

22:23:04 24/12/2024
Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Trọng Luận (SN 1990, trú TP Vinh, tỉnh Nghệ An) về hành vi Mua bán bộ phận cơ thể người .
Dồn tiền tiết kiệm 10 năm để xây nhà báo hiếu bố mẹ, thành quả khiến chính chủ phải gật gù: Không gian gần gũi, thích hợp để dưỡng già

Dồn tiền tiết kiệm 10 năm để xây nhà báo hiếu bố mẹ, thành quả khiến chính chủ phải gật gù: Không gian gần gũi, thích hợp để dưỡng già

Netizen

21:40:24 24/12/2024
Thiết kế đơn giản, gần gũi với thiên nhiên là những tiêu chí hàng đầu mà cô nàng này đặt ra khi xây nhà cho bố mẹ. Sau khi tốt nghiệp đại học, Tử Du chuyển đến thành phố Côn Minh để làm việc
Toàn cảnh xung đột Nga-Ukraine khi kết thúc năm 2024: Các mặt trận rực lửa

Toàn cảnh xung đột Nga-Ukraine khi kết thúc năm 2024: Các mặt trận rực lửa

Thế giới

21:09:14 24/12/2024
Ở mặt trận phía bắc, tại Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Nga đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào tháng 5, khiến quân đội Ukraine vốn đã chật vật giữ vững các tuyến phòng thủ càng thêm căng thẳng.
Hoà Minzy sốc khi Văn Toàn chấn thương nặng, phản ứng đàng trai trước tình cảm của "bạn thân" mới gây chú ý

Hoà Minzy sốc khi Văn Toàn chấn thương nặng, phản ứng đàng trai trước tình cảm của "bạn thân" mới gây chú ý

Sao thể thao

21:04:32 24/12/2024
Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn của đội tuyển Việt Nam có mối quan hệ cực thân thiết với ca sĩ Hoà Minzy. Mới đây khi cô nàng tổ chức fanmeeting, dù không xuất hiện nhưng Văn Toàn đã gửi hoa chúc mừng.
Dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vong

Dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vong

Tin nổi bật

20:08:55 24/12/2024
Đang dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân ở Khu công nghiệp Tân Hương, tỉnh Tiền Giang bị xe khách lùi trúng và cán chết thương tâm.
Bí ẩn xác ướp "người ngoài hành tinh" tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh "không thể là con người"

Bí ẩn xác ướp "người ngoài hành tinh" tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh "không thể là con người"

Lạ vui

18:13:26 24/12/2024
Mới đây, vụ việc về những xác nghi là người ngoài hành tinh bí ẩn ở Peru tiếp tục gây tranh cãi sau khi hai sinh vật mới được đặt tên là Paloma và Antonio được công bố.