Phát hiện thêm 1 bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Đồng Nai
Ngày 12/10, Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) xác nhận, vừa ghi nhận một trường hợp mắc đậu mùa khỉ trên địa bàn phường Long Bình Tân.
Bệnh nhân là anh P.Q.T (SN 1990), thợ chụp hình tại một studio ở TP Hồ Chí Minh.
Theo điều tra dịch tễ, ngày 1/10 bệnh nhân bắt đầu có khởi phát các tổn thương da tiến triển, phát ban dạng mỏ, kích thước không đều tại vùng cơ quan sinh dục, sau đó lan lên tay, chân, đầu mặt rồi lan ra toàn thân. Bệnh nhân cảm thấy ngứa, sau đó loét miệng, đau họng khi nuốt, nổi hạch nách, hạch bẹn, viêm kết mạc, không sốt.
Đến sáng 3/10, bệnh nhân đi khám ở Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh thì được chẩn đoán bị viêm kết mạc. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục đi khám tại Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh và ngày 7/10, bệnh nhân tiếp tục tái khám tại bệnh viện này. Tại đây, bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm đậu mùa khỉ và HIV. Hai ngày sau đó, bệnh nhân có kết quả dương tính với bệnh đậu mùa khỉ.
Trạm y tế phường Long Bình Tân phối hợp theo dõi ca bệnh.
Video đang HOT
Sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm Y tế TP Biên Hòa đã xác minh thông tin, điều tra yếu tố dịch tễ, lịch sử tiếp xúc của bệnh nhân từ 21 ngày trước khi khởi phát đến nay; đồng thời, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, phun hoá chất khử trùng, vệ sinh môi trường khu vực nhà ở của bệnh nhân.
Trước đó, ngày 25/9 Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai xác nhận, ca bệnh đầu tiên là anh L.V.T (SN 1998) ngụ xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tạm trú tại TP Hồ Chí Minh dương tính với đậu mùa khỉ.
Đáng chú ý từ nghiên cứu kỹ về đậu mùa khỉ ở Anh
Nghiên cứu đầu tiên về các ca đậu mùa khỉ tại Anh cho thấy bệnh nhân có triệu chứng khác biệt đáng kể với bệnh nhân của các đợt bùng phát trước đây, làm dấy lên lo ngại về các ca bệnh có thể bị bỏ sót.
Ống nghiệm dán nhãn dương tính với đậu mùa khỉ - Ảnh: REUTERS
Nghiên cứu trên 54 bệnh nhân tại các phòng khám về sức khỏe tình dục tại thủ đô London (Anh) vào tháng 5 vừa qua cho thấy bệnh nhân đậu mùa khỉ ít sốt và mệt mỏi hơn, và nhiều tổn thương da ở vùng sinh dục và hậu môn hơn các ca bệnh thường thấy ở đậu mùa khỉ trước đây.
Kể từ tháng 5-2022, đậu mùa khỉ đã gây ra hơn 5.000 ca bệnh, bao gồm một ca tử vong, bên ngoài khu vực Trung và Tây Phi, nơi coi đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu. Hầu hết các ca bệnh trong đợt bùng phát hiện nay được ghi nhận tại châu Âu.
Kết quả nghiên cứu của Anh, được công bố trên tạp chí khoa học The Lancet ngày 1-7, theo sau những lập luận từ các cơ quan y tế công cộng khác như Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), khi cho rằng đậu mùa khỉ chủ yếu lây lan giữa những người đàn ông có quan hệ đồng tính.
Theo đó, nghiên cứu cho rằng cần định nghĩa lại căn bệnh để tránh bỏ sót các ca bệnh, đặc biệt vì đậu mùa khỉ có thể "bắt chước" bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) như herpes và giang mai.
Nghiên cứu cũng phát hiện 1/4 bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ dương tính với HIV, và 1/4 mắc các bệnh STI khác, Hãng tin Reuters đưa tin. Tất cả bệnh nhân đều có tổn thương da, 94% ở vùng sinh dục và hậu môn.
Việc chẩn đoán sai bệnh có thể khiến bệnh nhân không được chữa trị đúng cách và không thể ngăn việc lây truyền bệnh.
Đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc gần, và các nhà khoa học đang tìm hiểu xem liệu bệnh có thể lây truyền thông qua tinh dịch hay không.
Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn nói đậu mùa khỉ không lây lan qua đường tình dục, và chủ yếu lây lan qua tiếp xúc gần.
Ông David Heymann, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và là cố vấn của WHO về đợt bùng phát đậu mùa khỉ, cho biết điều quan trọng là phải kiểm soát sự lây lan, chứ không phải kỳ thị những người mắc bệnh.
Đậu mùa khỉ lây lan thế nào? Đậu mùa khỉ - căn bệnh ít nghiêm trọng hơn so với đậu mùa - là bệnh lưu hành ở 11 quốc gia Tây và Trung Phi. Hiện không có phương pháp điều trị nhưng các triệu chứng thường khỏi sau 2 đến 4 tuần. Virus lây lan qua vết cắn hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu, thịt hoặc chất dịch cơ...