Phát hiện thành phố dưới nước 5.000 năm tuổi tuyệt đẹp ở Thổ Nhĩ Kỳ
Công nhân thành phố đã phát hiện ra bằng chứng về một nền văn minh cổ đại khi họ đi tìm giải pháp cho lũ lụt cục bộ.
Phát hiện đáng kinh ngạc này được thực hiện bởi các công nhân trong thành phố đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao một số ngôi nhà ở quận Avanos của tỉnh Nevehir bị ngập trong nước.
Sử dụng máy móc hạng nặng để điều tra một mạng lưới các đường hầm ngập nước chạy bên dưới thị trấn, họ tìm thấy phần còn lại của một thành phố cổ được bảo tồn trong làn nước trong vắt.
Theo truyền thông địa phương, mê cung dưới lòng đất đã mất từ lâu bao gồm những ngôi nhà và nơi thờ cúng bên trong các đường hầm kéo dài 5km.
Một bức tượng người nhỏ cũng được tìm thấy trong chuyến thám hiểm đầu tiên về kỳ quan khảo cổ này.
Theo một người dân địa phương, thành phố đã mất từ lâu này thực sự được tìm thấy lần đầu tiên cách đây 25 năm khi một đứa trẻ bị rơi vào một trong những đường hầm.
Tuy nhiên, các đường hầm này sau đó đã được niêm phong hoàn toàn để ngăn ngừa tai nạn tiếp theo và nó vẫn chưa được xử lý và chưa được khám phá kể từ đó.
Thị trưởng của thị trấn Calis, Kazm Ylmaz, cho biết ông tin rằng thành phố này có tổng diện tích 1,2 triệu m2, Anadolu đưa tin.
Video đang HOT
Ông nói thêm thị trấn sẽ yêu cầu sự giúp đỡ của Bộ Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ để rút nước từ các đường hầm trong một nỗ lực để mở cửa cho khách du lịch.
Đây không phải là lần đầu tiên tàn dư của các nền văn minh cổ đại được tìm thấy dưới nước.
Vào năm 2017, một thành phố La Mã đã bị mất trong nhiều thế kỷ đã được tìm thấy chìm ở gần Napoli.
Baiae là một khu nghỉ mát cổ xưa ở bờ biển phía tây nước Ý, phần lớn đã biến mất dưới làn sóng 1.700 năm trước.
Theo Danviet
65 ngày lãng du trên con đường tơ lụa
Trong hành trình 65 ngày đi qua 6 quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Kazakhstan.
Con đường tơ lụa như một dòng chảy văn hoá mà ở đó tôi không còn khái niệm về biên giới và lãnh thổ nữa. Mỗi quốc gia chỉ đơn giản là một cánh cửa để mở ra một câu chuyện về "Silk Roads".
12.000km đường bộ
"Silk Roads" in vào tâm trí tôi từ cuốn sách của tác giả Peter Prankopan: "Silk Roads- A new history of the World" (Con đường tơ lụa - Trang sử mới của thế giới), cuốn sách tôi mua khi quá cảnh tại sân bay Kuala Lumpur trong một chuyến đi Ấn Độ. Nhưng tôi sẽ không đủ cảm hứng để lên đường nếu như chưa đến Kashmir cách đây hơn hai năm. Từ cột mốc ấy tôi suy nghĩ về việc một ngày nào đó sẽ đi hết hành trình của Con đường tơ lụa, đó chắc chắn sẽ là hành trình dài, một chuyến-đi-cuộc-đời.
Kashmir là một vùng đất được biết đến nhiều với xung đột và chiến sự, nhưng khi đến đây tôi lại thấy những câu chuyện về Alexander Đại đế, về hành trình của Chúa Jesus ở phương Đông, rồi chuyện đế quốc Ba Tư để lại những di sản nơi này.
Một gia đình người du mục Qashqai ở vùng núi Zagros miền trung Iran. ảnh: Nam Khang
Tôi quyết định sẽ đi theo một cách "gồ ghề" hơn, lãng du hơn trên tuyến đường 2.500 năm lịch sử này. Hình ảnh một con đường với những đoàn thương nhân cưỡi lạc đà là một biểu tượng truyền cho tôi cảm hứng mãnh liệt để xách ba lô lên đường.
Thành phố cảng Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ là nơi tôi lựa chọn để xuất phát và cứ thế men theo những dấu tích các nền văn minh đi về phía Đông, qua xứ Ba Tư, băng qua những sa mạc khô cằn rồi đi vào dải đất Trung Á.
65 ngày hoàn toàn đi bằng đường bộ qua các quốc gia nên thử thách là không đơn giản nhất là với vấn đề visa nhập cảnh, chuyện an ninh ở Trung Đông, chuyện khác biệt, cấm kị trong thế giới văn hoá hồi giáo. Trong số 6 nước tôi đi qua chỉ có 3 nước có thể xin visa tại Việt Nam, nên tôi phải vừa đi vừa hoàn thiện thủ tục. Tôi buộc phải chấp nhận thách thức: hoặc đi đến cùng, hoặc trở về giữa chừng...
Cuối cùng Con đường tơ lụa đã tưởng thưởng cho tôi một chuyến đi trọn vẹn, một hành trình 65 ngày và 12.000km qua hơn 20 thành phố, 5 thủ đô và 6 quốc gia. Đó là chặng đường di chuyển dài hơn tôi nghĩ, khó khăn hơn tôi tưởng tượng nhưng tôi đã đúng khi chọn cách đi xuyên qua các đường biên giới bộ thay vì đi máy bay.
Theo dấu chân du mục
Nếu ai bảo tôi kể một câu chuyện về Silk Roads thì câu chuyện về con người chính là điều thú vị nhất. Con người tạo ra con đường để rồi con đường lại định hình cá tính con người, tính cách dân tộc - điều đó rất đúng với Silk Roads và những quốc gia mà nó đi qua.
Một carnavansarai (khu dừng nghỉ) nằm giữa sa mạc trên Con đường tơ lụa ở Iran. ảnh: Nam Khang
Thổ Nhĩ Kỳ là xứ sở của những gã cao bồi hào sảng, chẳng ở đâu dễ kết bạn như ở đây. Nhưng người Thổ thực dụng nên họ thích nói chuyện làm ăn, kinh doanh và thích chinh phục cái mới. Ecran- ông chủ quán ăn Thổ phong cách Ottoman ở Istanbul quả quyết: "Tôi đang tìm cơ hội quảng bá ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam, nếu cậu nói chưa có một nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ nào ở đó thì tôi sẽ đến Việt Nam rất sớm". Một gã "cao bồi" khác là Agacan Cobra thì sẵn lòng chở tôi đi khắp cả Istanbul khi tôi tâm sự đang muốn nhập thảm Thổ Nhĩ Kỳ về bán ở Việt Nam.
Nếu như người Thổ "tinh quái" bao nhiêu thì người Iran lại chân chất bấy nhiêu. Khi bước chân từ Thổ sang Iran,
Con đường Tơ lụa được cho là đã ra đời 500 năm trước công nguyên, nơi khởi phát là thành Trường An, kinh đô cổ của Trung Hoa. Con đường ấy từng là kết nối duy nhất giữa văn hoá Đông - Tây suốt giai đoạn cổ đại và trung đại, từng đưa đến những cuộc chiến tranh giành lãnh thổ và tạo ra những đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử. Đó là con đường của thương mại, của những nhà thám hiểm vĩ đại.
tôi bắt một chiếc xe taxi cũ để đi từ cửa khẩu về thành phố Tabriz. Bác tài xế già ra giá 200.000 rial cho 250km, tức chỉ khoảng 300.000 đồng. Mức giá khiến tôi ngỡ ngàng, vì với quãng đường như thế ở ở Việt Nam chắc chắn phải trả gấp 10 lần! Nhưng điều bất ngờ hơn là họ không tranh thủ cơ hội "chặt chém" khi tôi vừa lơ ngơ đặt những bước chân đầu tiên trên đất nước họ.
Cuối thu là giai đoạn người du mục Qashqai ở Iran xuống núi trú đông. Tôi đã dành 3 ngày để lần theo những dấu chân du mục của bộ lạc Qashqai. Hoá ra những bữa cơm du mục ở Iran lại là những bữa cơm ngon nhất tôi được ăn ở xứ Ba Tư.
Tôi cũng dành thời gian băng qua sa mạc lớn nhất Iran và ở lại ốc đảo Garmeh, nơi tôi chứng kiến câu chuyện kì lạ về những con người rời bỏ thành phố để bám trụ nơi này, một nơi tưởng như chỉ có nắng gió và bão cát.
Chặng Silk Roads qua vùng Trung Á, tôi đi 4 quốc gia từng là những nước cộng hoà thuộc Liên Xô (cũ), nay đều đã bước sang một trang sử mới. Người Trung Á mang dòng màu du mục trong huyết quản, nên khi đến Trung Á tôi được học cưỡi ngựa, được trải nghiệm đời sống du mục của thảo nguyên.
TS Behzoo cùng các cộng sự đang thực hiện dự án khôi phục lại các công trình kiến trúc liên quan đến Silk Roads ở Trung Á, bảo rằng: "Con đường tơ lụa có nhiều giai đoạn lịch sử nhưng giai đoạn nào nó cũng gắn với Trung Á. Khi thương mại thế giới đã có nhiều lựa chọn, khi hàng hải và hàng không phát triển giúp con người đi xuyên các châu lục nhanh hơn, con đường trên bộ xuyên qua Trung Á chỉ còn là con đường của ký ức. Nhưng những ký ức ấy cần được giữ gìn, dự án chúng tôi đang làm được UNESCO bảo trợ và chính phủ các quốc gia mà Silk Roads đi qua rất quan tâm".
Theo Danviet
Lãnh đạo Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran sắp tổ chức họp bàn về Syria Theo Reuters, ngày 3/2, hãng thông tấn RIA dẫn thông báo của Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp các nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tại thành phố nghỉ dưỡng Sochi bên bờ Biển Đen, vào ngày 14/2 tới. Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran....