Phát hiện taxi gian cước bằng cách gắn chip điện tử
Trong đợt cao điểm chấn chỉnh, xử lý hoạt động taxi, khi lực lượng chức năng tiến hành xử phạt hành vi dừng xe không đúng quy định đã phát hiện một xe taxi lắp chip điện tử đấu nối từ cần số lên đồng hồ để gian lận cước.
Lực lượng Thanh tra đang tiến hành xử phạt xe taxi vi phạm. (Ảnh: Mạnh Hùng/Vietnam )
Vụ việc vừa được phát hiện trên đường Giải Phóng (thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Được biết, trong quá trình xử lý taxi “dù” gần 1 tháng nay, đây là lần đầu tiên phát hiện taxi có gắn chip điện tử. Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện hàng chục trường hợp lắp đồng hồ tính cước sai qui định.
Trong quá trình kiểm tra, tại khu vực trước cổng bệnh viện Bạch Mai, lực lượng Thanh tra giao thông Hà Nội đã phát hiện xe taxi BKS 30K-6066 (Công ty Cổ phần Việt Sơn), do lái xe Phạm Xuân Thương điều khiển có hành vi dừng xe không đúng qui định.
Cụ thể, xe bị xử lý lỗi không gắn phù hiệu taxi mà dùng phù hiệu giả được scan. Trên chiếc taxi còn có hành vi lắp đồng hồ tính cước sai qui định, đồng thời phát hiện có chip điện tử đấu nối từ cần số lên đồng hồ tính tiền để gian lận cước.
Video đang HOT
Lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt hành chính, với tổng số tiền phạt là 5.800.000 đồng cho 3 hành vi vi phạm, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của tài xế 30 ngày.
Trước đó, ông Hoàng Văn Mạnh, Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, sở sẽ bố trí lực lượng hóa trang tiếp cận xử lý taxi “dù,” taxi không đủ điều kiện kinh doanh.
Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, với 8 tổ công tác liên ngành trên địa bàn thủ đô phối hợp cùng với lực lượng quận huyện trong thời gian tới sẽ kiên quyết xử lý những xe taxi dừng, đỗ sai quy định gây cản trở an toàn giao thông, các xe taxi không có đủ điều kiện kinh doanh như không có phù hiệu, chứng chỉ tập huấn lái xe, gắn chip gian lận cước…/.
Theo số liệu của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, tính đến ngày 31/3, Hà Nộ có 114 doanh nghiệp được cấp phép và đang hoạt động kinh doanh vận tải bằng taxi với hơn 15.000 phương tiện, trong đó loại xe 5 chỗ chiếm 83% và xe 8 chỗ chiếm 17% với khoảng 20.000 lái xe taxi.
Theo TTXVN
Chủ cây xăng móc túi khách hàng ngồi tù 2 năm
Khai tại tòa, Lộc nói rằng chính bản thân mình cũng "giật mình" khi thấy lượng xăng mà mình đã ăn cắp của khách hàng nhiều đến thế.
Bị cáo Lộc (bên phải) và đồng phạm.
Sáng nay, ngày 28/10, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án "ăn" xăng của khách hàng lớn nhất từ trước tới nay tại Hà Nội ra xét xử. Ba bị cáo: Nguyễn Thế Lộc (SN 1956, trú tại phố Cự Lộc, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân), Nguyễn Tuấn Quang và Hoàng Văn Quý (cùng SN 1979, ở Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội) về tội "Lừa dối khách hàng".
Tóc bạc hơn nhiều sau 2 tháng bị bắt, bị cáo Lộc bắt đầu khai trước tòa hành vi gian lận xăng, móc túi khách hàng trong suốt 7 tháng.
Từ tháng 2, Lộc đã bắt đầu manh nha muốn sử dụng thiết bị tác động vào đồng hồ điện tử ở cây xăng nhằm "đo gian", ăn bớt xăng của khách hàng. Ba bị cáo Lộc, Quang và Quý đã bàn nhau và có hành vi sử dụng thiết bị chíp điện tử gắn vào đồng hồ đo, đếm của cột bơm xăng số 2 của cửa hàng xăng dầu Hoàng Xuân Lộc (địa chỉ xóm 7, đường Phạm Hùng - Từ Liêm - Hà Nội).
Theo bị cáo Lộc, ông chủ của cây xăng "gian", thì chiếc chip điện tử sẽ có 8 số, thể hiện việc ăn cắp xăng từ mức 1 đến mức 8. "Thử nghiệm" thiết bị này xong, các bị cáo đã lắp vào cột xăng số 2 của cửa hàng.
Theo tài liệu điều tra cho thấy, từ 1/3 đến ngày 26/7/2010, tại cột xăng số 2, Nguyễn Thế Lộc và đồng bọn đã bán được 593.683,5 lít xăng. Với phương pháp, thủ đoạn trên, ba bị cáo đã bớt xén, chiếm đoạt của khách hàng tổng số 29.743,5 lít xăng, tương đương với số tiền là 494.202.924 đồng.
Tại tòa, khi được hỏi "nguồn cơn" việc muốn gian lận xăng, bị cáo Lộc khai rằng, khoảng cuối năm 2009, có hai thanh niên không quen biết đến cửa hàng chào bán thiết bị chíp điện tử. Thấy được lợi, Lộc đã đồng ý mua thiết bị đó với giá 900.000 đồng/1 chíp và yêu cầu hai thanh niên lạ mặt lắp bảng mạch chíp điện tử tại gian nhà kho, nối dây điện với cột xăng số 2 để gian lận xăng khi bán cho khách hàng, hưởng lợi bất chính.
Lộc chỉ đạo Quang và Quý (là hai người cháu họ của Lộc) chôn đường ống nhựa dưới nền sân. Một đầu dây được gắn giắc cắm, nối với bảng mạch điện tử của đồng hồ đo đếm cột bơm xăng số 2, đầu còn lại nối với thiết bị chíp điện tử để trong góc phòng ngủ (dưới gầm bàn làm việc) của nhân viên bán hàng. Mỗi khi phát hiện có đoàn kiểm tra đến, Lộc trực tiếp hoặc bảo Quý vào phòng nhân viên kéo mạnh một đầu dây điện để đầu dây phía ngoài cột xăng tuột ra khỏi giắc cắm và tụt sâu vào ống nhựa để tránh bị phát hiện. Quang còn có "sáng kiến" cải tiến thiết bị ăn bớt xăng cho nhỏ gọn lại.
Khi nghe các con số gian lận mà cơ quan điều tra công bố, Lộc không khỏi "giật mình". Bị cáo nhận hành vi trộm xăng, là gian dối với khách hàng theo điều tra là đúng. Nhưng khi được hỏi về hành vi ăn gian xăng hôm 26/7 bị bắt quả tang thì Lộc nói rằng "Bị cáo không nghĩ lại hụt nhiều như vậy" và "Chính bị cáo cũng giật mình". Sở dĩ Lộc "giật mình" khi chứng kiến đong xăng vào can thiếu hụt nhiều là do thông thường, Lộc chỉ đạo nhân viên để "mức ăn gian" ở số 4 hoặc 5 trong số 8 nấc. Thế nhưng, khi bị bắt quả tang, cây xăng số 2 đang bị điều khiển bởi con chip điện tử chỉ nấc số 7.
Quang và Quý đã được hưởng lợi hằng tháng từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng từ việc gian dối khách hàng. Quang và Quý thường xuyên ở lại cửa hàng, chỉ đạo những nhân viên khác nếu có người mang can hoặc chai đến mua xăng thì bơm xăng ở cây số 3, là cây xăng "không ăn gian" để tránh bị phát hiện. Với những khách hàng phàn nàn về việc đong thiếu từ cây xăng số 2 thì đám nhân viên này sẽ "cãi cùn", bảo khách lên chỗ lãnh đạo mà hỏi. Và đám nhân viên của Lộc biết rõ, việc đi gặp lãnh đạo vì một ít xăng thiếu thì không khách hàng nào làm cả.
Sau khi bị bắt, gia đình Lộc đã lên "khắc phục" gần 200 triệu đồng tiền "ăn gian". Hỏi về số tiền gần 500 triệu đã chiếm đoạt được trong quá trình gian dối của cửa hàng, Lộc khai rằng "Bị cáo chưa thấy số tiền ấy, mà tiền luân chuyển tháng nọ qua tháng kia."
Sau khi xem xét toàn diện vụ án, HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo về tội lừa dối khách hàng với mức án: Nguyễn Thế Lộc mức án 2 năm tù giam, Nguyễn Tuấn Quang mức án 21 tháng tù giam, Hoàng Văn Quý mức án 18 tháng tù, hưởng án treo.
nhật mai
Theo BĐVN
Truy tố chủ cây xăng gian tội 'lừa dối khách hàng' Chủ cây xăng "ăn" của khách hàng gần 500 triệu đồng trong một thời gian dài đã được đề nghị khởi tố về tội "lừa dối khách hàng" theo Bộ luật hình sự. Ông chủ Lộc (phải) khi bị bắt. Hơn 2 tháng sau khi cây xăng gian lận, thuộc doanh nghiệp tư nhân Hoàng Xuân Lộc, xóm 7 đường Phạm Văn Đồng,...