Phát hiện tàn tích trường đào tạo võ sĩ giác đấu
Lần đầu tiên giới khảo cổ phát hiện một trường đào tạo võ sĩ giác đấu La Mã thời cổ đại ở Carnuntum, bên ngoài thành Rome.
Các chuyên gia đã phát hiện tàn tích này tại Carnuntum, bên ngoài Vienna, Áo. Đây là lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện trường đào tạo võ sĩ giác đầu bên ngoài thành Rome. Hiện ngôi trường nằm bên dưới một đồng cỏ.
“Đó là một nhà tù. Những võ sĩ giác đấu là tù nhân. Họ sống trong các phòng giam của một pháo đài. Nơi đó chỉ có duy nhất một cửa ra”, nhà khảo cổ học Wolfgang Neubauer thuộc ĐH Vienna là người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho hay.
Theo ông Neubauer, phát hiện mới này cho thấy võ sĩ giác đấu bên ngoài thành Rome đã trở thành một lĩnh vực “kinh doanh lớn”. Ít nhất có 80 đấu sĩ sống ở tòa nhà có hai tầng. Họ được huấn luyện tại khu vực trung tâm pháo đài. Ngoài ra, khu vực này cũng bao gồm hệ thống sưởi ấm dưới sàn dành cho khóa huấn luyện mùa đông, phòng tắm, trạm xá, đường ống dẫn nước và có cả một nghĩa địa gần đó.
Nhà khảo cổ học Neubauer cho hay các võ sĩ giác đấu có địa vị như nô lệ. Họ bị giam giữ biệt lập với thị trấn Carnuntum. Thị trấn này nằm ở gần sông Danube và được xây dựng dưới thời hoàng đế Hadrian năm 124 và sau này nó trở thành một thành trì của La Mã.
Tranh minh họa trường đào tạo võ sĩ giác đấu tại Carnuntum.
Video đang HOT
Mặc dù có hơn 100 trường đào tạo võ sĩ giác đấu được xây dựng trên khắp lãnh thổ của đế chế La Mã nhưng các chuyên gia chỉ tìm được những tàn tích đó ở Rome, Carnuntum và Pompeii. Trong đó, trường huấn luyện đấu sĩ ở Pompeii khá nhỏ và thường là trường tư nhân.
“Võ sĩ giác đấu không thường xuyên bị giết chết vì họ là đối tượng có giá trị. Tuy nhiên, có rất nhiều người có khả năng bị giết chết ở nhà hát vòng tròn do không được đào tạo để chiến đấu. Do đó, rất nhiều cuộc so tài đổ máu đã xảy ra. Trong cuộc chiến, các võ sĩ giác đấu so tài với nhau và kết quả dựa trên điểm số chứ không phải mục đích chính là tàn sát nhau”, ông Neubauer cho hay.
Bản đồ trường đào tạo võ sĩ giác đấu giống như một pháo đài hay nhà tù.
Võ sĩ giác đấu ngủ trong phòng giam rộng 3m2 và mỗi phòng giam có 1 hoặc 2 người. Những phòng giam biệt lập này được ngăn cách nhau bằng một phòng lớn hơn dành cho những người huấn luyện. Họ còn được gọi là magistri – người đã từng là võ sĩ giác đấu và có tài năng làm “thầy” dạy những người khác cách sử dụng vũ khí và chiến đấu.
Các võ sĩ giác đấu ở các tỉnh được huấn luyện có nhiều điểm tương đồng với đấu sĩ ở các đô thị lớn, trong đó có thành Rome. Thông qua phân tích những bộ xương võ sĩ giác đấu được tìm thấy ở một nghĩa trang thuộc Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ, các chuyên gia cho hay những đấu sĩ này có chế độ ăn uống chủ yếu là ăn chay. Nhóm nghiên cứu của ông Neubauerhy vọng thông qua một số nghiên cứu, phân tích bộ xương võ sĩ giác đấu ở Carnuntum sẽ giúp con người hiểu hơn về cuộc sống của những chiến binh La Mã cổ xưa.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Tục treo quan tài trên vách đá ở Philippines
Đặt thi thể trong quan tài gỗ rồi treo lơ lửng trên vách đá là tập tục an táng người chết tại vùng núi Sagada, phía bắc Philippines.
Cách đây hơn 2.000 năm, tộc người Igorot tại vùng núi Sagada ở phía bắc của Philippines đã có tập tục an táng những người quá cố trong các cỗ quan tài gỗ và đóng đinh hoặc treo lên vách núi cao. Theo quan niệm của họ, việc chôn cất ở nơi cheo leo sẽ giúp linh hồn người chết về gần với tổ tiên hơn.
Sagada là ngôi làng hẻo lánh nằm cách thủ đô Manila khoảng 8,5 giờ di chuyển. Đây cũng là nơi duy nhất ở Philippines vẫn còn giữ phong tục mai táng cổ xưa trên.
Thông thường, những người già sẽ tự làm cỗ quan tài cho mình rồi khắc hoặc vẽ tên ở bên hông. Xác chết sẽ được đặt lên một chiếc ghế gỗ sau đó quấn lá cây xung quanh rồi phủ một chiếc khăn phía trên. Lễ cầu nguyện cho người chết diễn ra trong nhiều ngày nên xác chết sẽ được hun khói để làm chậm quá trình phân huỷ.
Ảnh: Franziebert.
Khi lễ cầu nguyện kết thúc, thi thể người chết sẽ được đặt vào quan tài trong tư thế chân chạm cằm giống như thai nhi trong bụng. Khi đám rước đến khu mai táng, các thanh niên khoẻ mạnh sẽ trèo lên vách núi và đặt thi thể người chết vào bên trong quan tài gỗ. Sau đó, quan tài được buộc bằng dây và dùng móc kim loại để treo trên vách núi.
Ngày nay, chỉ những người cao tuổi ở Sagada còn giữ tập tục mai táng cổ xưa này. Người trẻ nơi đây đã thích nghi với cuộc sống hiện đại và có tư tưởng cởi mở hơn nên họ cũng không còn áp dụng cách chôn cất người chết như thế hệ đi trước.
Những năm gần đây, nghĩa địa vách núi kỳ lạ này thu hút khá nhiều du khách hiếu kỳ ghé thăm. Chính điều này đã góp phần phát triển kinh tế tại vùng đất Sagada.
Theo baohatinh.vn
Bí ẩn tàn tích của nền văn minh bí ẩn có từ trước người Inca Bờ biển phía tây Nam Mỹ từng được cai trị bởi người Inca - một đế chế bí ẩn được cho là xã hội phức tạp nhất tồn tại ở châu Mỹ trước khi Columbus đến. Tuy nhiên còn có nền văn minh có từ trước đó khá lâu không được mấy người biết tới. Trong một thời gian dài trước khi người...