Phát hiện tàn thiên thạch trong hố băng ở Nga
Nhiều mảnh thiên thạch vừa được phát hiện trong một hồ nước bị đóng băng ở Chebarkul khiến 1.200 người bị thương ở Nga.
Hố băng do một mảnh thiên thạch rơi trúng. Ảnh: AP
Theo giáo sư Viktor Grohovsky từ Đại học Liên bang Urals, thành phần của thiên thạch lần này bao gồm 10% sắt. Viện Khoa học Nga ước tính thiên thạch rơi xuống lần này nặng tới 10 tấn, đi vào khí quyển của trái đất với tốc độ ít nhất là 30km/giây. Trong khi đó, theo dữ liệu mới được cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập, kích thước ước tính của vật thể trước khi rơi vào bầu khí quyển Trái đất lên tới 17 m, với khối lượng 10.000 tấn. Năng lượng phát ra trong lên tới gần 500 kiloton chứ không chỉ có 30 kiloton như ước tính ban đầu. Trong khi đó, bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima năm 1945 là 12-15 kiloton.
Giới chức Nga cho biết thiệt hại của trận mưa thiên thạch này gây ra lên tới 1 tỉ rúp (tương đương 33 triệu USD). Trận mưa thiên thạch hiếm thấy trong lịch sử này bắt đầu sau những tiếng nổ lớn vào sáng 15-2 và sau đó những quả cầu lửa kết thành một vệt dài trên bầu trời ở Chelyabinsk, cách thủ đô Moscow 1.500km về phía đông.
Ước tính 200.000 mét vuông cửa số đã bị phát nát và những mảnh kính vỡ chính là nguyên nhân chính gây thương vong ở Chelyabinsk.
Các nhà khoa học Nga hiện đang tập trung nghiên cứu các mẩu thiên thạch ở hồ băng Chebarkul vốn vị thiên thạch đổ bộ và tạo ra một hố rộng 6m.
Ria Novosti dẫn lời ông Grohovsky nói: “Chúng tôi vừa hoàn thành nghiên cứu và có thể xác nhận các mẩu thiên thạch “hạ cánh” xuống hồ Chebarkul thực tế là thiên thạch tự nhiên. Đây là một thiên thạch đá có 10% sắt”.
Các nhà khoa học cũng bác bỏ tất cả những suy luận cho rằng có mối liên hệ giữa trận mưa sao băng ở Ural với một thiên thạch có kích thước gần bằng bể bơi Olympic (dài 45m) di chuyển đến gần Trái Đât ngay sau đó với khoảng cách 27.700km – khoảng cách gần nhất từ trước đến nay đối với 1 thiên thạch có kích thước lớn như vậy.
Theo AP, sau khi nổi lên thông tin về vụ mưa thiên thạch trăm năm có một ở Nga, nhiều cư dân ở Cuba và Mỹ cũng phản ánh về một vệt cầu lửa xuất hiện trên bầu trời không khỏi gây kinh ngạc.
Trang mạng CubaSi của Cuba đêm 15-2 đăng tải một đoạn video từ đài truyền hình quốc gia nước này cho thấy nhiều cư dân tại thành phố Rodas ở miền Trung nước này xác nhận “xu ất hiện một vệt sáng trên bầu trời và kế đó là một quả cầu lửa vào khoảng 17 giờ ngày 12-2″. “Quả cầu này to hơn cả Mặt trời”, một cư dân địa phương nhấn mạnh. Hiện giới chức khoa học Cuba cũng đang gấp rút tìm kiếm các vết tích.
Cư dân bang California cho biết họ cũng không khỏi rùng mình khi thấy một vệt sáng bất thường trên vịnh San Francisco vài giờ sau vụ nổ thiên thạch Nga. Theo 35 báo cáo mà Hội Nghiên cứu Thiên thạch Mỹ nhận được, ánh sáng trên bầu trời phía bắc California là mưa sao băng rời rạc không nghiêm trọng. Mike Hankey, người quản lý của hội nhấn mạnh: “Các quả cầu lửa rơi hàng đêm, trên khắp thế giới”.
Theo xahoi
10 vụ thiên thạch rơi đáng nhớ nhất
Giới khoa học Nga cho biết, trong hai thế kỷ 19 và 20, trên thế giới và ở Nga đã có hàng trăm trận mưa thiên thạch.
Vào lúc 9h20 (giờ địa phương) tức 10h20 phút sáng 15/2 (giờ Hà Nội), mảnh vỡ của ít nhất một thiên thạch đã bốc cháy trên bầu trời, sau đó rơi xuống vùng Ural để lại một vệt trắng dài và một tia chớp mạnh trên bầu trời. Các nhà nghiên cứu cho rằng trên đường rơi xuống Trái Đất, thiên thạch này đã đi qua không phận Kzakhstan cùng các tỉnh Tyumen, Kyrga và Sverdlovsk cùng nhiều địa phương ven dãy núi Ural của Nga, sau đó nổ tung gây ra mưa thiên thạch kèm theo những đốm sáng lóe và tiếng nổ mạnh, làm các mảnh vụn rơi xuống địa phận tỉnh Chelyabinsk và một số tỉnh thành khác ở phía Nam nước Nga.
Video đang HOT
Hình ảnh thiên thạch bốc cháy trên bầu trời miền trung nước Nga (Ảnh: RIA Novosti)
Theo phản ánh của nhiều người dân: họ đã nghe thấy những âm thanh giống như những tiếng nổ lớn và nhìn thấy những ánh chớp lóe sáng trời. Nhiều người còn cảm nhận được những đợt sóng điện từ tại các khu vực Chelyabinsk, thành phố công nghiệp nằm cách thủ đô Moscow của Nga 1.500 km về phía Đông. Nhiều chuông báo động của ô tô đã rú lên inh ỏi. Cửa sổ của nhiều ngôi nhà bị vỡ vụn và sóng điện thoại bị ngắt quãng liên tục sau khi xảy ra sự cố trên. Bộ tình trạng khẩn cấp Nga đã được đặt trong tình trạng báo động sau sự cố trên.
Ngay sau khi xảy ra hiện tượng mưa thiên thạch, cảnh sát và các nhân viên cứu hộ, cứu nạn của tỉnh Chelyabinsk đã được điều động khẩn cấp nhằm bảo vệ các công trình quan trọng và duy trì trật tự, trị an tại các địa điểm dân cư trong toàn tỉnh, đồng thời kịp thời ứng phó với mọi tình huống mới.
Giới khoa học Nga cho biết trong hai thế kỷ 19 và 20, trên thế giới và ở Nga đã có hàng trăm trận mưa thiên thạch, nhưng thường xảy ra vào ban đêm và không gây thiệt hại lớn về người và của. Dưới đây là 10 vụ va chạm thiên thạch đáng nhớ nhất trong lịch sử.
10. Ensisheim
Được coi là vụ va chạm sớm nhất trong lịch sử, thiên thạch Ensisheim đâm vào bề mặt Trái đất vào ngày 7/9/1492, tại một thị trấn nhỏ thuộc vùng Ensisheim, Pháp. Một tiếng nổ lớn đã làm rung chuyển cả vùng đất xung quanh đó, trước khi một tảng thiên thạch nặng khoảng 330 pound (khoảng 150 kg) từ trên trời rơi thẳng xuống một cánh đồng lúa mỳ. Người duy nhất chứng kiến sự việc trên là một cậu bé khoảng 14-15 tuổi.
Tin tức sau đó lan đi nhanh chóng, và người dân trong vùng bắt đầu tụ tập và tìm cách lấy đi một vài mảnh đá bởi họ tin rằng đây là món quà của Đấng Tối Cao gửi xuống hạ giới. Thậm chí cả vị Vua của Đức lúc đó - Maximilian cũng đã dừng chân ghé thăm nơi này trước khi lên đường ra trận chiến đấy. Ông cũng cho rằng đây chính là một tặng phẩm của Chúa, và cụ thể hơn, là tín hiệu rằng ông sẽ chiến thắng trong trận chiến sắp tới. Kết quả trận chiến sau đó đã không phụ lại lòng tin của Vua Maximilian.
Ngày nay, một vài mảnh của tảng thiên thạch này được lưu trữ rải rác ở các bảo tàng lớn trên khắp thế giới. Mảnh lớn nhất còn sót lại được trưng bày tại cung điện Nhiếp chính Ensisheim.
9. Tunguska
Thiên thạch Tunguska đâm vào Trái đất và phát nổ vào năm 1908 ở ven sông Tunguska (Nga). Gần 100 năm sau, vụ nổ này vẫn là đề tài được đem ra mổ xẻ nhiều lần. Không hề để lại một hố lõm, hay bất cứ dấu tích gì khác của một vụ va chạm thiên thạch, chính điều này đã khiến các nhà khoa học đau đầu trong việc tìm ra nguồn gốc đích thực của mảnh thiên thạch này. Tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học đều cho rằng vào khoảng 7 giờ sáng ngày 30/7, một tảng thiên thạch lớn đã bay qua Trái đất và nổ tung thành nhiều mảnh nhỏ. Vụ nổ này đã thổi bay nhiều cánh rừng, thiêu rụi toàn bộ nhà cửa, người và gia súc trong bán kính 13 dặm xung quanh nó.
Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về vùng đất nằm trong phạm vi vụ nổ, nhưng không hề có một mảnh thiên thạch hay bất kỳ vết lõm nào được phát hiện ra. Có giả thiết cho rằng cái đã thực sự tạo ra vụ nổ ngày hôm đó là một con tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh, hay thậm chí là một hố đen vũ trụ.
8. Peekskill
Vụ va chạm diễn ra vào ngày mùng 9/9/1992 tại Peekskill, New York. Một nhân chứng của vụ việc, Michelle Knapp kể lại rằng khi cô đang ở nhà, bất chợt một tiếng động lớn nổ ra ở sân sau. Khi cô chạy ra để xem xét sự việc thì phần sau chiếc xe của cô đã nát vụn bởi một mảnh thiên thạch với kích thước bằng khoảng một quả bóng.
Ngay sau đó, Michelle đã báo cáo sự việc với cảnh sát, và mảnh thiên thạch này đã được niêm phong và rồi chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Manhattan.
Chiếc xe của Michelle sau đó đã được tổ chức R.A Langheinrich Meteorites mua lại, và trở thành một phần trong trong chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới tại các bảo tàng và các tổ chức khoa học có tiếng tăm.
7. Giả thuyết về sự tuyệt chủng của khủng long
Khi nói về mức độ thiệt hại, có lẽ chiếc xe trong vụ va chạm thiên thạch Peekskill không hề có cửa khi so sánh với một thiên thạch được nhiều nhà khoa học tin rằng đã gây nên sự tuyệt chủng của loài khủng long. Giả thuyết này cho rằng, khoảng 65 triệu năm trước, một tảng thiên thạch với đường kính khoảng 6 dặm đã đâm vào trái đất, tạo nên một hố lõm sâu khoảng 110 dặm và thổi hàng tấn bụi đất vào bầu khí quyển. Các nhà khoa học tin rằng vụ va chạm khủng khiếp này đã tạo ra nhiều trận sóng thần, hỏa hoạn, mưa acid, và thậm chí đã che phủ ánh mặt trời trong nhiều tháng liền. Chuỗi thức ăn bị phá vỡ, và hậu quả tất yếu là sự diệt chủng của loài khủng long.
Giả thuyết này vẫn còn gây nhiều tranh cãi, nhưng những người ủng hộ nó đã chỉ ra được bằng chứng. Đó là dấu tích của vụ va chạm thiên thạch Chicxulub tại Yucatan, Mexico. Nhiều người cho rằng những dấu vết này đã tồn tại trước sự kiện tuyệt chủng của loài khủng long khoảng 300.000 năm. Số khác thì tin rằng loài khủng long đã bị xóa sổ bởi nhiều vụ va chạm thiên thạch riêng biệt, chứ không phải chỉ riêng bởi tảng thiên thạch Chicxucub. Giả thuyết này có lẽ sẽ còn gây tranh cãi trong nhiều thế kỷ tới, hoặc ít ra là cho đến khi một tảng thiên thạch khác đâm vào Trái đất và xóa sổ toàn bộ chúng ta.
6. Park Forest
Vào buổi tối ngày 26/3/2003 tại Park Forest, Illinois, khi Colby Navaro đang ngồi trên bàn làm việc tại nhà, ông không thể ngờ rằng một mảnh thiên thạch sắp rơi xuống nhà mình. Với kích thước khoảng 4 inch (khoảng 10cm), mảnh thiên thạch này đã xuyên qua tường nhà, phá vỡ một máy in cùng nhiều thiết bị khác. Và nó chỉ là một phần nhỏ của một tảng thiên thạch đã rơi xuống Chicago, phá hủy ít nhất 6 căn nhà và 3 xe ô tô.
Nhiều nhà khoa học cho biết, trước khi rơi xuống và vỡ vụn ra, tảng thiên thạch này có kích thước ít nhất là bằng một chiếc xe tải. Nhiều người có lẽ sẽ cảm ơn Chúa vì chút ân huệ nhỏ bé này.
5. Hoba
Thiên thạch Hoba, được tìm thấy tại một nông trại ở Namibia vào năm 1920, là tảng thiên thạch nặng nhất từng được tìm thấy. Với cân nặng ước tính chừng... 66 tấn, tảng thiên thạch này được cho là đã "hạ cánh" xuống Trái đất từ hơn 80.000 năm trước. Đối lập với kích thước khổng lồ của mình, tảng thiên thạch này không hề để lại một vệt lõm nào, và nhiều nhà khoa học cho rằng nó đã đâm xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất với một góc rất nhỏ, sau khi đã vượt qua một hành trình dài.
Nhiều năm trôi qua, dưới nhiều tác động của thiên nhiên cũng như của con người, tảng thiên thạch này giờ chỉ còn nặng khoảng 60 tấn. Năm 1955, chính quyền Namibia đã quyết định công nhận tảng thiên thạch này như một di tích lịch sử quốc gia, và giờ đây nó đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng.
4. Barwell
Ông già Noel có lẽ đã phải ngồi chơi xơi nước vào mùa Noel năm 1965, khi một vụ va chạm thiên thạch quy mô lớn đã xảy ra tại Barwell, Leicestershire. Tảng thiên thạch này đã vỡ ra thành hàng nghìn mảnh nhỏ trước khi chạm đất, tạo thành một trận "mưa" thiên thạch thật sự.
Nhiều viện bảo tàng lớn đã lập tức ra những mức giá trên trời cho những mảnh thiên thạch này, và sau đó, thị trấn trước đây vốn bình yên giờ trở nên "ngập lụt" với những tay săn thiên thạch và du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều thập kỷ sau, vụ va chạm thiên thạch bí ẩn này vẫn có sức hút lớn với những người đam mê thiên thạch, và các mảnh vỡ giờ đây vẫn được rao bán online.
3. Barringer
Barringer hiện nay đã trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều khách thăm quan trên thế giới, bởi một tảng thiên thạch với kích thước khoảng 50 mét đã hạ cánh xuống đây, để lại một hố sâu chừng... 170 mét và đường kính khoảng 1,6 km. Nhiều nhà khoa học tin rằng tảng thiên thạch này đã di chuyển với tốc độ khoảng... 45.000km/h trước khi nó đâm sầm vào trái đất. Và hậu quả do nó gây ra ước tính khoảng gấp 150 lần vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima.
2. Vredefort Dome
Với kích thước khoảng 186 dặm (khoảng 300 km), thiên thạch Vredefort Dome tại Nam Phi là tảng thiên thạch lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Và với tuổi ước tính vào khoảng 2 tỷ năm, có lẽ thiên thạch Chicxucub chỉ như một đứa trẻ khi đứng cạnh tảng thiên thạch này. Ngày nay, những dấu vết ban đầu của vụ va chạm này đã bị xói mòn đi rất nhiều, và những gì còn lại chỉ là bụi đá granite, di tích từ những miệng hố được hình thành từ vụ va chạm.
1. Sudbury Basin
Với kích thước chỉ xếp thứ 2 sau thiên thạch Vredefort Dome, Sudbury Basin dài khoảng 64 km, rộng khoảng 30 km, và để lại một hố sâu khoảng 15km. Theo nhiều nhà khoa học, vụ va chạm thiên thạch này đã xảy ra vào khoảng 1.85 tỷ năm trước tại Sudbury, Ontario, Canada, và giờ đây, vùng này đã là nhà ở của khoảng 162.000 người.
Từ năm 1891, công ty Kim loại Canada đã bắt đầu khai thác đồng từ vùng lòng chảo này, tuy nhiên, sau đó họ sớm phát hiện ra rằng nó còn có cả Nikel, một kim loại có giá trị hơn nhiều. Hiện nay, quy mô của cuộc khai thác đã được mở rộng, và những di tích này giờ cung cấp khoảng 10% lượng nikel trên toàn thế giới.
Theo 24h
Hôm nay có mưa sao băng kỷ lục Theo các nhà thiên văn học, đợt mưa sao băng sẽ đạt đỉnh vào khoảng đêm thứ Năm và sáng thứ Sáu (giờ GMT) với khoảng hàng chục ngôi sao băng lướt qua bầu trời mỗi giờ. (Ảnh minh họa) Theo BBC, đối với các nước ở Bắc bán cầu, hiện tượng kỳ thú trên có thể quan sát ở phía Tây và...