Phát hiện “tác phẩm nghệ thuật” lâu đời hàng đầu thế giới, có từ kỷ Băng hà
Dấu tay hóa thạch của trẻ em từ 200.000 năm trước được phát hiện ở Ấn Độ, được một nhóm chuyên gia xem là một trong những “tác phẩm nghệ thuật” lâu đời nhất thế giới từng được phát hiện.
Các dấu tay được bảo tồn trên đá vôi có từ 200.000 năm trước (Ảnh: Facebook).
Theo SCMP, các dấu tay hóa thạch của trẻ em từ gần 200.000 năm trước đã được phát hiện ở Ấn Độ và được cho là một trong những “tác phẩm nghệ thuật” lâu đời nhất thế giới – cung cấp bằng chứng về tổ tiên loài người từ kỷ băng hà.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Bulletin, những tác phẩm được cho là hình bàn tay của trẻ em, được lưu giữ trên đá vôi ở khu vực cao nguyên Tây Tạng ở Nam Á. Những đứa trẻ được cho là từ 7 đến 12 tuổi.
Video đang HOT
Đồng tác giả nghiên cứu, David Zhang, giáo sư từ đại học Quảng Châu, Trung Quốc, lần đầu tiên phát hiện ra 5 dấu tay và 5 dấu chân trong một chuyến thám hiểm trên cao nguyên Tây Tạng. Ông Zang và các đồng tác giả xác định niên đại của tác phẩm bằng phương pháp uranium. Dựa trên tốc độ phân hủy uranium, các tác phẩm được ước tính xuất hiện vào khoảng 169.000 đến 226.000 năm trước – trong thời kỳ được gọi là Canh Tân (Pleistocen) – một giai đoạn của kỷ Băng hà.
Trước đó, tác phẩm nghệ thuật thời tiền sử cổ xưa nhất từng được phát hiện trước các dấu tay ở Ấn Độ là các họa tiết từng được tìm thấy trên đảo Sulawesi, Indonesia và hang El Castillo ở Tây Ban Nha. Các tác phẩm này có niên đại 45.000 năm trước, ngắn hơn rất nhiều so với so với tuổi của các dấu tay ở Ấn Độ.
Các tác giả nghiên cứu tin rằng, các dấu tay và dấu chân nên được coi là tác phẩm nghệ thuật thời tiền sử. Tuy nhiên, không phải nhà khảo cổ học nào cũng đồng ý rằng các dấu tay tìm thấy ở Ấn Độ là nghệ thuật tiền sử – khái niệm thường được dùng để mô tả các bức vẽ trên tường hang động và những tác phẩm không thể di dời từ nơi này qua nơi khác.
Bỏ qua các tiêu chí về niên đại, theo SCMP , vấn đề gây tranh cãi ở đây là việc một số nhà khoa học có thể không xem những dấu tay, dấu chân này là tác phẩm nghệ thuật vì nó có thể được tạo ra trong hoạt động di chuyển, đi lại hàng ngày. Tuy nhiên, đồng tác giả nghiên cứu Thomas Urban từ đại học Cornell, Mỹ cho rằng, những dấu tay dường như đã được tạo ra một cách cẩn thận và được sắp xếp một cách cụ thể.
Trong khi đó, đồng tác giả nghiên cứu Matthew Bennett từ đại học Bournemouth nhận định: “Tôi có một con gái 3 tuổi và khi con vẽ nguệch ngoạc, tôi treo chúng lên tủ lạnh và nói rằng đó là nghệ thuật. Tôi chắc chắn không phải nhà phê bình nào cũng đồng ý nét vẽ của con tôi là nghệ thuật, nhưng nói chung, chúng tôi sẽ coi là vậy. Và những dấu tay này cũng thế”.
Indonesia tiêu diệt trùm khủng bố trung thành với IS
Quân đội Indonesia đã tiêu diệt Ali Kalora, thủ lĩnh nhóm khủng bố cực đoan ở Đông Indonesia, trong một cuộc đấu súng giữa rừng.
Quân đội Indonesia xác nhận Ali Kalora, phần tử khủng bố bị truy lùng gắt gao nhất nước, đã bị tiêu diệt trong cuộc đấu súng với lực lượng an ninh ngày 18/9 trên vùng núi Parigi Moutong, tỉnh Trung Sulawesi.
Cuộc đột kích là một phần chiến dịch trruy quét khủng bố và các nhóm cực đoan ở các vùng rừng núi Indonesia. Vụ đấu súng còn khiến một phần tử cực đoan khác thiệt mạng, được xác định là Jaka Ramadan.
Thi thể hai đối tượng sẽ được di chuyển khỏi khu vực bằng trực thăng trong ngày 19/9 để xác minh và điều tra.
Ali Kalora xuất hiện trong một đoạn băng tuyên bố hành động của MIT sử dụng cờ đen Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ảnh: Kumparan.
Kalora là thủ lĩnh mạng lưới Chiến binh thánh chiến Đông Indonesia (MIT), từng thề trung thành với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vào năm 2014. Nhóm đã nhận trách nhiệm cho một số vụ sát hại cảnh sát và người thiểu số Thiên chúa giáo.
Lãnh đạo quân khu Trung Sulawesi Farid Makruf cho biết chiến dịch ngày 18/9 có cảnh sát địa phương tham gia. Các lực lượng an ninh đang tiếp tục truy quét 4 thành viên còn lại của MIT.
Lực lượng an ninh Indonesia hồi tháng 7 tiêu diệt hai đối tượng nghi là thành viên nhóm khủng bố cũng trong huyện Parigi Moutong. Khu vực này tiếp giáp huyện Poso, được xem là điểm nóng khủng bố ở Trung Sulawesi.
Ali Karola trốn truy nã hơn một thập kỷ qua. Thủ lĩnh mạng lưới khủng bố trước Karola là Abu Wardah Santoso bị tiêu diệt vào tháng 7/2016.
Vào tháng 5, nhóm nhận trách nhiệm vụ sát hại 4 người Thiên chúa giáo tại một ngôi làng trong huyện Poso, trong đó một nạn nhân bị hành quyết. Giới chức Indonesia nhận định đó là vụ trả đũa cho cái chết của hai thành viên nhóm vào tháng 3.
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ tham gia tấn công khủng bố ở Indonesia Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các cuộc tấn công cực đoan tại Indonesia. Các nhà quan sát cho rằng tình trạng này phản ánh sự ảnh hưởng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Lực lượng an ninh bảo vệ cổng vào trụ sở Cảnh sát Quốc gia Indonesia sau vụ tấn công do Aini thực hiện....