Phát hiện tác dụng cứu người của nọc độc ong bắp cày
Các chuyên gia tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, đã tái tạo nọc độc ong bắp cày và phát triển thành loại protein mới, có tác dụng điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Perelman (Đại học Pennsylvania, Mỹ) vừa công bố kết quả công trình tái tạo phân tử khử khuẩn mới từ các protein trong nọc độc của ong bắp cày. Họ hy vọng kết quả này sẽ là tiền đề cho thuốc diệt khuẩn mới (nhất là nhiễm trùng huyết, bệnh lao), bên cạnh kháng sinh đã có.
Nghiên cứu của nhóm tác giả tại Mỹ được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. Nhóm cho hay họ đã thay đổi một loại protein có độc lực mạnh trong ong bắp cày ở châu Á – Vespula lewisii – để phục vụ nghiên cứu này.
Nọc độc ong bắp cày được sử dụng để điều chế loại protein chữa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Ảnh: Freepik.
Những thay đổi giúp tăng khả năng tiêu diệt tế bào trong phân tử, giảm đáng kể tác hại của nọc ong cho tế bào con người. Khi thử nghiệm trên chuột, protein tái tạo từ nọc độc ong cho kết quả bảo vệ tế bào đáng kể khỏi các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây chết người.
Ngày nay, nhu cầu về các phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn tăng cao. Nguyên nhân là vi khuẩn có xu hướng đột biến, kháng thuốc mạnh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ ước tính mỗi năm nước này có 3 triệu người nhiễm vi khuẩn kháng thuốc. Trong đó, hơn 35.000 người tử vong.
Trên toàn cầu, vấn đề vi khuẩn kháng thuốc còn tồi tệ hơn. Chứng nhiễm trùng huyết gây tử vong lan rộng. Ước tính năm 2017, 20% trong số các ca tử vong trên thế giới đến từ bệnh này.
Giáo sư De la Fuente và nhóm của ông bắt đầu nghiên cứu với peptide mastoparan-L. Đây là thành phần chính trong nọc độc của ong bắp cày Vespula lewisii. Nó không gây tử vong cho người nhưng chứa nhiều chất độc. Chỉ một lượng nhỏ nọc ong Vespula lewisii cũng có thể phá hủy tế bào hồng cầu, gây dị ứng, viêm nặng.
Ở nhiều người nhạy cảm, khi ong bắp cày Vespula lewisii tấn công, nạn nhân sẽ bị sốc phản vệ, hạ huyết áp, khó thở.
Video đang HOT
Nhóm tác giả thực hiện thí nghiệm trên chuột bị lây nhiễm chủng vi khuẩn E. coli hoặc Staphylococcus aureus. Đây là 2 loại khuẩn có thể gây chết người.
Nhóm chuột được điều trị bằng peptide kháng khuẩn tái tạo từ nọc độc ong và cho kết quả tích cực hơn số còn lại. Nó cũng giúp tạo lớp khiên vững chắc hơn trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời, peptide làm giảm phản ứng miễn dịch khi bị vi khuẩn tấn công.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu nồng độ của peptide này khi thử nghiệm lâm sàng trên người. Phát hiện mới hứa hẹn sẽ mang tới cách chữa trị các bệnh gây tử vong cao do vi khuẩn.
Chưa nguôi ngoai khi mất con đầu lòng, 2 năm sau mẹ lại chết lặng khi chứng kiến hình hài đứa con mới chào đời
Khi mới chào đời, tính mạng cô bé này "ngàn cân treo sợi tóc" và mọi người không chắc em có sống sót nổi không?
Cô Tiffany Bushell, 32 tuổi và chồng là anh Matthew, 30 tuổi đến từ Watford, Hertfordshire (nước Anh) đã vô cùng đau lòng khi mất đi đứa con gái đầu lòng vào năm 2018, cô bé bị sinh non khi mới chỉ 24 tuần tuổi.
Hai năm sau, cô Tiffany lại có thai và hạ sinh bé Millie vào ngày 26/4. Cũng giống chị gái của mình, bé Millie cũng bị sinh non sớm 17 tuần. Khi chào đời, bé Millie chỉ nặng vỏn vẹn 0,6kg và có một lỗ thủng lớn trong tim. Sau khi bị ngừng thở lúc 2 ngày tuổi, cô bé phải đeo máy thở suốt 5 tuần liền tại Bệnh viện St. Peter's, Chertsey, Surrey (nước Anh). Không những thế, bé Millie phải chống chọi với 7 bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng huyết.
Bé Millie bị sinh non 17 tuần và phải đeo ống thở trong suốt 5 tuần liền.
Do lệnh phong tỏa nên anh Matthew chỉ được gặp con gái 10 phút ở bệnh viện và phải ra về. Trong suốt tuần đầu tiên, anh chỉ có thể nhìn bé Millie qua các cuộc gọi video; còn cô Tiffany bị giới hạn thăm con gái trong 2 giờ/ngày và chỉ có thể ôm con khi đeo găng tay.
Anh Matthew chỉ được gặp con gái 10 phút ở bệnh viện, cô Tiffany bị giới hạn thăm con trong 2 giờ/ngày và chỉ có thể ôm con khi đeo găng tay.
Tình trạng nguy hiểm của bé Millie khiến vợ chồng cô Tiffany rất đau lòng và lo lắng con mình sẽ không sống sót nổi. Thế nhưng cô bé Millie đã kiên cường vượt qua các bệnh nhiễm trùng và dần hồi phục sau ca phẫu thuật vá lỗ thủng trong tim. Sau 4 tháng, các bác sĩ đã cho em xuất viện - đây là niềm hạnh phúc lớn lao mà cô Tiffany và chồng không ngờ tới:
"Millie là một phép màu. Thật nhẹ nhõm khi biết con vẫn ở đây bên chúng tôi và điều đó giúp vợ chồng tôi biết rằng Millie đã phải trải qua một chặng đường dài với bao khó khăn. Thực sự chúng tôi mong chờ giây phút này từ rất lâu rồi", cô Tiffany xúc động chia sẻ.
Cặp vợ chồng dự định sẽ dành những tuần tới để nghỉ ngơi và giới thiệu con gái của họ với bà con - những người không được phép đến thăm khi bé Millie đang nằm viện.
Sau 4 tháng chiến đấu kiên cường, bé Millie đã được xuất viện về nhà.
Vợ chồng cô Tiffany sẽ cố gắng dành thật nhiều thời gian bên con cũng như giới thiệu bé với người thân.
Những nguy cơ thường gặp ở trẻ sinh non:
Trẻ sinh trước 37 tuần được định nghĩa là sinh non. Lúc này các cơ quan trong cơ thể của bé bao gồm tim, phổi... chưa phát triển đầy đủ. Các bé sinh non cũng thường nhẹ cân và nhỏ hơn.
Cơ hội sống sót của trẻ sinh non:
- Dưới 22 tuần gần như không có cơ hội sống sót.
- 22 tuần là khoảng 10%.
- 24 tuần là khoảng 60%.
- 27 tuần là khoảng 89%.
- 31 tuần là khoảng 95%.
- 34 tuần tương đương với trẻ sinh đủ tháng.
Đang ăn bánh mì bị con vật bé nhỏ này tấn công, người đàn ông "không thể ngậm được miệng" Bị ong đốt vốn không phải là chuyện đùa, mà bị đốt vào lưỡi thì càng khổ hơn, bởi ăn không được, nói không được, thậm chí muốn ngậm miệng lại bình thường cũng không được. Kobe Freeman, 20 tuổi, sinh viên ĐH Weber ở Utah (Mỹ) đã có một trải nghiệm ăn bánh mà chắc anh không bao giờ quên. Bởi đang...