Phát hiện “sửng sốt” sau vụ đắm phà ở Quảng Nam
Sau vụ chìm phà sáng ngày 21/11 trên sông Trường Giang, thuộc xã Tam Hải và Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam làm một thai phụ chết và gần 40 hành khách hoảng loạn trong dòng nước dữ, báo PLVN Online đã phát hiện một vấn đề mà người dân Quảng Nam đang quan tâm là, tại bến phà Tam Hải có một chiếc phà vừa đóng mới trên 2,5 tỷ đồng, nhưng không hiểu vì lý do gì đến thời điểm này vẫn…nằm bờ.
Phà mới đóng…đã hỏng!?
Theo quan sát của chúng tôi, tại bến Tam Hải, một chiếc phà mới đóng có trọng tải đến 18 tấn, trị giá trên 2,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì đến thời điểm này chiếc phà này vẫn còn nằm bờ!?
Dư luận đặt câu hỏi, vì sao có phà sắt vừa đóng mới xong không dùng mà vẫn dùng phà gỗ cũ nát, không đảm bảo vận chuyển hành khách để xảy ra tai nạn kinh hoàng ấy?
Nhiều người dân sống hai bên xã Tam Hải và xã Tam Quang cho rằng, phà mới đóng chạy tốn nhiên liệu, vả lại phà sắt nên mùa đông rất khó đưa khách qua lại dòng nước chảy xiết…
Một lãnh đạo của huyện Núi Thành lại khẳng định: “Phà mới đóng bị hỏng máy và đường dây điện, bị hở đường hàn, chạy sợ vô nước nên mới nằm bờ…”.
Chiếc phà sắt mới đóng với số tiền trên 2,5 tỷ, nhưng vẫn cho nằm bờ…
Trao đổi với Nguyễn Quang Hòa, Chủ tịch UBND huyện Núi Thành – ông Hòa cho biết: “Chiếc phà mới do UBND xã Tam Hải làm chủ đầu tư, đóng mới bằng sắt để thay thế cho chiếc phà cũ bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Việc phà mới này ngừng hoạt động chỉ nghe anh em ở dưới báo lên là do hỏng máy móc, trục trặc gì đó chưa rõ. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc có hay không việc chỉ vì tiêu hao nhiều nhiên liệu mà ngừng hoạt động chiếc phà tiền tỷ này”.
Mất bò mới lo làm chuồng
Vụ chìm phà để lại một nỗi đau lớn cho người thân cùng người dân sống gần nhà thai phụ Vũ Thị Thiện Thẩm (25 tuổi, trú thôn 1, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam) – nạn nhân xấu số chết trong vụ chìm phà hôm 21/11.
Ông Phan Như Tường, Chủ tịch UBND xã Tam Hải cho biết: “Bến phà hoạt động nhiều năm nay, do UBND xã Tam Hải quản lý. Trước đây, giao khoán cho cá nhân khai thác, nộp ngân sách xã, mỗi năm tổng doanh thu hơn 200 triệu đồng.
Hiện toàn huyện Núi Thành có 7 bến khách đò ngang và bến phà. Toàn tỉnh Quảng Nam có 62 bến đò đang hoạt động, trong đó có 26 bến chưa được cấp phép. Theo lái phà Bùi Văn Thu (người điều khiển chiếc phà đắm hôm 21/11), đã nhiều lần kiến nghị với UBND xã Tam Hải là không được chở xe ô tô tải nữa vì chiếc phà quá cũ, lại yếu. Lái phà Thu cũng từng “dọa” sẽ nộp đơn xin nghỉ nếu tiếp tục để phà chở ô tô tải như thế. Tuy nhiên, lãnh đạo UBND xã Tam Hải vẫn bỏ ngoài tai và có thông báo gửi trực tiếp đến cho lái phà Bùi Văn Thu là cho phép chở ô tô tải có trọng tải dưới 3 tấn.
Ngay sau khi xảy ra vụ chìm phà, sáng nay, được sự chấp thuận của huyện Núi Thành, UBND xã Tam Hải đã điều chiếc phà bên thôn 6, xã Tam Hải chở được 25 người và chiếc phà nhôm có sẵn tại bến chở được 15 người, nhằm phục vụ việc đi lại của nhân dân, công nhân tại khu công nghiệp và học sinh Tam Hải đi học bên Thị trấn Núi Thành.
“Sáng nay, một nhóm thợ chuyên sửa phà đã được điều động để sửa chữa chiếc phà sắt vừa mới đóng trị giá hơn 2,5 tỷ đồng bị hỏng máy để sớm đưa vào hoạt động trở lại”, ông Tường nói.
Video đang HOT
Ông Trần Khanh, Chánh văn phòng UBND huyện Núi Thành cho biết: “Sáng nay, chúng tôi đã điều động công an xã, công an thôn, dân phòng phải túc trực bảo vệ an toàn cho khách qua lại trên đò”.
Ghi nhận của PLVN Online tại bến đò hôm nay, chứng kiến cảnh người dân vẫn nháo nhào tranh nhau qua lại bến sông rất nguy hiểm. Còn hai chiếc phà tạm được điều động dù có lực lượng chức năng kiểm soát, nhưng vẫn không đủ áo phao cho khách mặc…
Đầu tư tiền tỷ cho việc đóng phà sắt mới, nhưng hoạt động chưa được bao lâu thì hư hỏng. Tuy nhiên, phà hư hỏng gần 2 tháng vẫn không tu sửa để đến khi sự việc chìm phà gỗ rồi mới cho tu sửa lại phà sắt. “Tại sao, chiếc đò cũ kỹ đó lại cho vận chuyển người dân trong khi nhà nước đã cấp cho một chiếc đò mới an toàn và chắc chắn chứ. Theo tôi, chính quyền địa phương cần xem xét lại trách nhiệm của mình và cần xử lý nghiêm minh những người đã xem thường mạng người. Qua đây, tôi mong chính quyền, lãnh đạo địa phương cần quan tâm hơn, đừng để những cái chết thương tâm như thế xảy ra…”, một người dân xã Tam Hải mong muốn.
Hiên cơ quan chức năng của huyện Núi Thành và tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục điều tra vụ tai nạn này.
Theo PLVN
Khóc vợ bên bến đò đau thương
"Hai vợ chồng chia tay nơi bến phà và hẹn chiều đón. Nhưng ai ngờ đó là lần cuối cùng..." - anh Võ nghẹn ngào kể. Sau đó, anh đưa đôi mắt vô hồn nhìn lên tấm ảnh cưới.
"Nếu không cứu nạn kịp thời, có lẽ bây giờ cả xã Tam Hải và Tam Quang, huyện Núi Thành đã trở thành ngày đại tang..." - một người dân ở ốc đảo Tam Hải bàng hoàng nói với tôi như vậy!
Nhưng người vợ trẻVũ Thị Thiện Thẩm (25 tuổi) trú tại thôn 1, xã Tam Hải đang mang trong mình mầm sống đã không có may mắn được cứu sống trong vụ chìm phà đã khiến nhiều người rơi nước mắt...
Chuyến phà định mệnh
8.000 người dân vùng ốc đảo Tam Hải mỗi ngày thường qua lại trên chiếc phà để sang sông, chẳng một ai mảy may suy nghĩ có một ngày tai nạn kinh hoàng lại xảy ra.
Sau cơn bấn loạn vào buổi sáng định mệnh khi chiếc phà già nua chìm giữa sông, nhiều người dân bảo với tôi rằng, ngày 21/11 sẽ là ngày được ghi vào lịch sử của làng chài Tam Hải.
Lực lượng cứu nạn đưa xác chị Thẩm lên bờ sau hơn 30 phút phà chìm.
Ông Nguyễn Đức Lê, nhà ở thôn 1 Tam Hải kể rằng, cách đây 3 tháng ông nhận thiệp mời đến dự đám cưới và chúc phúc cho hai vợ chồng trẻ nạn nhân Vũ Thị Thiên Thẩm.
"Thấy hai đứa nên vợ nên chồng cả làng chài ai cũng vui. Nhưng không ngờ chỉ sau 3 tháng thằng cháu tui mất vợ..." - ông Lê kể trong nước mắt .
Ông cũng như hàng nghìn người dân nơi làng chài sẽ mãi không bao giờ quên cái ngày đau buồn này.
Sau khi phà bị chìm, lực lượng cứu nạn đã lặn sâu dưới lòng sông, tìm vào ca bin phà và phát hiện chị Thẩm hai tay ghì chặt thành ghế. Anh Phạm Văn Hùng kể lại rằng, khi phát hiện chị Thẩm, anh em thợ lặn đã rất khó khăn mới đưa được chị lên khỏi mặt nước...
Vượt sông Trường Giang, tôi tìm về nhà chị Thẩm. Căn nhà cấp 4 nằm nép mình dưới rặng dừa cách đây không lâu còn là chốn đi về của cặp vợ chồng trẻ với bao ước hẹn cho tương lai.
Anh Võ, chồng chị Thẩm gục đầu không còn nước mắt để khóc vợ, anh không tin chị Thẩm bỏ anh ra đi.
Tấm ảnh cưới vợ chồng chị Thẩm vẫn còn mới tinh treo trong nhà.
Anh Nguyễn Bá Võ (SN 1982, chồng chị Thẩm) kể trong nước mắt: "Hôm qua (chủ nhật), hai vợ chồng nghỉ ở nhà, sáng hôm đó dậy sớm, Thẩm bảo tui chở ra sớm bến phà để kịp vào ca. Tui chở vợ ra bến phà, mua vé xong tui quay trở về làm việc. Vừa dựng xe trước hiên, tui nghe tin phà chìm giữa sông...".
Không tin vào tai mình, anh Võ quay xe trở lại bến. Tin dữ đầu tiên anh nhận là đang tìm xác chị Thẩm, anh đứng như trời trồng.
Chỉ hơn 30 phút sau, từ phía mé sông, lực lượng cứu nạn đưa xác chị Thẩm lên bờ. Trong phút chốc, người đàn ông can trường đổ sập xuống như tàu lá héo bên mép sông.
Tiếng khóc ở ốc đảo
Người mẹ chồng đã không còn nước mắt để khóc con dâu mà bà bảo mới về nhà chưa ấm hơi, ấm chỗ đã bỏ ra đi.
Bà Nguyễn Thị Thoáng (60 tuổi) dường như đã cạn khô nước mắt để khóc cho con dâu bạc mệnh của mình: "Nhà nghèo, nghe con về thưa chuyện cưới vợ, tui mừng trong bụng, cứ nghĩ mình sẽ có dâu, có cháu để vui tuổi già. Nào ngờ ông trời không thương....".
Bà Nguyễn Thị Thoáng khóc cho con dâu xấu số
Trong nước mắt, bà Thoáng kể lại buổi sáng cuối cùng bên con dâu: "Tui già ít ngủ, dậy sớm, bắc nồi cơm vừa chín tới. Thấy nó dậy và bảo người mệt, tui nói, thôi con xin nghỉ, người bụng mang dạ chửa đừng cố làm chi. Con so mà cố thì không tốt...
Nhưng nó bảo, thôi con cố, gần đến tết rồi, làm thêm để kiếm ít tiền chờ sinh. Nếu nghỉ như vậy công ty sẽ cắt thưởng. Ăn vội chén cơm tui nấu, nó bảo thằng Võ chở ra bến phà để sang sông đi làm. Ai ngờ nó bỏ chồng, bỏ tui đi luôn...".
Còn bà Đoàn Thị Hiền, mẹ đẻ của chị Thẩm thì khóc đến khô nước mắt, bà không nghĩ rằng mãi mãi mất đi đứa con gái vừa mới về làm dâu nhà người.
Người dân ốc đảo Tam hải đến nhà chia buồn cùng gia đình anh Võ
Bà như người mất hồn ngồi nhìn xác con gái rồi nhìn chàng rể ngồi bất động bên góc nhà. Bà cứ đưa tay vuốt ngực cố nén, nhưng tiếng khóc vỡ òa làm bà ngất lịm trong nỗi đau tột cùng.
Chồng Võ gục đầu nấc nghẹn trước thi hài vợ. Dường như người đàn ông trẻ này không còn sức chịu đựng nỗi đau quá bất ngờ.
"Hai vợ chồng chia tay nơi bến phà và hẹn chiều đón. Nhưng ai ngờ đó là lần cuối cùng..." - anh Võ nghẹn ngào kể. Sau đó, anh đưa đôi mắt vô hồn nhìn lên tấm ảnh cưới.
Nhiều người dân nơi làng chài này kể lại rằng, vợ chồng chị Thẩm nghèo lắm. Lương công nhân may của Thẩm được hơn 1,7 triệu đồng. Còn anh Võ bỏ nghề biển ở nhà làm thợ xây.
"Tối hôm qua đi làm về khuya, vợ tui bảo ráng đi soi cá kiếm thêm tiền để lo sinh nở, lương tháng chỉ đủ ăn qua ngày, mai mốt sinh em bé lấy tiền đâu mua sữa cho con. Thế mà..." - anh Vũ kể trong nước mắt về người vợ trẻ của mình.
Chiếc phà bị chìm được trục vớt vào lúc 16 giờ chiều hôm qua đưa lên bờ phục vụ công tác điều tra.
Nhiều người dân kể lại, đêm qua giữa mưa gió còn thấy hai vợ chồng trẻ xách đèn đi soi cá dọc sông Trường Giang để kiếm thêm tiền. Hai người tuy nghèo nhưng yêu thương nhau. Vậy mà, trời không thương, đã chia cắt họ...
Phía ngoài sân, trong buổi chiều ảm đạm nơi làng chài Tam Hải, có rất nhiều người đến nhà chia buồn và chuẩn bị tiễn đưa chị Thẩm.
"Từ nhỏ đến giờ sống với bà con nghèo khó ở cái làng chài ni nó có bao giờ làm mất lòng ai đâu. Con nhỏ dễ thương lắm. Hôm đám cưới cả làng tui kéo nhau đến chúc cho vợ chồng nó vui lắm. Ai ngờ ông trời không thương!" - bà Phạm Thị Năm nói trong chua xót.
Vào lúc 18 ngày hôm qua (21/11), người dân cả làng chài Tam Hải đã đến đưa chị Thẩm về nơi an nghỉ cuối cùng trong nước mắt tiếc thương.
Và mãi mãi ngày 21/11 sẽ là ngày "mặc định" trong trí nhớ của hơn 8.000 người dân ốc đảo Tam Hải lời cảnh báo thảm nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nếu những chiếc phà cũ kỹ như vậy còn đưa khách sang sông.
Theo VietNamNet
Quảng Nam: Đã vớt toàn bộ người bị nạn trên phà bị chìm Theo tin từ UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) cho biết đến 3 giờ chiều nay 21/11, hầu hết những người bị rớt xuống sông trong vụ chìm phà đã được cứu sống. Chiều nay 21/11, Chánh văn phòng UBND huyện Núi Thành - ông Trần Khanh, cho biết, số người trên phà khoảng 40 người, chỉ có một người chết là chị...