Phát hiện sóng địa chấn lạ reo suốt 20 phút ngoài khơi Ấn Độ Dương
Những đợt sóng địa chấn lạ được ghi nhận ngoài khơi đảo Mayotte ở Ấn Độ Dương giữa Madagascar và châu Phi khiến các nhà khoa học hoang mang.
The Independent ngày 30-11, những đợt sóng reo hơn 20 phút, ban đầu xuất hiện cách ngoài khơi đảo Mayotte (thuộc Pháp) khoảng 25 km gần 3 tuần trước.
Từ đây, chúng lan ra khắp châu Phi, bao gồm Zambia, Kenya và Ethiopia. Sau đó, những đợt sóng địa chấn lạ này vượt qua Đại Tây Dương, tác động tới Chile, New Zealand, Canada và thậm chí cả Hawaii – Mỹ, cách đó gần 18.000 km.
Dù ảnh hưởng trên phạm vi rộng nhưng hầu như không có người nào cảm nhận được chúng. Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đã phát hiện điều bất thường và đăng tải thông tin lên mạng xã hội Twitter, thu hút sự chú ý của các nhà địa chất cùng với những người quan tâm đến động đất khác.
Những đợt sóng địa chấn lạ được ghi nhận ngoài khơi đảo Mayotte ở Ấn Độ Dương. Ảnh: Google
Các nhà khoa học tỏ ra bối rối về cường độ của những đợt sóng địa chấn nói trên cũng như hình dạng kỳ lạ của chúng.
Dạng sóng được phát hiện vào ngày 11-11 giống như dạng sóng chuyển động chậm thường thấy sau các trận động đất lớn. Tuy nhiên, thời điểm đó, người ta không ghi nhận bất kỳ trận động đất nào tại khu vực xảy ra sóng địa chấn.
Video đang HOT
Dạng sóng bí ẩn ngoài khơi đảo Mayotte lặp đi lặp lại sau khoảng thời gian 17 giây. Nhà nghiên cứu Helen Robinson đến từ Trường ĐH Glasgow (Scotland) mô tả những đợt sóng địa chấn này “quá đẹp và quá hoàn hảo”.
Phát biểu trên tạp chí National Geographic, bà Helen nói thêm do vị trí của đảo Mayotte nên có thể loại trừ một số nguyên nhân gây sóng địa chấn như khoan dầu hoặc ảnh hưởng từ các trang trại tạo gió.
Các nhà khoa học đã đưa ra vài manh mối để lý giải hiện tượng này. Họ cho biết đảo Mayotte được hình thành do hoạt động phun trào núi lửa cách đây 4.000 năm. Kể từ tháng 5 năm ngoái, nơi đây bị hàng trăm trận động đất làm rung chuyển và được cho là di chuyển khoảng 5 cm về phía Đông Nam mỗi năm.
Nhưng trong những tháng gần đây, hoạt động địa chấn đã suy giảm và không có trận động đất nào được phát hiện hôm 11-11.
Theo National Geographic, Cơ quan Khảo sát Địa chất Pháp cho rằng chuyển động của đá lỏng hoặc âm thanh vang dội qua buồng mắc-ma bên dưới lớp vỏ của trái đất có thể gây ra sóng địa chấn tương tự như trường hợp nói trên.
Một giả thuyết khác là một vụ phun trào núi lửa xảy ra dưới nước đã tạo ra những đợt sóng địa chấn. Tuy nhiên, các nhà khoa học không tìm ra dấu hiệu của một vụ phun trào núi lửa vào thời điểm đó.
Theo Phạm Nghĩa
Người Lao Động
Phi công MH370 chết "ngay lập tức" khi lửa cháy từ khoang chở hàng?
Máy bay MH370 được cho là đã bốc cháy trên bầu trời và đám cháy lan nhanh đến mức phi công chết một thời gian ngắn sau đó và không thể cứu được máy bay.
Máy bay MH370 bốc cháy vì kiện hàng 221kg pin lithium-ion?
Theo Daily Star, đây là nhận định của cơ trưởng Ross Aimer với hơn 40 năm kinh nghiệm bay cho hãng hàng không United Airlines của Mỹ.
Aimer nói đám cháy bắt nguồn từ kiện hàng chứa pin lithium-ion và lan ra nhanh chóng. "Đám cháy như vậy sẽ hút hết khí oxy, khiến phi công bất tỉnh ngay lập tức".
Aimer nói thiết bị tạo oxy và hệ thống liên lạc điện tử đều nằm gần khoang chở hàng. Hai thiết bị này sẽ bị vô hiệu hóa ngay khi đám cháy lan rộng.
Cơ trưởng với hơn 33.000 giờ bay tin rằng MH370 tiếp tục bay theo chế độ tự động dù lửa cháy bên trong.
"Giả thuyết của tôi là máy bay vẫn tiếp tục bay trên bầu trời một cách tự động và đâm xuống biển khi hết nhiên liệu", Aimer nói. "Đám cháy chỉ khiến những người trên máy bay bất tỉnh mà không gây ra vụ nổ".
Máy bay mang số hiệu MH370 đã mất tích hơn 4 năm qua.
"Hàng hóa như pin lithium-ion trên điện thoại, PC, máy tính bảng gây cháy rất nhanh. Các thành viên phi hành đoàn đều biết điều này. Một khi đám cháy xảy ra thì rất khó dập lửa hoàn toàn".
Bộ Giao thông Vận Tải Malaysia xác nhận MH370 có chở theo kiện hàng là 221kg pin lithium-ion. Đám cháy kết hợp với hơn 4 tấn măng cụt và lan rộng.
Malaysia cho đến nay bác bỏ giả thuyết gây cháy trên, vì kiện hàng được đưa lên máy bay trong điều kiện đã được kiểm soát.
Nhưng Aimer vẫn tin rằng đây là cách giải thích hợp lý nhất, vì khi MH370 đâm xuống biển, phần cánh phụ không có dấu hiệu sẵn sàng như khi có người điều khiển.
"Các phi công đều mở rộng phần cánh phụ khi hạ cánh để giúp giảm tốc độ. Nhưng với trường hợp của MH370 thì không như vậy. Điều đó có nghĩa là không ai điều khiển máy bay ở thời điểm cuối cùng".
Máy bay MH370 mất tích ngày 8.3.2014 với 239 người trên khoang, bao gồm cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và cơ phó Fariq Abdul Hamid.
Các nhà điều tra Malaysia kết luận rằng máy bay đâm xuống Ấn Độ Dương, phía tây Úc khi cạn kiệt nhiên liệu. Nhưng cho đến nay, chỉ có vài mảnh vỡ của MH370 được tìm thấy.
Theo Danviet
Giữa căng thẳng Trung-Mỹ, Mỹ điều B-52 áp sát Biển Đông Việc Mỹ điều động máy bay ném bom chiến lược B-52 bay áp sát khu vực Biển Đông trong bối cảnh nguy cơ va chạm giữa nước này với Trung Quốc trên biển gia tăng là động thái hết sức đáng chú ý. Hôm 19/11, Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Mỹ (PACAF) ra thông cáo cho biết, không quân...