Phát hiện sớm và phòng ngừa sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là một bệnh của não bộ do tế bào não bị thương tổn từ từ gây ra suy giảm và mất trí nhớ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống như mất dần sự chăm sóc bản thân, quên hết người thân, thậm chí tàn phế và tử vong.
TS-BS.Trần Công Thắng hướng dẫn cho các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh về cách đánh giá, chẩn đoán bệnh nhân bị sa sút trí tuệ. Ảnh:G.Nhi
TS-BS.Trần Công Thắng, Phó chủ nhiệm bộ môn Nội thần kinh, Trường đại học y dược TP.Hồ Chí Minh cho hay, sa sút trí tuệ đứng vào hàng thứ 4 sau các bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ung thư.
* Nguyên nhân dẫn đến sa sút trí tuệ
Nguyên nhân hàng đầu gây sa sút trí tuệ là bệnh Alzheimer (chiếm 60-80%), bệnh tai biến mạch máu não, Parkinson, chấn thương đầu, u não, bệnh lý nội tiết, bệnh nhiễm trùng: giang mai, AIDS, trầm cảm, nghiện rượu, ngộ độc kim loại, do thuốc, yếu tố di truyền…
Các biểu hiện của sa sút trí tuệ:
- Mất trí nhớ gần: Người bị sa sút trí tuệ thường quên và không nhớ lại được. Họ có thể hỏi bạn lặp đi lặp lại một câu hỏi, mỗi lần họ đều quên rằng bạn vừa mới trả lời rồi, thậm chí họ không thể nhớ rằng họ vừa hỏi câu hỏi đó.
- Khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc: Người bệnh sa sút trí tuệ có thể nấu ăn được nhưng quên đem ra ăn và thậm chí có thể quên là họ đã nấu món ăn đó.
- Có các vấn đề về ngôn ngữ: Quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng, khó khăn trong việc tìm từ, diễn đạt, rối loạn phát âm như: nói lắp, khó gọi tên đồ vật… Điều này làm cho người khác khó hiểu được ý họ muốn nói.
- Rối loạn định hướng: Trí nhớ là một nhân tố quan trọng trong việc định hướng, do vậy khi bị sa sút trí tuệ thì khả năng định hướng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó làm cho người bệnh bị lạc đường, hoặc không nhớ được làm sao họ đến được nơi đó hoặc làm sao quay trở về nhà.
- Rối loạn hoạt động: Người bệnh có thể không còn nhớ cách ăn uống hoặc không thể tự ăn uống được, nặng hơn là người bệnh không thể tự vệ sinh cá nhân mà cần phải có sự giúp đỡ của gia đình, lệ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình trong các công việc, sinh hoạt. Ở giai đoạn bệnh nặng, người bệnh không biết cách ăn uống, vệ sinh cá nhân…
- Giảm khả năng đánh giá: Người bệnh sa sút trí tuệ có thể khó hiểu thế nào là hợp lý. Bởi vậy đôi khi họ chọn quần áo không phù hợp với thời tiết hoặc với hoàn cảnh.
Video đang HOT
- Có các vấn đề về tư duy: Có thể không nhận ra được các con số hoặc không thực hiện được các phép tính đơn giản.
- Quên vị trí đồ vật: Người bệnh có thể để đồ vật vào chỗ hoàn toàn không thích hợp. Họ có thể cho bàn ủi vào trong tủ lạnh hoặc đồng hồ đeo tay vào chén đường. Họ không nhớ gì về nơi họ đặt đồ vật.
- Thay đổi khí sắc, tính cách: Cùng với tình trạng quên, người bệnh sa sút trí tuệ có thể thay đổi khí sắc một cách nhanh chóng, từ bình tĩnh sang khóc lóc, âu sầu sang giận giữ trong vòng vài phút. Tính cách người bệnh cũng thay đổi kỳ quặc, họ có thể trở nên dễ kích động, nghi ngờ hoặc sợ sệt. Người bệnh trở nên thụ động, họ có thể mất đi sự say mê công việc, không quan tâm đến thú vui của mình và có thể không muốn đi đến các nơi khác hoặc gặp những người khác…
* Phòng ngừa sa sút trí tuệ
TS-BS.Trần Công Thắng cho biết, sa sút trí tuệ diễn tiến theo 3 giai đoạn. Ở giai đoạn sớm người bệnh giảm trí nhớ gần, rối loạn ngôn ngữ và giảm khả năng nhận xét, đánh giá, người bệnh trở nên thay đổi khí sắc và hành vi nhẹ.
Sa sút trí tuệ tăng dần theo tuổi. Vào khoảng 40 tuổi, tỷ lệ sa sút trí tuệ chỉ chiếm 0,1% dân số; đến trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 5-8%; sau 75 tuổi tăng lên 15-20% và trên 85 tuổi, tỷ lệ sa sút trí tuệ chiếm đến 25-50% dân số.
Ở giai đoạn trung bình, người bệnh thay đổi tính tình và hành vi, bắt đầu khó hoặc không làm được công việc hằng ngày như: tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân…, mất khả năng thu nhận thông tin nên bị rối loạn định hướng nặng về không gian và thời gian. Người bệnh có thể bị lạc ngay cả khi ở trong nhà mình, nặng hơn có thể bị hoang tưởng.
Còn ở giai đoạn nặng, người bệnh không tự chăm sóc được bản thân, hoàn toàn lệ thuộc vào người khác trong các hoạt động thường ngày như: ăn uống, đại tiểu tiện, tắm rửa và đi lại, người bệnh không còn nhận biết được người thân trong gia đình, không đi lại được nên phải nằm một chỗ và thường tử vong do các bệnh nhiễm trùng.
“Tỷ lệ bệnh nhân bị sa sút trí tuệ ngày càng cao, tại Việt Nam có khoảng 500 ngàn người bị sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tiếp cận, chẩn đoán và điều trị sớm nên thường đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, do đó tỷ lệ bệnh nhân không chăm sóc được bản thân rất cao, gây ra gánh nặng lớn cho bản thân, gia đình và xã hội” – TS-BS.Trần Công Thắng cho hay.
Chính vì thế, khi nghi ngờ mình hay người thân có những dấu hiệu của sa sút trí tuệ thì nên đến các phòng khám trí nhớ, bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa tham vấn. Đừng nghĩ đó là các dấu hiệu bình thường rồi để bệnh tiến triển nặng thêm. Chẩn đoán sớm sa sút trí tuệ là một bước quan trọng để có các biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc, dùng thuốc, tập nhận thức và trí nhớ, thể dục trị liệu và chăm sóc toàn diện không những có thể làm giảm các triệu chứng, cải thiện trí nhớ mà còn làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Cũng theo TS-BS.Trần Công Thắng, để phòng ngừa tốt bệnh suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ, cần điều trị hiệu quả các yếu tố nguy cơ như: bệnh lý mạch máu não, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu… Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, bia, sống lành mạnh; ăn uống cân bằng, khoa học và tránh những thực phẩm không có lợi, chứa nhiều mỡ xấu, đường, muối; tập thể dục thường xuyên, duy trì cuộc sống hoạt động, hạn chế cuộc sống tĩnh tại; hạn chế tiếp xúc môi trường độc hại, nhất là độc hại không khí, hóa chất; duy trì cuộc sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, tránh lối suy nghĩ tiêu cực…
Gia Nhi (ghi)
Theo baodongnai
Những tình trạng sức khỏe có liên quan rối loạn cương dương
Chúng ta thường nghĩ rối loạn cương dương (ED) chỉ là hậu quả hoặc tác dụng phụ của việc già đi. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ việc khó duy trì "bản lĩnh đàn ông" trong phòng ngủ có thể là dấu hiệu cho những vấn đề sức khỏe khác hay không.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Sau đây là những bệnh có liên quan đến ED, theo báo HuffPost.
Đột quỵ và bệnh tim
Theo tiến sĩ Mohit Khera, Phó giáo sư y khoa tại Đại học Y Baylor (Mỹ), ED là một trong những dấu hiệu tắc nghẽn đầu tiên trong các động mạch, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim. Trên thực tế, 15% nam giới bị ED sẽ bị đột quỵ hoặc đau tim trong 7 năm. Theo tiến sĩ Mohit Khera, trong 5 năm qua, đã có nhiều nghiên cứu mới cho thấy mối quan hệ giữa rối loạn cương dương và bệnh tim.
"Nếu bạn chặn một động mạch, bạn bắt đầu bị tổn thương cơ quan mà nó cung cấp", ông Khera nói. Chuyên gia này chỉ ra rằng các động mạch nuôi dương vật bị chặn trước vì chúng nhỏ hơn. Ông cũng nói rằng khoảng 20-30% nam giới bị ED có một số dạng bệnh tim ẩn hoặc tắc nghẽn mạch máu nếu họ cũng có ít nhất 2 yếu tố nguy cơ khác để phát triển bệnh tim.
Vì vậy, nếu bạn là người hút thuốc bị ED và cholesterol cao, chẳng hạn, bạn có thể muốn yêu cầu bác sĩ kiểm tra tim của bạn.
Bệnh động mạch vành (CAD)
CAD, tình trạng cholesterol và mảng bám tích tụ bên trong động mạch và khiến chúng bị cứng và hẹp, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim ở cả nam và nữ và là nguyên nhân gây tử vong số một ở Mỹ. Các động mạch bị bệnh cũng có thể là một dấu hiệu nhận biết về các vấn đề về tim khác sau này trong cuộc sống.
Một nghiên cứu cho thấy bị ED trước tuổi 45 là một yếu tố rủi ro chính đối với CAD. Trong khi CAD có thể gây đột quỵ và đau tim, nó cũng có thể dẫn đến suy tim và nhịp tim không đều. Theo tiến sĩ Khera, các bác sĩ hiện tin rằng có một mối liên hệ giữa rối loạn cương dương và niêm mạc mạch máu, được gọi là nội mạc.
"Nội tiết tố nói với các mạch máu khi nào cần co bóp và thư giãn", ông nói. Lớp nội mạc có thể bị tổn thương do những vấn đề như căng thẳng và sử dụng thuốc lá, khiến lớp lót khó vận hành tốt hơn và máu khó đến dương vật hơn do các mạch máu cung cấp cho dương vật không thể thư giãn.
Tiểu đường
Theo tiến sĩ Khera, bệnh tiểu đường có một trong những tác động tàn phá nhất đối với chức năng cương dương vì 2 lý do: Không chỉ ảnh hưởng đến lưu lượng máu mà còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
"Đàn ông bị tiểu đường có nguy cơ mắc chứng ED cao gấp 4-6 lần. Và giống như ED, bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến đột quỵ và đau tim".
Sa sút trí tuệ
Theo một nghiên cứu năm 2015, những người đàn ông bị ED có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao gấp 1,68 lần so với những người đàn ông không bị ED. Nhưng tiến sĩ Khera giải thích rằng, trong khi nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ giữa ED và chứng mất trí nhớ, thực tế lại không chứng minh rằng chứng mất trí nhớ gây ra ED hay ngược lại. Hiện không có đủ nghiên cứu để nói chắc chắn liệu cái này gây ra cái kia.
Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng, hai bệnh trên thường có một số tác nhân rủi ro giống nhau như bệnh xơ vữa động mạch, tăng cholesterol và tiểu đường...
Ung thư tuyến tiền liệt
Khi nói đến ung thư tuyến tiền liệt, có 2 điều xảy ra. Theo tiến sĩ Khera, bản thân việc bị ung thư tuyến tiền liệt không gây ra ED, nhưng các phương pháp điều trị được sử dụng để chống lại căn bệnh ung thư này như phẫu thuật hay xạ trị thì có thể. Trên thực tế, ông nói rằng phẫu thuật là nguyên nhân phổ biến nhất gây ED ở những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt.
"Khi một tuyến tiền liệt bị cắt bỏ, các dây thần kinh có thể bị tổn thương, dẫn đến ED. Các dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương do phóng xạ cũng có thể gây ra ED", tiến sĩ Khera nói.
Bệnh gan
Có thể nói, bệnh gan càng nghiêm trọng, nguy cơ mắc phải của bạn và mức độ nghiêm trọng của ED càng cao. Một nghiên cứu cho thấy ED phổ biến hơn ở những người bị xơ gan do viêm gan C giai đoạn đầu so với những người bị viêm gan B mãn tính.
"Các bệnh nhân gan có mức SHBG (globulin liên kết hormone giới tính) tăng cao và ít albumin hơn, và đó là một điều tồi tệ, do những protein này làm giảm nồng độ testosterone tự do của bạn", theo tiến sĩ Khera.
Testosterone thấp không những có thể giết chết ham muốn tình dục của bạn, mà còn khiến việc cương cứng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, do lạm dụng rượu có thể gây bệnh gan, tiến sĩ Khera khuyến cáo nam giới nên hạn chế uống rượu.
Theo Thanh niên
Nhân viên viện dưỡng lão bị sa thải do chế nhạo bệnh nhân Hai nhân viên vẫy chiếc áo choàng trước mặt cụ bà Margaret, 91 tuổi (Mỹ) dù họ biết bà có nỗi sợ lớn với áo choàng bệnh viện. Đầu tháng 8, một video ghi lại cảnh hai nhân viên điều dưỡng tại Viện dưỡng lão Abington of Glenview thuộc tiểu bang Illinois (Mỹ) chế giễu bệnh nhân sa sút trí tuệ bị phát...