Phát hiện sớm ung thư tinh hoàn
Các chuyên gia nam khoa cho rằng bệnh ung thư tinh hoàn có thể hình thành ở mọi lứa tuổi, nhưng từ 16 – 40 là lứa tuổi có nguy cơ bị nhiều nhất. Thống kê cho thấy có hơn 50% bệnh nhân ung thư tinh hoàn nằm trong độ tuổi này.
Bệnh nhân nam điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội (ảnh minh họa) Ảnh: Ngọc châu
Bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội, chuyên gia Nam học cho biết, ung thư tinh hoàn thường không gây đau, nhưng khối u ung thư có thể gây ra tổn thương cho tinh hoàn hoặc cơ quan lân cận. Lúc đầu khối ung thư còn khu trú ở tuyến, hầu như chưa có biểu hiện.Về sau, tinh hoàn tăng dần thể tích và nổi cục. Tuy nhiên, di căn lại có thể xảy ra sớm theo đường bạch mạch, xâm lấn các cụm hạch ở thắt lưng, động mạch chủ, rồi lên các hạch thượng đòn, vào phổi và gan.
Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư tinh hoàn là bệnh nhân sờ thấy một khối cứng, đặc trong bìu, không đau. Các triệu chứng khác có thể gặp là: đau tinh hoàn, vú to lên, đau lưng, đau hông khi ung thư đã di căn đến các cơ quan khác. Vậy nên nếu gặp triệu chứng này, cần đi khám ngay.
Để phòng ngừa ung thư tinh hoàn nam giới, nhất là những người trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi, cần tự kiểm tra tinh hoàn bằng cách nắn nhẹ hai bên bìu ít nhất 1 lần/tháng. Đây là phương pháp theo dõi đơn giản và dễ áp dụng. Kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm, nước ấm làm giãn bìu, da vùng bìu đang mềm giúp dễ phát hiện bất thường ở tinh hoàn.
Video đang HOT
Nếu tinh hoàn bị sưng, có u cục cứng dù nhỏ cũng cần được thầy thuốc chuyên khoa tiết niệu và sinh dục khám. Nếu chẩn đoán xác định ung thư tinh hoàn, tùy mức độ bệnh các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Cách điều trị thông thường là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị bệnh, hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, để lại tinh hoàn lành, do đó vẫn đảm bảo khả năng tình dục và sinh sản.
Khi phát hiện có một khối đặc bất thường trong bìu, cho dù không gây đau cũng cần đến bệnh có chuyên khoa về nam học gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cần đảm bảo các biện pháp bảo hộ khi chơi các môn thể thao nguy hiểm. Duy trì lối sống và sinh hoạt tình dục lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách. Các phương pháp chẩn đoán và liệu pháp điều trị ung thư tinh hoàn có hiệu quả đến mức độ nào, việc phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh vẫn đóng vai trò quan trọng.
THÁI HÀ
Theo Tiền phong
Nhiều nam giới còn trẻ đã 'mất đạn' vì bệnh nguy hiểm
Nhiều chàng trai tuổi còn rất trẻ, chưa kịp lập gia đình đã choáng váng khi được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn buộc phải phẫu thuật.
Ung thư tinh hoàn là căn bệnh ít gặp những rất nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện, điều trị sớm.
Ảnh minh họa: Internet
Chưa kịp "bắn" đã "mất đạn"
Bệnh nhân N.T.H (19 tuổi, Bảo Lộc) đến phòng khám nam khoa vì trong vài tháng gần đây phát hiện vùng bìu phải có một khối cứng, to dần lên. Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ khoa Nam học phát hiện nam thanh niên bị một khối u tinh hoàn bên phải đã di căn.
Chưa lập gia đình, khi bác sĩ thông báo bị bướu tinh hoàn và khuyên nên đi trữ tinh trùng trước can thiệp điều trị nam thanh niên bàng hoàng nhiều lần hỏi lại bác sĩ vì không tin mình mắc bệnh. Chàng trai trẻ đã rối trí, sợ hãi cao độ dù đã được bác sĩ trấn án, giải thích bệnh. Bệnh nhân sau đó được phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, giải phẫu bệnh sau phẫu thuật là một u tinh hoàn ác tính. Hiện bệnh nhân đang tiếp tục được điều trị với phác đồ hóa trị hỗ trợ tại khoa Ung Bướu để điều trị triệt căn ung thư.
Ung thư tinh hoàn được xem là bệnh ít gặp, theo y văn chỉ chiếm khoảng 1% ung thư ở nam giới. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Bình Dân chỉ tính riêng trong năm 2017 và 2018, khoa Nam học đã tiếp nhận điều trị hơn 150 trường trường hợp ung thư tinh hoàn, hầu hết người bệnh đều trong độ tuổi rất trẻ.
ThS.BS Trần Đoàn Thiên Quốc cho hay, ung thư tinh hoàn thường có các triệu chứng, bệnh nhân sờ thấy một khối cứng, đặc trong bìu, không đau. Khi ung thư đã di căn đến các cơ quan khác bệnh nhân thường bị đau tinh hoàn, vú to lên, đau lưng, đau hông. Ung thư tinh hoàn gây giảm sức khoẻ, giảm chất lượng sống, hiếm muộn, nguy cơ tử vong. Độ tuổi trung bình của các trường hợp bướu tinh hoàn tại Bệnh viện Bình Dân chỉ ngoài 30, trong đó nhiều trường hợp người bệnh là những nam thanh niên mới từ 16 đến 19 tuổi.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ của ung thư tinh hoàn ngày càng tăng trong vài thập kỷ qua. Nguy cơ bị ung thư tinh hoàn tăng cao khi người bệnh có tinh hoàn ẩn (tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng), tinh hoàn bị teo, tiền sử gia đình có cha, anh em trai bị ung thư tinh hoàn và người mẹ trong lúc mang thai sử dụng các thuốc nội tiết (DES, estrogen).
Có thể chữa khỏi được ung thư tinh hoàn hay không?
Để chẩn đoán ung thư tinh hoàn, người bệnh cần được thăm khám tổng quát và chuyên sâu nam khoa, thực hiện các xét nghiệm máu tìm chất đánh dấu ung thư (tumor marker), siêu âm bụng, siêu âm đàn hồi mô, chụp cộng hưởng từ (MRI). Nếu bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản, mong muốn có con sẽ làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu về sinh sản, tinh dịch đồ và được hướng dẫn trữ tinh trùng trước khi điều trị.
Phẫu thuật cắt tinh hoàn có chứa bướu là phương pháp chính trong điều trị ung thư tinh hoàn. Sau phẫu thuật, tuỳ thuộc vào kết quả giải phẫu bệnh bác sĩ sẽ quyết định việc bệnh nhân có cần phối hợp hoá trị và xạ trị hay không. Ung thư tinh hoàn nếu được phát hiện và điều trị sớm tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư tinh hoàn lên tới 95%.
Dẫn chứng cho vấn đề trên ThS.BS. Trần Đoàn Thiên Quốc cho biết: thống kê tại Mỹ năm 2018 có 8.500 trường hợp ung thư tinh hoàn mới mắc, nhưng chỉ có 350 trường hợp tử vong. Điều đó cho thấy ung thư tinh hoàn có khả năng được chữa lành cao so với các loại ung thư khác. Sự chủ quan và chần chừ thường là nguyên nhân khiến người bệnh ung thư tinh hoàn đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn trễ, gây khó khăn cho việc điều trị. Ngoài ra, bác sĩ lưu ý thực tế có nhiều bệnh nhân chủ quan nghĩ rằng phẫu thuật cắt u là đã hết bệnh nên lơ là việc theo dõi tái khám, cho đến khi u tái phát hoặc di căn xa mới đi khám lại thì đã muộn, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, bác sĩ khuyến cáo nam giới, nhất là những người trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi, cần tự kiểm tra tinh hoàn bằng cách nắn nhẹ hai bên bìu ít nhất 1 lần/tháng. Đây là phương pháp theo dõi đơn giản và dễ áp dụng. Khi phát hiện có một khối đặc bất thường trong bìu, cho dù không gây đau cũng cần đến bệnh viện có chuyên khoa về nam học gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo Dân trí
Bàng hoàng khi nghe bác sĩ khuyên... đi trữ tinh trùng "Hãy đi trữ tinh trùng", nhiều nam giới trẻ, thậm chí chỉ vừa 19-20 tuổi, bàng hoàng khi nghe lời khuyên này của bác sĩ vì được chẩn đoán bị ung thư tinh hoàn. Bác sĩ phẫu thuật điều trị ung thư tinh hoàn cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng ung thư tinh hoàn thường...