Phát hiện sớm ung thư ruột già tăng hiệu quả điều trị
Các nghiên cứu cho thấy ung thư ruột già có xu hướng gia tăng ở những nước đang phát triển, khu vực châu Á, do mức sống tăng cao nên chế độ ăn có nhiều thịt và chất béo.
Ông Nguyễn Vĩnh Tường đang chuẩn bị thực hiện nội soi đại tràng
Tại một số nước phát triển, việc tầm soát sớm ung thư ruột già ở nhóm người có nguy cơ cao đã được đưa vào chương trình y tế quốc gia. Riêng tại VN, việc nhận thức các dấu hiệu cảnh báo và ý thức tầm soát sớm bệnh lý này vẫn chưa cao.
Cần nắm rõ các yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Ung thư ruột già (còn gọi là ung thư đại tràng) là một trong những loại ung thư thường gặp nhất. Nếu ở nam giới, ung thư đại tràng đứng sau ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt, thì ở nữ giới ung thư này chỉ xếp sau ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Nguyên nhân gây ung thư đại tràng không chỉ do môi trường sống, thói quen ăn uống mà còn do sự thiếu ý thức trong việc phòng ngừa và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh. Các nguy cơ được chia thành 3 nhóm dựa trên các yếu tố:
- Độ tuổi: cụ thể là những người từ 50 tuổi trở lên. Điều này có nghĩa khi bước vào tuổi trung niên đồng nghĩa với việc bạn trở thành thành viên của nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng, cho dù là nam hay nữ.
- Di truyền: nếu gia đình bạn (bố, mẹ, anh, chị ruột) có người đã từng bị ung thư đại tràng, thì bạn cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao của bệnh; hoặc trong quá khứ, bạn đã từng tiến hành cắt polyp hay từng bị viêm loét đại tràng…
- Các dấu hiệu về những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Nếu bạn thường bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc là người “nhạy cảm” về đường ruột với các loại thức ăn hoặc thức uống… hay tự nhiên bạn thay đổi thói quen đi vệ sinh (thay vì một lần mỗi ngày, bây giờ nhiều lần trong ngày hoặc nhiều ngày mới đi, hoặc tiêu chảy, táo bón thường xuyên), đi tiêu ra máu, có cảm giác mót rặn sau khi đi tiêu, sụt cân, thiếu máu không rõ nguyên nhân… thì có khả năng bạn sẽ bị xếp vào nhóm nguy cơ cao.
Video đang HOT
Phát hiện sớm ung thư đại tràng tăng hiệu quả điều trị
Đa số ung thư đại tràng phát triển từ các polyp đại tràng. Polyp là các bướu thịt lành tính có yếu tố di truyền, xuất phát từ thành của lòng ruột nhưng có thể từ từ phát triển thành ung thư (90% ung thư đại tràng phát triển từ polyp). Vấn đề quan trọng nhất là ngăn chặn bệnh lý này từ khi chỉ mới là polyp lành tính. Khi triệt hạ sớm yếu tố này, việc phòng ngừa ung thư đại tràng trở nên vô cùng đơn giản. Ông Nguyễn Vĩnh Tường, hội viên Hội Tiêu hóa gan mật Mỹ, Tổng giám đốc Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ cho biết: “Triệu chứng của ung thư đại tràng rất mơ hồ, từ không có triệu chứng cho đến các triệu chứng không điển hình. Ví dụ: đau bụng, thay đổi thói quen đi vệ sinh, đi tiêu ra máu… Cần lưu ý: ung thư đại tràng chảy máu là rất ít và kín đáo, nhưng kéo dài người bệnh sẽ bị thiếu máu, cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Do đó, nếu đợi đến khi có triệu chứng rõ ràng thì thường bệnh đã ở giai đoạn muộn”.
Việc nhận biết yếu tố nguy cơ để tầm soát ung thư đại tràng có vai trò quan trọng trong việc điều trị. Tuy nhiên, chương trình tầm soát tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ bị ung thư đại tràng của từng trường hợp. Bạn nên thảo luận với bác sĩ khi khám sức khỏe tổng quát hằng năm nhằm xác định yếu tố nguy cơ của bản thân. Nếu bạn có một trong các yếu tố nguy cơ kể trên, hoặc bản thân cũng từng bị một loại ung thư nào đó thì nên nội soi đại tràng khi qua 40 tuổi hoặc sớm hơn nếu trong gia đình có người thân bị ung thư đại tràng trước 40 tuổi.
Soi đại tràng là phương pháp giúp bác sĩ tầm soát polyp đại tràng hữu hiệu. Đây là một thủ thuật đơn giản, diễn ra khoảng 30 phút, áp dụng phương pháp “gây ngủ nhẹ” giúp cho người bệnh giảm tối thiểu sự khó chịu và mau hồi phục. Trong khi soi nếu có polyp, bác sĩ sẽ dùng máy đốt điện (nối với một dây đốt luồn vào ống soi) cắt trọn polyp, như vậy bạn sẽ được ngăn ngừa khỏi ung thư đại tràng. Nội soi chỉ đạt yêu cầu khi bác sĩ đủ trình độ và tay nghề để phát hiện và cắt bỏ polyp, nếu không, việc nội soi chỉ đạt 50%.
Đặng Nguyễn
Theo TNO
Mỡ thừa gây hại cho các cơ quan quan trọng như thế nào?
Mô mỡ thừa trong cơ thể cũng cần có ô xi để sống. Điều này có nghĩa là tim sẽ phải huy động thêm các mạch máu để đưa máu giàu ô xi tới những mô này.
1. Tim
Ngoài ra, càng nhiều mỡ tích tụ bên trong động mạch thì động mạch sẽ càng cứng. Thành mạch máu dày hơn khiến cho khoảng lưu thông của máu càng trở nên hẹp lại, vì thế để duy trì cùng một áp lực tim sẽ phải làm việc vất vả hơn.
Xơ vữa động mạch - tình trạng cứng của thành động mạch - hay gặp ở người béo phì hơn gấp 10 lần so với người khỏe mạnh.
Không còn nghi ngờ gì nữa: tim sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất từ bệnh béo phì. Bản thân cơ tim phải làm việc vất vả hơn; nguy cơ huyết khối tăng cao; và nhìn chung tuần hoàn máu trong khắp cơ thể đều bị ảnh hưởng.
2. Đại tràng
Các nhà nghiên cứu chưa thấy mối liên quan mạnh mẽ giữa béo phì và đa số các bệnh ung thư - ngoại trừ ung thư đại tràng. Ở cả nam và nữ bị béo phì, ung thư đại trực tràng đều hay gặp một cách đáng ngạc nhiên. Có thể có 2 lý do giải thích cho tình trạng này.
Lý do thứ nhất bao gồm chế độ ăn nhiều thịt chế biến sẵn và thịt đỏ, một yếu tố hay gặp ở bệnh nhân bị polyp đại tràng - dấu hiệu sớm tiềm tàng của ung thư đại tràng.
Yếu tố thứ hai là tăng nồng độ insulin hoặc các yếu tố tăng trưởng liên quan với insulin. Vẫn chưa rõ chính xác tại sao những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh ung thư. Nhưng căn cứ vào mối liên quan phức tạp giữa hệ tiêu hóa và các rối loạn miễn dịch - 70% vi khuẩn của cơ thể sống trong ruột - nên những tác dụng phụ của béo phì có thể giải thích cho mối liên quan này, ít nhất là phần nào.
3. Não
Mối liên quan giữa cơ thể và trí óc không phải là mới, nhưng khoa học vẫn đang tiếp tục bổ sung. Nghiên cứu năm 2010 thấy rằng chức năng nhận thức có mối liên quan nghịch với béo phì trên các thông số.
Một giả thiết được đưa ra là sự thoái hóa của chất trắng xung quanh các sợi thần kinh trong não, nơi gửi tín hiệu tới các cơ quan.Lớp vỏ chất trắng này được thấy là bị tổn thường nhiều hơn ở não của người bệnh béo phì.
4. Da
Rất dễ quên mất là béo phì có thể gây tổn thương da đến mức nào, và trái với quan niệm thông thường, những tác hại về thẩm mỹ như vết rạn da không phải là hậu quả duy nhất.
Sự thay đổi về hoóc môn có thể gây bệnh gai đen - một bệnh khiến da dày và sạm đen; da bị sưng và giãn có thể gây đỏ và kích ứng - gọi là viêm da ứ máu; và chức năng tĩnh mạch kém có thể dẫn tới loét, hay gặp nhất ở cổ chân là hậu quả của thiếu máu.
Việc duy trì làn da khỏe mạnh không chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Lớp ngoài của da là rào chắn cơ bản nhất ngăn cách với dòng máu, có nghĩa đây cũng là "người canh cửa" đối với các mầm bệnh. Lớp da che phủ bị kéo giãn có thể đưa tới những bệnh rất nghiêm trọng mà nguyên nhân là do khối cơ thể đã vượt quá khả năng đàn hồi của da.
5. Phổi
Giống như các động mạch xung quanh tim, phổi phải đối mặt với nguy cơ lớn khi có mỡ thừa. Nghiên cứu năm 2010 cho thấy lượng mô mỡ lớn sẽ làm giảm dung tích của phổi. Bản thân tình trạng này gây nguy cơ thông khí phổi kém đáng kể, đồng thời làm nặng thêm các bệnh hô hấp đang có hoặc gây ra những tác dụng phụ ngay cả ở người không bị bệnh.
Chức năng phổi kém có nghĩa là các mạch máu không nhận được đủ ô xi. Tương tự, người béo phì có nguy cơ bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao hơn nhiều do với người không béo phì, càng hạn chế lượng ô xi mà cơ thể nhận được. Thở ban ngày đã khó, ban đêm tình trạng suy hô hấp có thể khiến người bệnh đột tử. Các nhà khoa học đang nghiên cứu một thiết bị phát những xung điện nhỏ vào lưỡi để giải phòng chỗ tắc nghẽn mà không làm cho người bệnh thức giấc.
Theo Dân trí
Để ruột già luôn 'trẻ' Ruột già (large intestine) có vai trò không hề nhỏ nhưng lại thường hay bị lãng quên Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái tác động tốt đối với ruột giàẢnh: Tấn Thạnh Mỗi một mô trong cơ thể sẽ được nuôi dưỡng bằng máu vốn được cung cấp từ hệ thống ruột. Khi ruột bị "ô nhiễm", máu cũng sẽ bị...