Phát hiện sớm chứng suy tim nhờ bệ bồn cầu thông minh
Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo loại bệ bồn cầu thông minh được tích hợp các bộ cảm biến có khả năng ghi nhận nhịp tim, huyết áp và nồng độ oxy qua đôi chân của người ngồi. Nhờ vậy, thiết bị giúp phát hiện các dấu hiệu suy tim trước khi các triệu chứng này xuất hiện.
Điều may mắn là ngày càng có nhiều cách để phát hiện sớm chứng suy tim ở người.
Thiết bị được đặt vừa vặn phía trên bệ bồn cầu thông thường, chạy bằng pin, không thấm nước và không đòi hỏi bất kỳ thiết lập nào từ bệnh nhân. Giá bán mỗi cái là 1.500 bảng, tương đương 45,4 triệu đồng – một số tiền không phải là nhỏ nhưng sản phẩm được kỳ vọng có thể giúp các bệnh viện tiết kiệm được tiền bạc và cải thiện sức khỏe của người sử dụng.
Thiết bị chạy bằng pin, không thấm nước và không đòi hỏi bất cứ sự thiết lập nào từ người sử dụng.
Các nhà phát minh tại Học viện Công nghệ Rochester (Mỹ) tuyên bố sản phẩm của họ có thể cứu sống hàng triệu người và giúp dễ dàng theo dõi bệnh nhân có nguy cơ với thông tin chính xác, theo thời gian thực. Ngoài ra, họ còn hy vọng thiết bị sẽ giúp giảm bớt tỷ lệ bệnh nhân nhập viện.
Suy tim không có nghĩa là tim bạn đã ngừng hoạt động – nó chỉ cần một số hỗ trợ để hoạt động tốt hơn. Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người lớn tuổi.
Suy tim có xu hướng trở nên xấu thêm theo thời gian. Nó thường không thể được chữa khỏi nhưng các triệu chứng thường có thể được kiểm soát trong nhiều năm.
Video đang HOT
Các triệu chứng chính của suy tim là khó thở sau khi hoạt động hoặc khi nghỉ ngơi; cảm thấy mệt mỏi hầu hết thời gian và thấy mệt mỏi khi tập thể dục; mắt cá chân và chân bị sưng.
Một số người cũng gặp các triệu chứng khác, như ho dai dẳng, nhịp tim nhanh và chóng mặt. Các triệu chứng có thể phát triển nhanh chóng (suy tim cấp tính) hoặc dần dần sau vài tuần hoặc vài tháng (suy tim mạn tính).
Theo kết quả thống kê, khoảng 25% số bệnh nhân suy tim nhập viện trở lại trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện trong khi 45% số bệnh nhân trở lại bệnh viện trong vòng sáu tuần sau khi được về nhà. Giờ đây, bằng cách theo dõi bệnh nhân tại nhà – và không đòi hỏi họ làm bất cứ điều gì khác ngoài những gì diễn ra tự nhiên – bác sĩ có thể theo dõi họ sát sao hơn. Điều này cũng làm giảm nguy cơ xảy ra lỗi nếu bệnh nhân tự ý theo dõi bản thân bằng các thiết bị khác.
Dữ liệu thu thập từ bệ bồn cầu thông minh, được tích hợp kết nối Wi-Fi, có thể được truyền tự động đến bác sĩ nếu cần thiết để họ có thể quyết định liệu có ai đó cần sự điều trị hay không. “Hệ thống này có tiềm năng giải quyết nhiều thách thức đến từ việc giám sát tại nhà”, các nhà phát minh đánh giá trong một bài viết trên tạp chí JMIR mHealth.
Bệ bồn cầu thông minh sau khi lắp đặt xong không khác gì mấy so với các loại thông thường.
Họ nói rằng thiết bị có thể thuyết phục mọi người tự thực hiện các phép đo đáng tin cậy bởi mọi chuyện diễn ra tự nhiên, không đòi hỏi họ tốn thêm chút công sức nào. “Một thiết bị như vậy có thể cho phép các hướng tiếp cận và khả năng mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch và không chỉ giới hạn ở những người bị suy tim”, các nhà phát minh nói thêm. Nếu thành công, bước đi này có tiềm năng giúp ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe giảm gánh nặng suy tim và bệnh tim mạch, cũng như cải thiện được chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Bệ bồn cầu trên được cho là sẽ giúp quá trình giám sát diễn ra chủ động hơn bằng cách theo dõi bệnh nhân trước khi các triệu chứng xuất hiện, thay vì phản ứng sau khi ai đó đã đổ bệnh. Trong khi đó, chân có thể là một vị trí tốt cho hoạt động theo dõi này bởi động mạch chủ – động mạch lớn nhất của cơ thể – chạy vào đùi.
Suy tim là một tình trạng nghiêm trọng trong đó tim không thể bơm máu đi khắp cơ thể. Thiết bị nói trên có thể tìm kiếm những dấu hiệu của tình trạng này bằng cách ghi nhận những yếu tố như khi nào lượng oxy trong máu thấp, huyết áp cao… Nếu không được điều trị, suy tim có thể gây khó thở, mệt mỏi và chóng mặt. Tình trạng này còn làm gia tăng nguy cơ tổn thương thận, gan hoặc khiến tim thêm tổn hại.
Công ty Heart Health Intelligence hiện tiến hành cuộc thử nghiệm bồn cầu thông minh nói trên với 150 bệnh nhân tim được cho xuất viện ở Mỹ.
Minh Huy
Theo Daily Mail
Mỹ lo ngại các nghiên cứu khoa học lọt vào tay Trung Quốc
Một trong những trường y hàng đầu của Mỹ đã dừng các chương trình trao đổi giữa các nhà khoa học vì lo ngại thông tin từ cuộc nghiên cứu của trường có thể bị lọt vào tay các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.
Trường Y Đại học Johns Hopkins (Ảnh: SCMP)
Trường Y thuộc Đại học Johns Hopkins, một trong những trường đào tạo y học hàng đầu của Mỹ, đã dừng chương trình trao đổi dành cho các nhà khoa học để tuân thủ cuộc điều tra về việc liệu các nhà khoa học tại Mỹ có chia sẻ các kết quả nghiên cứu với các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc hay không.
Quyết định dừng chương trình trên đã ảnh hưởng tới các nhà khoa học của nhiều quốc gia - những người đã lên kế hoạch tiến hành các cuộc nghiên cứu tại trường Y Johns Hopkins. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu về "Kế hoạch hàng nghìn người tài" của Trung Quốc, mục đích khiến trường Y của Mỹ dừng chương trình trao đổi chủ yếu nhằm vào các nhà khoa học Trung Quốc và chương trình tuyển dụng các tài năng khoa học của Bắc Kinh.
"Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Trường Y Johns Hopkins đã tạm thời dừng việc tiếp nhận các nhà khoa học vì lo ngại những mối đe dọa do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đưa ra về nghiên cứu y sinh và nguy cơ mất quyền sở hữu trí tuệ", SCMP dẫn thông báo của Bệnh viện Johns Hopkins gửi Khoa Thần kinh hồi cuối tháng 10.
"Trường Johns Hopkins sẽ không đón bất kỳ nhà khoa học nào (ngoài những người đã ở đây) cho đến khi NIH cảm thấy rằng chúng ta có thể an toàn khi cho phép người nước ngoài tham gia vào các cuộc nghiên cứu do chính phủ bảo trợ", thông báo cho biết thêm.
Theo một nhà nghiên cứu y sinh Trung Quốc tại Mỹ, quyết định của trường Johns Hopkines sẽ ảnh hưởng tới "1.000 nhà khoa học", trong đó có nhiều người từ Trung Quốc.
"Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ là cần thiết, tuy nhiên việc dừng chương trình này không giúp ích cho nghiên cứu khoa học vì điều này cần đến sự hợp tác quốc tế", nhà nghiên cứu tên Zhang chia sẻ.
Nhà khoa học làm việc tại trung tâm ung thư tại bệnh viện Johns Hopkins. (Ảnh: AFP)
Chương trình tuyển dụng nhân tài khoa học của chính phủ Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận và các cơ quan tại Mỹ ngày càng xem xét cẩn trọng các chương trình của Trung Quốc mà họ nghi là được thiết kế để đánh cắp các công nghệ cũng như sở hữu trí tuệ của Mỹ. Một chương trình nổi bật nhất của chính phủ Trung Quốc là "Kế hoạch hàng nghìn người tài" do Bắc Kinh khởi động từ năm 2008 nhằm thu hút các nhà khoa học Trung Quốc được đào tạo hoặc làm việc ở nước ngoài trở về quê nhà.
Chương trình này đã thu hút hơn 7.000 nhà nghiên cứu, chủ yếu sống ở Mỹ, quay về Trung Quốc. Họ được "trả công" bằng các vị trí công việc tốt tại Trung Quốc và các khoản trợ cấp nghiên cứu hậu hĩnh. Nhiều nhà nghiên cứu thuộc chương trình này vẫn duy trì các mối liên hệ ở nước ngoài trong khi làm việc bán thời gian tại Trung Quốc.
Hồi tháng 8, NIH, cơ quan tài trợ nghiên cứu lớn nhất của Mỹ, bắt đầu điều tra về việc liệu những người được nhận trợ cấp tại Mỹ có chia sẻ các kết quả nghiên cứu của họ với chính phủ nước ngoài hay không. Giám đốc NIH Francis Collins đã gửi thư tới hơn 10.000 viện nghiên cứu để kêu gọi rà soát lại vấn đề này.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Tiến trình thay đổi cơ thể sau khi bạn cai thuốc lá Sau hai tuần, chức năng phổi tăng 30%; 6 tháng sau ho ra nhiều đờm; 5 năm sau nguy cơ ung thư phổi giảm 50% so với hút thuốc. Theo HL, khi hút thuốc, hàng nghìn hóa chất sẽ xâm nhập vào cơ thể của con người gây hại không chỉ cho phổi mà còn là trái tim và nhiều bộ phận khác...