Phát hiện sốc từ Sao Hỏa: “Nhện” khổng lồ cạnh Thành phố Inca
Tàu Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa chụp được thứ mà các nhà khoa học gọi là “ nhện Sao Hỏa”.
“Thay vì là những con nhện thực sự, “nhện Sao Hỏa” hình thành khi ánh nắng mùa xuân chiếu lên các lớp carbon dioxide lắng đọng trong những tháng mùa đông đen tối” – tờ Sci-News dẫn lời nhóm điều hành sứ mệnh Mars Express của ESA.
Các hình ảnh này được tàu vũ trụ của châu Âu ghi lại khi bay qua vùng gần cực Nam của Sao Hỏa, ngay “ngoại ô” của một khu vực có biệt danh là Thành phố Inca.
Thành phố Inca được bao vây bởi các vùng dày đặc điểm tối – Ảnh: ESA
“Nhện Sao Hỏa” hình thành nhờ một quá trình đặc biệt, khi ánh nắng khiến lớp băng carbon dioxide ở dưới cùng biến thành khí, sau đó tích tụ lại trong mùa đông.
Video đang HOT
Sau đó, khí bùng nổ tự do khi mùa xuân tràn về trên hành tinh đỏ, kéo vật chất tối màu hơn lên bề mặt khi nó di chuyển và làm vỡ các lớp băng dày tới một mét bên trên.
Khí đầy bụi đen này bắn lên, chúng cũng tỏa ra qua các vết nứt trên băng như một đài phun nước trước khi lắng xuống thành những điểm tối có chiều rộng 45 m đến 1 km.
Nếu soi rõ hơn bên dưới các điểm tối, chúng ta sẽ thấy được các họa tiết hình con nhện quỷ dị.
Bên cạnh “tổ nhện” này, Thành phố Inca cũng được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tất nhiên Thành phố Inca của Sao Hỏa không phải do con người xây dựng, mà là các cấu trúc tự nhiên vô tình được tạo hình y hệt di tích của người Inca ở Trái Đất.
Tên chính thức là Angustus Labyrinthus, Thành phố Inca được phát hiện vào năm 1972 bởi tàu thăm dò Mariner 9 của NASA.
“Chúng tôi vẫn không chắc chắn chính xác Thành phố Inca hình thành như thế nào. Có thể các cồn cát đã biến thành đá theo thời gian. Có lẽ các vật chất như magma hoặc cát đang thấm qua các mảng đá bị nứt. Hoặc các rặng núi có thể là cấu trúc uốn lượn liên quan đến sông băng” – các nhà khoa học cho biết.
Các “bức tường” của Thành phố Inca dường như là một phần của một vòng tròn lớn, đường kính 86 km.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng Thành phố Inca nằm trong một miệng hố va chạm lớn được hình thành khi một tảng đá từ không gian đâm vào bề mặt hành tinh.
Tác động này có thể khiến các đường đứt gãy gợn sóng khắp vùng đồng bằng xung quanh, sau đó chứa đầy dung nham dâng cao và bị bào mòn theo thời gian, kiến thiết nên cấu trúc kỳ lạ.
NASA phát hiện tảng đá giống xương khổng lồ trên sao Hỏa
Tàu thám hiểm robot Curiosity Rover của NASA phát hiện tảng đá sao Hỏa trông giống xương động vật biển cổ đại.
Việc khám phá sự sống trên các hành tinh khác là nỗ lực then chốt thúc đẩy hành trình khám phá không gian của nhân loại, nhằm tìm ra một hành tinh nào đó từng có sự sống trong quá khứ, biến chúng trở thành ngôi nhà mới của nhân loại trong tương lai. Khi nói đến câu chuyện này, sao Hỏa thường được chú ý nhiều nhất.
Khi tàu robot tự hành Curiosity Rover đang thám hiểm miệng núi lửa Gale trên Hỏa tinh, thiết bị đã phát hiện ra vật thể lạ. Camera của tàu đã chụp được ảnh vật thể có nét giống một bộ xương hóa thạch đến kinh ngạc. Trong bức ảnh, một phần cấu trúc bộ xương ẩn trong đất, phần còn lại nổi lên trên bề mặt trong lòng miệng núi lửa Gale.
Hình ảnh thô được chụp từ thiết bị Mast Cam của Curiosity Rover. (Ảnh: NASA)
Nhiều người trong cộng đồng thiên văn trực tuyến đã chia sẻ quan điểm về cấu trúc lạ này trên mạng xã hội X (trước đây gọi là Twitter). Một số người cho rằng, nó giống xương cá hoặc cành cây linh sam.
Vị trí của khối đá giống xương hóa thạch này cũng rất thú vị, nó nằm trong lòng miệng núi lửa Gale. Trước đây, người ta cho rằng bề mặt sao Hỏa từng chứa lượng nước lớn trong quá khứ. Miệng núi lửa Gale là một trong những hồ nước lớn nhất trên sao Hỏa, trước khi nó cạn kiệt cách đây khoảng 3,5 đến 3,8 tỷ năm trước.
Vậy nên, việc tìm thấy tảng đá hình xương này trong lòng hồ khô càng làm tăng thêm giả thuyết rằng, nó thuộc về một loài động vật biển cổ đại. Thậm chí, một cư dân mạng khác còn ví von nó như xương của một con rồng cuộn tròn.
Nathalie A. Cabrol, một nhà sinh vật học vũ trụ, khẳng định đây là tảng đá kỳ lạ nhất mà bà từng thấy trong 20 năm nghiên cứu về sao Hỏa. Theo bà, có cách lý giải chính đáng hơn cho bộ xương này trên sao Hỏa, tất cả là do gió khắc nghiệt sao Hỏa, kết hợp với dòng chảy mạnh của nước đã tạo hình nên hình thù kỳ lạ này.
Nathalie A. Cabrol giải thích rằng, trong một khoảng thời gian đủ dài sự xói mòn này có thể tạo ra đủ dạng hình học mà con người dễ dàng liên tưởng.
Cơ may nào cho Trái đất khi Hệ Mặt trời sụp đổ? Một ngày nào đó, Mặt trời sẽ chết. Ngôi sao rực rỡ của chúng ta - Mặt trời không thể tồn tại mãi mãi. Mặt trời sớm muộn cũng hóa thành sao đỏ khổng lồ Sau hàng tỉ năm tỏa sáng nhờ phản ứng nhiệt hạch, các nguyên tố cung cấp năng lượng cho phản ứng tổng hợp của Mặt trời sẽ cạn...