Phát hiện sọ “người ngoài hành tinh” ở Mexico
Các nhà khảo cổ Mexico hôm 18/12 vừa tiết lộ một sọ người có hình dạng giống như người ngoài hành tinh.
Hộp sọ được tin là có niên đại 1.000 năm được tìm thấy gần ngôi làng nhỏ Onavas ở Mexico. Theo các nhà khoa học đây là hiện vật đầu tiên ở khu vực này được phát hiện, cho thấy dấu vết của tục bó sọ trong quá khứ.
“Tục lệ bó sọ nhằm thay đổi hình dạng phần đầu trong văn hóa Trung Mỹ được dùng để phân biệt các nhóm người trong xã hội”, nhà khảo cổ học Cristina Garcia Moreno – người đứng đầu dự án nghiên cứu cho biết.
Một trong 13 cá thể được phát hiện trong ngôi mộ Mexico. Ảnh: INAH
“Chúng tôi khai quật được 25 cá thể trong khu mộ, trong đó có 13 cá thể có dấu hiệu biến dạng hộp sọ và 5 cá thể còn bị mài răng. Phát hiện đặc thù này cho thấy một số truyền thống của những nhóm người ở miền bắc Mexico”, bà Moreno nói.
Theo tạp chí Past Horizons, một số cá thể được tìm thấy trong phần mộ dùng các đồ trang sức như vòng đeo tay, vòng mũi, bông tai, mặt dây chuyền được làm từ vỏ được tìm thấy ở Vịnh California và trong một phần mộ còn có một cái mai rùa đặt rất cẩn thận.
Video đang HOT
“Việc sử dụng các đồ trang trí làm từ vỏ sò biển từ Vịnh California chưa bao giờ được tìm thấy trước đây trong lãnh thổ Sonoran và khám phá này đã mở rộng giới hạn ảnh hưởng của người Trung Mỹ xa hơn về phía bắc so với những ghi nhận trước đây”, bà Moreno nói trong một đoạn video đăng tải trên YouTube.
Lịch sử tục lệ bó đầu
Tục bó đầu là hoạt động thường được thực hiện để biểu thể hiện sự liên kết nhóm hoặc là cách để chứng minh địa vị xã hội.
Những ghi nhận đầu tiên về tục lệ này xuất hiện trong tài liệu từ năm 400 trước công nguyên của Hippocrates mặc dù có những thông tin cho rằng người Neanderthal có thể đã thực hành kỹ thuật này trước đó.
Hoạt động này thường được thực hiện trên trẻ sơ sinh bởi hộp sọ của chúng lúc bấy giờ có thể dễ dàng định hình lại.
Phương pháp bó sọ thường được thực hiện như sau: Các tấm gỗ được ép vào đầu để cố định hộp sọ của đứa trẻ 1 tháng tuổi và liên tục suốt 6 tháng sau đó.
Tuy nhiên, phương pháp bó sọ này cực kỳ nguy hiểm và các nhà nghiên cứu tin rằng đã có rất nhiều trường hợp chết thảm.
Theo 24h
Bí mật hài cốt người Việt nguyên thủy
Cách khâm liệm độc đáo - đặt ốc biển vào hốc mắt người chết được các nhà khảo cổ, Viện Khảo cổ học Việt Nam phát hiện tại hang Phia Vài (Na Hang - Tuyên Quang) đã hé lộ những bí mật về cách thức mai táng của người nguyên thủy.
Truyền thuyết "ma núi"
PGS.TS Trình Năng Chung - Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết, hang Phia Vài được phát hiện qua truyền thuyết "ma núi" Phia Vài ở khu vực thôn Cốc Ngận, xã Xuân Tân. Người dân bản địa cho rằng, đó là một cái hang thiêng có ma. Đã có nhiều người dân địa phương lạc vào hang rồi để lại những di chứng như tâm thần.
Cũng chính vì thế mà người dân nơi đây coi hang Phia Vài như một nơi thiêng liêng bất khả xâm phạm. Ngay cả trâu bò cũng được người dân trông giữ cẩn thận, không để đi lạc vào khu vực cấm. Đó là nguyên nhân lý giải tại sao hang Phia Vài vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Đưa ốc vào trong hốc mắt.
Phải mất một thời gian dài thuyết phục cùng sự giúp đỡ của chính quyền sở tại, ông Chung và các đồng nghiệp mới vào được hang. Đoàn khảo cổ đã mua xôi, gà, đồ lễ vật và mời thầy Mo về cúng bái để an lòng dân. Đoàn cũng phải rất vất vả để thuê được các công nhân địa phương, phục vụ việc đào bới di chỉ khảo cổ.
Khi đào được hơn 50cm, ông Chung thấy ló ra vài ba đốt đen đen, gần giống xương gà, lợn. Biết là sắp phát lộ bộ hài cốt như lời đồn đại, ông bèn cho nhân công phủ bạt lên để người dân đỡ sợ và nói đùa rằng đó chỉ là xương động vật chết trong hang.
Bật đá tìm di cốt
Theo PGS.TS Trình Năng Chung và GS. Nguyễn Lân Cường, Phia Vài có cửa hang rộng 35m, sâu 11m và trần hang cao 4m. Tiếc rằng, các tảng đá vôi lớn đã bị sập xuống từ trần hang, làm mất đi một diện tích lớn không thể khai quật.
Ở phần còn lại, các nhà khảo cổ đã đào hai hố lớn với diện tích 40m2 và phát hiện được hàng trăm hiện vật, chủ yếu là công cụ ghè, đẽo thô sơ. Khi bộ hài cốt người phát lộ, các nhà khảo cổ rất mừng nhưng cản trở lớn nhất là cột nhũ đá đâm sâu xuống đất chạm vào bộ hài cốt. Sau hàng tuần lễ nghiên cứu, các chuyên gia quyết định cho cưa bỏ phần quách thạch ở phía trên để lấy bộ hài cốt ra. Chỉ cần dựa vào cột nhũ đá ăn sâu xuống đất, các nhà khảo cổ cũng đã đoán được niên đại hài cốt trên 10.000 năm tuổi.
Tiến hành khai quật.
Quách thạch được mở ra, cho thấy bộ hài cốt người nguyên thủy được đặt ở tư thế nằm nghiêng, đầu gối lên đá, chân duỗi thẳng. Căn cứ vào lớp trầm tích đá vôi cứng và công cụ ghè đẽo thô sơ được tìm thấy được chôn theo người chết, ông Chung nhận định di tích Phia Vài mang đặc trưng của văn hóa Hòa Bình giai đoạn sớm niên đại 12 nghìn năm. Đặc biệt, xung quanh di cốt còn phát hiện dấu tích bếp lửa hình tròn và những tảng đá rất to - có lẽ đã được người nguyên thủy dùng làm ghế ngồi trong các sinh hoạt cộng đồng.
Để giúp bộ hài cốt được nguyên vẹn, các nhà khảo cổ đã quyết định để họa sĩ Nguyễn Đình Hiển dùng thủ thuật bó thạch cao ngôi mộ để đưa ra nghiên cứu. Dựa vào độ mòn của răng, độ gắn liền của đường khớp sọ, góc của xương cánh chậu, xương hàm dưới... các nhà khảo cổ kết luận đây là di cốt của một người đàn bà có địa vị trong cộng đồng người nguyên thủy, khoảng từ 45-50 tuổi. Vì xương cánh tay trái còn tương đối nguyên vẹn nên đoàn khảo cổ cũng tính được chiều cao của người này là 1,56m. Đặc biệt, hộp sọ gối lên một thềm đá và có độ hóa thạch khá cao. Ở hàm trên răng cối nhỏ, cối lớn và răng nanh còn nguyên vẹn, chỉ thiếu bộ răng cửa.
Đặt ốc vào hốc mắt
Theo PGS.TS Trình Năng Chung, hài cốt Phia Vài có hộp sọ còn khá nguyên vẹn nhưng do bị cột đá nén ép nên bị bẹp ở phần xương đỉnh và chấm bên phải làm cho hai mỏm chũm và má bên phải bị lệch. Khi các nhà khảo cổ dùng thủ thuật nghề nghiệp để khám phá đã làm lộ dần hai con ốc nằm gọn trong hốc mắt của người đàn bà này.
Theo GS. Nguyễn Lân Cường, đây là loại ốc biển có tên khoa học Cyprea arabica. Con ốc nằm ngửa trong hốc mắt bên trái dài 27,23mm, rộng 16mm. Con ốc trong hốc mắt bên phải dài 21,61mm, rộng 13,13mm.
Cũng theo ông Cường, thời người phụ nữ này còn sống, người ta dùng loại ốc biển này để trao đổi hàng hóa giống như một loại tiền tệ. Trong lúc mai táng, người ta đã đặt lên mỗi mắt một con ốc để khi phần da thịt tiêu đi, con ốc sẽ tụt xuống hốc mắt như thay cho con ngươi.
Dựa vào vị trí của xương tay, xương sườn và chậu hông, GS. Nguyễn Lân Cường cho rằng, đây là di cốt chôn nguyên dạng, chưa qua cải táng. Di cốt thuộc nền văn hóa Hòa Bình, chưa từng được phát hiện. Những hộp sọ có niên đại tương tự phát hiện ở Đông Nam Á cũng không thấy cách khâm liệm đặt ốc vào hốc mắt như ở Phia Vài.
"Di chỉ hài cốt người nguyên thủy ở hang Phia Vài có giá trị rất lớn đối với ngành khảo cổ. Đó là một phát hiện lớn, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bảo tồn di cốt xương người không đơn giản nên phải có sự vào cuộc của các cấp ngành", PGS.TS Trình Năng Chung cho biết.
Theo Dantri
Phát hiện thị trấn tiền sử cổ nhất châu Âu Các nhà khảo cổ ở Bulgaria cho biết đã phát hiện được thị trấn tiền sử lâu đời nhất từng được thấy ở châu Âu. Thị trấn thời tiền sử ở Provadia có nhà hai tầng và tường bảo vệ bao quanh. Cấu trúc có tường kiên cố nằm gần thị trấn Provadia, đông nam Bulgaria thời nay được cho là một trung...