Phát hiện số lượng phần mềm lậu giá trị gần 7 tỷ đồng
Kiểm tra đột xuất tại 12 doanh nghiệp, trong đó có 2 công ty bán máy tính, lực lượng chức năng phát hiện số lượng phần mềm vi phạm có giá trị lên tới gần 7 tỷ đồng.
Thanh tra Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch phối hợp với C50 – Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm, Bộ Công An vừa kiểm tra đột xuất tại 12 doanh nghiệp, trong đó có 2 công ty bán máy tính về việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bản quyền phần mềm máy tính. Theo ước tính của các chủ sở hữu thì số lượng phần mềm vi phạm có giá trị lên tới gần 7 tỷ đồng.
Cụ thể, lực lượng thanh tra Liên ngành đã tiến hành kiểm tra đột xuất hai đơn vị cung cấp máy tính là Công ty TNHH Máy tính Hà nội ( 129- 131 Lê Thanh Nghị, Hà nội) và Công ty TNHH Mua sắm Đệ Nhất Phan Khang (431A Hoàng Văn Thụ, Quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh).
Tại công ty TNHH Máy tính Hà nội, Đoàn Thanh tra đã kiểm tra 16 máy tính đang hoạt động; 45 CPU và tìm thấy 60 phần mềm văn phòng chủ yếu của Microsoft ( Window 7, Microsoft Office) được doanh nghiệp này cài bất hợp pháp trong các CPU để bán cho khách hàng. Tương tự, tại Công ty TNHH Mua sắm Đệ Nhất Phan Khang , Thanh tra liên ngành đã tìm thấy 86 phần mềm văn phòng của Microsoft như Window XP, Office ( 2003, 2007), Window 7 không có bản quyền được cài đặt trong 49 máy tính.
Kiểm tra việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm tại một DN
Trước đó, hàng loạt các cuộc thanh tra đã được Thanh tra Bộ VHTT & DL, C50 và Lưc lượng Công An kinh tế địa phương tiến hành tại 10 doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp lớn trên toàn quốc từ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương và Long An.
Trong số 10 doanh nghiệp được kiểm tra, có 2 doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc, còn lại 8 doanh nghiệp vi phạm với số lượng phần mềm bất hợp pháp khác nhau.
Video đang HOT
Theo tiết lộ từ Đoàn thanh tra liên ngành, trong đợt thanh tra này Đoàn đã kiểm tra 669 máy tính, 45 CPU và phát hiện 910 phần mềm vi phạm các loại. Các phần mềm vi phạm chủ yếu được tìm thấy là các phần mềm văn phòng phổ biến của Microsoft như Office 2007, Window XP, Office Enterprise , Window 7; phần mềm Từ điển Lạc Việt ( MTD 2002, 2005); các phần mềm chuyên dụng cho thiết kế, đồ họa của Autodesk như AutoCAD; các phần mềm của Adobe như Acrobat, Photoshop; các phần mềm của Symantec như Antivirus và nhiều phần mềm khác.
Trong đó, có những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn với số lượng công nhân rất đông, sản phẩm của các doanh nghiệp này được xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế. Điều đáng nói là các doanh nghiệp này đều nắm rõ luật Sở hữu trí tuệ nhưng vẫn cố tình vi phạm để tăng lợi nhuận phi pháp cho doanh nghiệp mình.
Từ năm 2012, Chương trình Hợp tác bảo vệ quyền tác giả máy tính gồm Cục bản quyền tác giả; Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch và Liên minh phần mềm doanh nghiệp BSA đã có một số hoạt động phối hợp với Phòng Thương mại Đài Loan tại Việt Nam gặp gỡ hàng trăm công ty Đài Loan đang kinh doanh tại Việt Nam để cập nhật những điều luật mới nhất liên quan đến bản quyền phần mềm của Việt Nam…
Tuy nhiên, một số các doanh nghiệp Đài Loan có tiềm lực tài chính mạnhnhư Công ty TNHH RK Resources có trụ sở tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và Công ty TNHH Diamond Việt Nam có trụ sở tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, tỉnh Bình Dương vẫn cố tình vi phạm, đi ngược lại với chủ trương của chính phủ Việt Nam là tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các doanh nghiệp.
Ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh Tra Bộ VH – TT và DL cho biết, không chỉ doanh nghiệp sử dụng phần mềm mà các đơn vị cung cấp phần mềm đều nằm trong diện thanh tra đột xuất của Chính phủ. Trong năm nay, thanh tra Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động này như thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm.
Theo Dantri
Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu báo cáo vụ tạm giữ 2 tấn bạch tuộc
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, vừa yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương báo cáo toàn bộ diễn biến, quá trình giải quyết vụ tạm giữ 2 tấn bạch tuộc gây xôn xao dư luận và giao Chánh Thanh tra Bộ Công an làm rõ đúng, sai.
Trước sự việc Công an tỉnh Hải Dương kiểm tra, xử lý đối với xe tải biển số 14C-065.38 chở bạch tuộc vào hồi 23h ngày 27/5/2013 tại thị xã Chí Linh, Hải Dương khiến toàn bộ hơn 2 tấn bạch tuộc trị giá gần 1 tỷ đồng bị phân hủy, hư hỏng hoàn toàn, Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an - đã yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương báo cáo đầy đủ, khách quan toàn bộ diễn biến quá trình giải quyết vụ việc.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công an cũng giao Chánh Thanh tra Bộ Công an kiểm tra lại toàn bộ vụ việc, làm rõ đúng, sai, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo nếu thanh tra bộ phát hiện sai phạm thì phải xử lý nghiêm và nếu sai phạm đó dẫn đến hậu quả thiệt hại thì phải bồi thường. Bộ trưởng yêu cầu kết quả thực hiện phải báo cáo trước ngày 15/6/2013.
Các chủ hàng lô bạch tuộc bất bình đi "bắt đền" Công an tỉnh Hải Dương.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, đêm 27/5, xe tải mang BKS 14C-065.38 chở lô hàng bạch tuộc của các chủ hàng lưu thông từ sân bay Nội Bài về tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, khi xe chạy qua địa phận tỉnh Hải Dương đã bị lực lượng CSGT tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng xe kiểm tra. Thấy lô hàng là bạch tuộc, lực lượng CSGT tỉnh Hải Dương đã thông báo cho phòng cảnh sát môi trường (CSMT) tỉnh Hải Dương.
Sau đó, đội 4 Phòng CSMT đến đưa xe ô tô cùng hàng hóa về lưu giữ tại bãi lưu giữ phương tiện vi phạm hành chính của Công ty TNHH Trường Giang tại số 57 đường Ngô Quyền - TP Hải Dương với lý do lô hàng không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tài xế chở lô hàng là anh Nguyễn Quang Hưng. Anh Hưng cho biết, khi về đến bãi giữ xe, anh Hưng có yêu cầu lập biên bản tạm giữ phương tiện, hiện trạng hàng hóa, nhưng đã không được chấp nhận. Tại trụ sở Phòng CSMT, cán bộ công an xử lý sự việc không lập biên bản tạm giữ phương tiện, không ghi hiện trạng hàng hóa nên anh Hưng đã không ký vào biên bản nội dung làm việc.
Đến khoảng 4 giờ ngày 28/5, anh Hưng được yêu cầu ký vào biên bản làm việc và nhận lại phương tiện cùng hàng hóa nhưng anh Hưng không đồng ý vì biết toàn bộ số bạch tuộc đã bị chết, phân hủy do không được bảo quản theo đúng quy trình.
Chiều ngày 29/5, hơn 10 người dân đại điện cho khoảng 40 chủ hàng ở TPHCM đã đến trụ sở Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hải Dương "bắt đền" lô hàng bạch tuộc tươi sống hơn 2 tấn trị giá khoảng gần 1 tỷ đồng bị đơn vị này tạm giữ đã bị phân hủy bốc mùi nồng nặc.
Xe tải và lô bạch tuộc bị Công an tỉnh Hải Dương giữ.
Đại diện chủ hàng "phản pháo" việc tạm giữ lô hàng của Công an tỉnh Hải Dương bằng thông tư số 32/2012 của Bộ NN&PTNT có quy định "thủy sản không phải kiểm dịch nếu không xuất xứ từ vùng có dịch" trong khi TP.HCM chưa công bố bạch tuộc có dịch nên cho rằng Công an tỉnh Hải Dương giữ hàng sai luật.
Sau đó, phía Công an tỉnh Hải Dương đã phối hợp thành lập đoàn liên ngành của tỉnh Hải Dương gồm: Chi cục Thú ý, Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Phòng Cảnh sát Kinh tế và Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm môi trường, cùng họp bàn giải quyết sự việc.
Theo đó, đoàn liên ngành đã kết luận: Phòng CSMT Công an tỉnh Hải Dương đã làm đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương căn cứ vào các thông tư 06 và 32 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm dịch đối với hàng thủy sản khẳng định lô hàng hơn 2 tấn bạch tuộc của 40 chủ hàng ở huyện Cần Giờ, TPHCM vận chuyển chưa qua kiểm dịch là sai.
Thượng tá Nguyễn Trọng Thái - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Hải Dương - khẳng định, vào lúc 1h15 ngày 28/5, Phòng Cảnh sát môi trường đã có văn bản trả phương tiện cho lái xe và yêu cầu đi kiểm dịch nên trách nhiệm quản lý hàng là của tài xế. Điều các chủ hàng thắc mắc là Công an tỉnh Hải Dương không tiến hành tạm giữ phương tiện và lô hàng thì làm sao phải có văn bản bàn giao trao trả lại phương tiện?
Các chủ hàng cho biết, trong trường hợp vụ việc không được làm sáng tỏ, không nhận được bồi thường chính đáng, họ sẽ đưa vụ việc ra tòa án.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin.
Theo Dantri
Người nhà cán bộ, công an xã cũng làm... cát tặc Cát tặc hoành hành, phá tan nát một khúc sông Lục Nam tại thôn Chản Đồng - Yên Sơn - Lục Nam (Bắc Giang) là hậu quả của việc quản lý đất đai lỏng lẻo. Thậm chí, cả con em cán bộ, công an xã cũng tham gia làm... cát tặc Con em cán bộ, công an xã cũng tham gia làm...cát tặc...