Phát hiện sinh vật giống kỳ nhông tồn tại trước khủng long
Theo các nhà nghiên cứu, loài săn mồi này có kích thước lớn hơn cả người, sử dụng chiếc đầu rộng, phẳng và hàm răng trước để hút và ngoạm con mồi bất ngờ, hộp sọ của nó có kích thước lên đến 60cm.
Hình ảnh phục dựng minh họa loài Gaiasia jennyae. (Nguồn: Science Alert)
Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của một loài sinh vật giống kỳ nhông với bộ nanh sắc nhọn, từng thống trị các vùng nước trước khi khủng long xuất hiện.
Theo nghiên cứu được đăng tải ngày 3/7 trên tạp chí Nature, loài sinh vật trên có tên Gaiasia jennyae, được đặt theo tên tầng đá Gai-As ở Namibia nơi phát hiện hóa thạch, đồng thời để tưởng nhớ nhà cổ sinh vật học Jennifer Clack – người đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về quá trình tiến hóa của động vật bốn chân.
Các nhà khoa học đã phân tích tàn tích hóa thạch của 4 con Gaiasia jennyae được thu thập cách đây khoảng một thập kỷ, bao gồm hộp sọ và một phần xương sống. Sinh vật này được xác định đã tồn tại cách đây khoảng 40 triệu năm trước kỷ Jura, thời điểm khủng long bắt đầu xuất hiện.
Theo các nhà nghiên cứu, loài săn mồi này có kích thước lớn hơn cả người, sử dụng chiếc đầu rộng, phẳng và hàm răng trước để hút và ngoạm con mồi bất ngờ. Hộp sọ của nó có kích thước lên đến 60 cm.
Từ lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu những kẻ săn mồi cổ đại này để tìm hiểu về nguồn gốc của động vật bốn chân – nhóm động vật có khả năng di chuyển trên cạn bằng ngón chân thay vì vây, và sau đó tiến hóa thành động vật lưỡng cư, chim và động vật có vú, bao gồm cả con người.
Video đang HOT
Hầu hết hóa thạch động vật bốn chân thời kỳ đầu được tìm thấy tại các đầm lầy than nóng thời tiền sử dọc theo đường xích đạo ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, những tàn tích mới nhất này, có niên đại cách đây khoảng 280 triệu năm, lại được phát hiện tại Namibia ngày nay – một khu vực ở châu Phi từng bị sông băng và băng tuyết bao phủ.
Điều này cho thấy động vật bốn chân có thể đã phát triển mạnh trong môi trường lạnh giá hơn so với dự đoán trước đây của các nhà khoa học, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi mới về cách thức và thời điểm chúng thống trị Trái Đất.
Tiến sĩ Claudia Marsicano tại Đại học Buenos Aires, đồng tác giả nghiên cứu, nhấn mạnh: “Câu chuyện về những động vật bốn chân đầu tiên phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ đến”./.
Đôc lạ loài sinh vật quý hiếm có thể phát ra tiếng khóc như trẻ em
Kỳ nhông là loài lưỡng cư đặc biệt lớn nhất thế giới. Chúng là những gì còn sót lại từ thời khủng long, các con đực là bậc thầy về việc dùng hang, tổ và có tiếng kêu như tiếng trẻ em khóc.
Hiện chúng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus) là một trong những loài kỳ giông lớn nhất và độc đáo nhất trên thế giới
Nó hoàn toàn sống dưới nước và là loài đặc hữu của các suối và hồ núi đá ở lưu vực sông Dương Tử ở miền Trung Trung Quốc. Loài này có thể dài tới 1,8 mét và nặng gần 60kg
Kỳ nhông cũng thuộc về một giống cổ đại. Họ nhà kỳ giông, tên khoa học là Cryptobranchidae, tồn tại 170 triệu năm về trước
Kỳ nhông khổng lồ Ƭrung Quốc ăn côn trùng, ếch nhái, và cá. Ɲó có thị lực rất kém, vì vậy phụ thuộc vào các đường viền hɑi bên cơ thể (bướu cảm giác) để cảm nhận các rung động trong môi trường xung quɑnh
Những con vật tuyệt vời này đang ngày càng trở nên hiếm trong đời sống tự nhiên. Từ thập niên 1950 tới nay, số lượng kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc đã giảm đi nhanh chóng
Chúng có thể sống tới 30 năm trong tự nhiên và thậm chí tới 60 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Ƭuổi thọ của kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc hoɑng dã và nuôi nhốt khác nhau đến từ thức ăn và điều kiện sống củɑ chúng
Mặc dù là động vật lưỡng cư sống hoàn toàn dưới nước, nhưng kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc vẫn có một lá phổi, được sử dụng chủ yếu để duy trì khả năng nổi trong nước
Con cái của loài này thường đẻ 400-500 trứng trong một ổ đẻ dưới nước, sau đó con đực sẽ bảo vệ ổ cho tới khi trứng nở sau 50-60 ngày
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc được biết là có thể phát ra âm thanh, như tiếng sủa, rên rỉ, rít lên, hay âm thanh như tiếng khóc. Một vài trong số những tiếng kêu của chúng giống với tiếng khóc của một đứa trẻ, và vì thế nó được biết đến trong tiếng Trung Quốc như như "oa oa ngư", nghĩa là cá trẻ con
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc được coi là cực kỳ nguy cấp trong tự nhiên do mất môi trường sống, ô nhiễm và bị săn bắt để chế biến thức ăn và sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc
2 loài thực vật gây kinh ngạc: Một loài có tuổi thọ hơn 2.000 năm, loài thứ hai lớn gấp 4 lần cá voi Trên trái đất có rất nhiều loại sinh vật, hàng trăm triệu năm trước, trước khi con người xuất hiện, trái đất là một thế giới do động vật thống trị, khi đó có đủ sinh vật kỳ lạ. Trên trái đất có rất nhiều loại sinh vật, hàng trăm triệu năm trước, trước khi con người xuất hiện, trái đất là một...